Các thuốc điều trị lỵ trực khuẩn Bệnh lỵ trực khuẩn do trực khuẩn Shigella lây theo đường tiêu hóa gây viêm đại tràng cấp tính.. Tất cả các chủng lỵ đều gây bệnh cho con người nhưng nguy
Trang 1Các thuốc điều trị lỵ trực khuẩn
Bệnh lỵ trực khuẩn do trực khuẩn Shigella lây theo đường tiêu hóa gây viêm đại tràng cấp tính Ở nhiệt độ bình thường (nhiệt độ phòng) trực khuẩn Shigella tồn tại trong nước, thức ăn, rau sống từ 7-10 ngày, trong môi trường tự nhiên (đất, nước bẩn ) trực khuẩn này có thể sống được một vài tháng
Bệnh lỵ trực khuẩn do trực khuẩn Shigella lây theo đường tiêu hóa gây viêm đại tràng cấp tính Ở nhiệt độ bình thường (nhiệt độ phòng) trực khuẩn Shigella tồn tại trong nước, thức ăn, rau sống từ 7-10 ngày, trong môi trường tự nhiên (đất, nước bẩn ) trực khuẩn này có thể sống được một vài tháng Song trực khuẩn Shigella cũng dễ bị tiêu diệt trong nước sôi và các thuốc khử trùng thông thường
Trang 2Trực khuẩn lỵ chia thành 4 nhóm với nhiều týp huyết thanh, cụ thể là:
Nhóm A: Shigella dysenteria có 10 týp huyết thanh
Nhóm B: Shigella flexneri có 6 týp huyết thanh
Nhóm C: Shigella boydii có 10 týp huyết thanh
Nhóm D: Shigella sonnei có 1 týp huyết thanh
Tất cả các chủng lỵ đều gây bệnh cho con người nhưng nguy hiểm nhất là chủng Shigella shiga (týp 1, nhóm A) bởi nó thường gây ra những vụ dịch lớn, kéo dài; thường gây bệnh lỵ nặng hơn, kéo dài hơn và gây tử vong nhiều hơn; kháng thuốc xảy ra phổ biến hơn các chủng khác
Đối với lỵ trực khuẩn cấp tính điển hình mức độ vừa thường là 1-3 ngày sau khi nhiễm trực khuẩn Shigella bệnh nhân đột ngột sốt kèm theo gai rét, người mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ dọc theo khung đại tràng xen lẫn cơn đau quặn và mót đi ngoài Ban đầu phân còn sền sệt, sau đó có nhầy và máu Khác với lỵ amíp (nhầy và máu tách biệt), nhầy và máu của bệnh nhân
lỵ trực khuẩn thường lẫn vào nhau trông giống như nước rửa thịt
Đối với lỵ trực khuẩn cấp tính nhiễm độc mức độ nặng, thường khởi phát giống thể thông thường điển hình nhưng bệnh nhân sẽ nhanh chóng có
Trang 3biểu hiện hội chứng lỵ rất nặng như đau bụng thường xuyên, đi ngoài liên tục thậm chí không đếm được Toàn trạng bệnh nhân thay đổi nhanh chóng, hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc thể hiện rất rõ: sốt cao, sắc mặt phờ phạc, xanh xám, li bì Toàn trạng gầy sút, mất nước (môi khô, mắt trũng, đái ít ), chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ
Khi có triệu chứng lỵ như đã nêu trên, vấn đề chọn thuốc điều trị căn
cứ vào tình trạng bệnh nhân và thể bệnh vừa hay nặng Về nguyên tắc, điều trị lỵ trực khuẩn phải kết hợp điều trị thuốc kháng sinh với điều trị triệu chứng và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý
Dùng thuốc kháng khuẩn
Thuốc kháng khuẩn thường dùng để điều trị lỵ trực khuẩn trước kia là cloramphenicol, tetracyclin, sulfamid, ampicilin, bactrim Ngày nay hầu hết các thuốc trên đã bị các chủng lỵ kháng lại nên tác dụng điều trị rất thấp Căn cứ vào từng thể bệnh, sử dụng các thuốc như sau:
Với thể điển hình mức độ vừa, nên sử dụng thuốc ampicilin Hoặc dùng thuốc trimethoprim phối hợp với sulfamethroxazol Lưu ý khi dùng thuốc nhóm sulfamid, phải cho bệnh nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng tinh thể sulfamid lắng đọng ở thận
Trang 4Với thể nặng, thường là do trực khuẩn lỵ Shigella shiga gây ra vì vậy phải dùng loại thuốc kháng sinh chưa bị kháng thuốc để điều trị Thực tế lâm sàng cho thấy thuốc kháng nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin ) có tác dụng điều trị tốt Tuy nhiên, khi dùng nhóm thuốc kháng sinh này có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, co giật, chóng mặt, nhức đầu; hiếm gặp trường hợp đau khớp, vã mồ hôi, mất ngủ Không dùng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi vì nhóm thuốc kháng sinh này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của sụn khớp Lưu ý, bệnh nhân suy thận, người động kinh, có tổn thương hoặc rối loạn hệ thần kinh trung ương hết sức thận trọng khi dùng nhóm thuốc này Liều dùng cho người lớn là 400mg ciprofloxacin/lần, uống 2 lần trong một ngày, trong 5 ngày; với trẻ em trên 12 tuổi mỗi lần dùng 15mg/1kg cân nặng, 4 lần trong 1 ngày, liên tục trong 5 ngày
Chống mất nước và điện giải
Bệnh lỵ sẽ nặng thêm thậm chí có biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không đánh giá được tình trạng mất nước để bổ sung nước và chất điện giải Nếu bệnh nhân bị mất nước nhẹ thì uống dung dịch oresol theo nhu cầu, hoặc cứ một lần đi ngoài thì uống khoảng 200-300ml Trường hợp bệnh nhân nôn nhiều không thể bù nước và chất điện giải bằng đường uống thì bắt
Trang 5buộc phải truyền dung dịch ringer lactat hoặc dung dịch natriclorua 0,9% kết hợp với dung dịch glucose 5%
Các thuốc chữa triệu chứng
Nếu bệnh nhân sốt, nên dùng thuốc paracetamol để hạ sốt; nếu đau bụng, nên dùng dung dịch benladon liều lượng 15 giọt/lần; dùng thuốc trợ tim như spartein và bổ sung ion kali, ion natri nếu cần thiết
Đặc biệt lưu ý trong điều trị lỵ trực khuẩn là không được dùng thuốc cầm đi ngoài, thuốc giảm đau bụng là các chế phẩm của thuốc phiện như viên opizoic, viên rửa