0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nhóm giải pháp về các hình thức lễ hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CAO ĐÀI PPTX (Trang 64 -91 )

Lễ hội Cao Đài là một trong những lễ hội dân gian của Tây Ninh, tiêu biểu cho những nét đặc sắc của tôn giáo này, đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân cư Tây Ninh. Lễ hội Cao Đài Tây Ninh vừa biểu hiện được tâm thức của người dân Tây Ninh, vừa lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống, vì thế có sức hấp dẫn riêng, đặc biệt thu hút không chỉ tín đồ người dân Tây Ninh mà còn là ngày hội của cư dân vùng Nam Bộ. Lễ hội Tây Ninh có thể xem là một hiện tượng văn hóa đặc sắc cần được giữ gìn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương, làm phong phú thêm đời sống tinh thần người dân Tây Ninh, thực hiện xây dựng "Đẹp đời, tốt đạo" trong sinh hoạt tôn giáo.

* Vấn đề lễ hội ở Tây Ninh trong thời gian qua.

Lễ hội Tây Ninh, đặc biệt là lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng là hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo, đặc thù, thể hiện bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Ninh, có sức thu hút đặc biệt đối với đông đảo nhân dân. Trong suốt thời gian dài của lịch sử

hình thành và phát triển vùng đất này, lễ hội tôn giáo - tín ngưỡng vẫn được duy trì một cách bền bỉ, như một nghi thức thiêng liêng của tôn giáo. Cùng với việc phục hồi lễ hội một cách mạnh mẽ ở các địa phương trong cả nước những năm gần đây, các lễ hội tôn giáo tín ngưỡng của Tây Ninh cũng phát triển với quy mô ngày càng lớn, thu hút không chỉ cư dân địa phương mà còn cả vùng Nam Bộ tham gia. Những lễ hội ấy đã góp phần to lớn vào việc xây dựng đời sống tinh thần của người dân Tây Ninh. Điều quan trọng nhất là lễ hội đã đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, nhu cầu tâm linh của người dân tạo được sự cộng cảm trong lễ hội, củng cố mối đoàn kết cộng đồng, những lễ hội ở Tây Ninh trong thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu này. Những lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng ở Tây Ninh đã thật sự là ngày hội của quần chúng, người dân đến đó không chỉ để ngưỡng vọng các đấng thiêng liêng, thần linh, mà còn trở về với thiên nhiên chiêm ngưỡng cái đẹp trong các công trình kiến trúc, di tích, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa huyền thoại của lễ hội địa phương và để cùng vui chơi, hòa nhập với cộng đồng. Tác dụng của lễ hội là đã phần nào giải thoát những ẩn ức, bế tắc của đời thường, của tâm hồn, để bước vào cuộc sống một cách tốt đẹp hơn. Đặc biệt, lễ hội Cao Đài - một tôn giáo có cơ sở xã hội chặt chẽ thì dù là lễ hội cá nhân, lễ hội gia đình hay lễ hội cộng đồng, đều được tổ chức một cách chu đáo với sự tham gia của toàn thể cộng đồng một cách tự nguyện. Đó là một nét cần được phát huy trong lễ hội của tôn giáo này.

Có thể nhận thấy rằng từ sự phục hồi của lễ hội, hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa cũng được phục hồi, tôn tạo. Một loạt các công trình di tích, danh thắng, kiến trúc đã được xây dựng, sửa chữa lại trong thời gian qua ở Tây Ninh theo hướng xã hội hóa, ngày càng đẹp hơn như các chùa ở Núi Bà, các công trình trong Tòa thánh, các đình ở địa phương... có thể nói không gian lễ hội được nâng lên về mặt giá trị thẩm mỹ, trở thành niềm tự hào của địa phương là niềm chiêm ngưỡng của khách thập phương khi đến dự hội, đồng thời làm tăng tính chất thiêng liêng, tính tôn nghiêm và tính thẩm mỹ, đem lại chiều sâu tư tưởng triết lý cho hội.

Việc phục hồi các lễ hội cũng là quá trình tìm lại và lưu giữ, phát triển những loại hình văn hóa dân gian ở Tây Ninh. Nếu ở lễ hội Cao Đài có dàn nhạc

dân tộc múa tứ linh và rồng nhang, biểu diễn trống Sayam, trưng bày lễ phẩm chèo thuyền đưa linh... thì nghệ thuật múa bóng rỗi trong lễ dâng bông dâng mâm ở Chùa Bà trong lễ hội Bà Đen, lễ Bà Thiên Hậu, nghệ thuật hát chập địa nàng trong lễ hội Miếu, nghệ thuật xây chầu đại bội - hát bội trong lễ hội kỳ yên ở đình... là những nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc, cần được giữ gìn và phát triển hiện nay. Chính lễ hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện điều này, làm cho đời sống tinh thần người dân thêm phong phú đặc sắc.

Lễ hội Tây Ninh tuy đã góp phần vào sự phát triển kinh - văn hóa - xã hội, và đem lại đời sống tinh thần phong phú cho nhân dân, nhưng chính nó cũng để lại nhiều tác hại, đặt ra những vấn đề cần giải quyết về tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường. Do đó đi đôi với việc tổ chức tốt các hình thức lễ hội. Các ngành chức năng cần có biện pháp để tổ chức và quản lý tốt các nơi lễ hội tránh làm mất vẻ mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các tượng phật, vật thờ và ảnh hưởng đến sức khỏe người đi hội.

* Những nguyên tắc chủ yếu trong việc xây dựng đời sống tinh thần thông qua các hình thức lễ hội.

Để phát huy được những giá trị truyền thống của các hình thức lễ hội trong việc xây dựng đời sống tinh thần, cần phải tuân thủ các tư tưởng chủ đạo như sau:

Một là, xác định nhu cầu lễ hội tôn giáo của người dân như một thực tế xã

hội, nhìn nhận nó một cách biện chứng trong mối quan hệ trong các lĩnh vực khác của đời sống, coi đó là một bộ phận văn hóa để có biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp văn hóa, đạo đức Việt Nam.

Hai là, lễ hội được phép tổ chức phải là những lễ hội đáp ứng được mục

đích: giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử, văn hóa, trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; tưởng nhớ công đức các danh nhân lịch sử, văn hóa, những người có công ích với dân với nước (nhân thần, thiên thần); tìm hiểu, thưởng ngoạn, các giá trị văn hóa thông qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nghệ thuật; vui chơi và giải trí lành mạnh, giữ gìn phát huy vốn văn hóa

truyền thống và phong tục tập quán dân tộc; đáp ứng nhu cầu tâm linh của xã hội [13, 230-231].

Thứ ba, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, giúp Cao Đài

cũng như những tôn giáo khác phát huy được tính tích cực của tôn giáo, thể hiện trong giáo lý, nghi thức, lễ hội... trên cả hai phương diện văn hóa và đạo đức. Lễ hội phải đảm bảo được tính thẩm mỹ dân tộc trong cả phần lễ và hội.

Thứ tư, giáo dục nâng cao dân trí, xây dựng con người có văn hóa, hiểu

biết, ứng xử văn minh để đến với tôn giáo, lễ hội không như một thói quen, một sự tò mò, mà là nhu cầu tinh thần, nhu cầu tâm linh thật sự.

*Những biện pháp quản lý các hình thức lễ hội Cao Đài

Cao Đài Tây Ninh là một tôn giáo mới đang tồn tại và đã được Ban tôn giáo chính phủ chính thức công nhận tư cách pháp nhân tổ chức giáo hội vào ngày 9/5/1997, vì thế quản lý lễ hội Cao Đài cần phải theo đúng pháp luật và các chính sách về tôn giáo, thể hiện trên các mặt sau:

- Ngành văn hóa thông tin Tây Ninh, phối hợp cùng Ban tôn giáo tỉnh biên soạn những nội dung, giải pháp quản lý phù hợp với đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội của địa phương.

- Xác định vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là huyện Hòa Thành - nơi tọa lạc của Tòa thánh Tây Ninh, trong việc tổ chức, quản lý lễ hội theo sự phân cấp cụ thể từng lĩnh vực.

- Có những quy định cụ thể về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, cảnh quan văn hóa... trong lễ hội. Tăng cường phối hợp các cấp trong việc kiểm tra các vi phạm về mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội hoặc các hoạt động có nội dung phản động đồi trụy trong những ngày cao điểm của lễ hội.

- Thực hiện tự do tín ngưỡng, tự do mở hội, nhưng không thể để các cơ sở tôn giáo Cao Đài trong tỉnh lợi dụng điều này để mở hội tràn lan, nhằm khuyếch trương thế lực của Cao Đài. Thực trạng hiện nay là Cao Đài đang lấn dần sang các lễ hội dân gian, nhất là lễ hội Đình - Miếu, từ việc giúp dàn nhạc, nhà lắp ghép đã

dần dần thực hiện luôn các nghi lễ cung đình - theo nghi thức Cao Đài làm mất đi bản sắc nguyên thủy của lễ hội đình.

- Hiện nay các lễ hội của Cao Đài từ Trung ương đến lễ hội cá nhân như: lễ cưới, lễ tang còn rất rườm rà, cầu kỳ, gây lãng phí, phô trương nặng về hình thức, nhưng tính giáo dục, chiều sâu tư tưởng không cao, cần có sự bàn bạc kỹ giữa Ban tôn giáo với các ngành chức năng và Hội đồng chưởng quản Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, để lễ hội tiến hành tốt hơn. Nếu có thể, tổ chức soạn lại từng lễ thức phù hợp với nếp sống văn hóa mới để cùng xem xét và thực hiện nhằm đem lại tác dụng tích cực cho việc xây dựng đời sống tinh thần ngày càng tốt hơn.

* Phát huy sự độc đáo của bản sắc văn hóa địa phương thông qua lễ hội Cao Đài.

Lễ hội Cao Đài là một trong những sinh hoạt tôn giáo văn hóa đặc sắc của Tây Ninh, thể hiện bản sắc văn hóa địa phương góp phần quan trọng trong đời sống tinh thần người dân Tây Ninh. Vì thế những giá trị truyền thống tích cực của nó cần được bảo tồn, phát huy và phổ biến.

- Các loại hình nghệ thuật trong lễ hội Cao Đài như dàn nhạc dân tộc, trống Sayam, cộ tiên, múa tứ linh và rồng nhang, nghệ thuật trưng bày quả phẩm... đều là những nghệ thuật dân gian độc đáo của cộng đồng người Việt và Khơme ở Tây Ninh. Những loại hình này cần được khai thác để đưa vào phục vụ các đối tượng công chúng rộng rãi trong các sinh hoạt cộng đồng như ngày tết, các ngày lễ kỷ niệm lịch sử của dân tộc ta và các ngày lễ hội tôn giáo.

- Trên những cơ sở khảo cứu về lễ hội Cao Đài, các ngành chức năng cần biên soạn, xây dựng lại thành những nội dung giới thiệu, thuyết minh, những tài liệu cơ bản để giới thiệu khách tham quan bằng những phương tiện thông tin đại chúng, tránh không để cho những người quản lý Tòa thánh tự tiện giới thiệu, giải thích theo khuynh hướng mê tín, thần bí của tôn giáo.

- Đền thánh Tây Ninh - nơi diễn ra lễ hội Cao Đài là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm, biểu hiện kiến trúc á Đông gần gũi,

với nhiều biểu tượng thể hiện vũ trụ quan truyền thống dân tộc Việt Nam, thu hút đông đảo khách thập phương đến chiêm bái. Tỉnh cần có chủ trương tôn tạo, bảo vệ chặt chẽ làm cho khu di tích - kiến trúc này ngày càng thêm vẻ mỹ quan góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh và xây dựng đời sống tinh thần phong phú lành mạnh theo hướng "tốt đời, đẹp đạo".

Kết Luận

Hơn bảy thập kỷ trôi qua, tôn giáo Cao Đài trải qua biết bao thăng trầm biến đổi trong sự hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, và ngày nay đang tiếp tục hoạt động dưới chế độ xã hội mới. Sự hiện diện của nó đã để lại những dấu ấn thật khó phai mờ trong lịch sử dân tộc. Cho đến nay với trên 2 triệu tín đồ Cao Đài thuộc cư dân vùng Nam Bộ, đặc biệt tập trung ở Tây Ninh, tôn giáo Cao Đài vẫn đang là một hiện tượng xã hội đặc biệt đáng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.

Vì vậy, từ góc độ triết học, luận văn góp phần xây dựng một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về tôn giáo Cao Đài. Đó là sự phân tích tính tất yếu của quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của tôn giáo Cao Đài trong cư dân vùng Nam Bộ từ năm 1926 đến nay và bước đầu phân tích đánh giá những ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống tinh thần ở Tây Ninh qua việc nghiên cứu thế giới quan và nhân sinh quan của đạo Cao Đài. Đặc biệt từ việc nghiên cứu giáo lý và sự thờ phụng; nghiên cứu về tổ chức; và những sinh hoạt lễ nghi của người Cao Đài với tính cách một hình thái ý thức xã hội đặc thù để thấy những ảnh hưởng hai mặt của nó cùng với hệ thống giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy tích cực trong tôn giáo Cao Đài để góp phần xây dựng đời sống tinh thần người dân Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay.

Từ việc nghiên cứu, phân tích các yếu tố khác nhau tạo thành của tôn giáo Cao Đài như: giáo lý và sự thờ phụng Đức Chí Tôn; nghi lễ, biểu tượng; tín đồ... luận văn kết luận đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa ở vùng nông thôn Nam Bộ.

Từ việc phân tích quá trình tồn tại trong nhiều vị thế khác nhau qua các giai đoạn lịch sử, thì tính tất yếu của mối liên hệ giữa Cao Đài với các nền chính trị là: hoặc gắn kết, hoặc chống lại. Từ đó kết luận rằng nếu chế độ chính trị này xô đẩy, phủ nhận thì cộng đồng tôn giáo Cao Đài sẽ nghiêng về phía chính trị đối lập và trở thành một lực lượng hùng hậu mạnh mẽ cho phía đối lập.

Luận văn bước đầu phân tích những ảnh hưởng của tôn giáo Cao Đài trên các lĩnh vực đời sống tinh thần như: chính trị, lối sống, đạo đức văn hóa nghệ thuật. Qua đó đề ra một số giải pháp vừa để khắc phục mặt hạn chế vừa để phát huy mặt tích cực của tôn giáo Cao Đài, nhằm xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, hướng các hoạt động tôn giáo vào tín ngưỡng đơn thuần,giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho người dân Tây Ninh có được đời sống sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân gian trong tình đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện " tốt đời, đẹp đạo".

Tất cả những vấn đề trên cũng mới là phác thảo bước đầu, cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn, sâu sắc hơn ở các chuyên đề chuyên biệt.

Luận văn xin có một số kiến nghị sau:

1. Tây Ninh là địa phương trung tâm của giáo phái Cao Đài với số lượng tín đồ toàn tỉnh chiếm đến hơn 50% đồng bào tôn giáo,trong đó Cao Đài có số đông chiếm đến hơn 2/3 tín đồ. Vì thế cần đổi mới cách tiếp cận đối với tôn giáo nói chung và Cao Đài nói riêng để vượt qua những ấn tượng do lịch sử để lại nhằm làm tốt công tác vận động tôn giáo, thu hút tín đồ vào các tổ chức quần chúng tạo mối quan hệ gắn bó giữa đạo và đời.

2. Đầu tư cho chiến lược nghiên cứu tôn giáo Cao Đài và xây dựng đội ngũ các nhà "Cao Đài học" tận tâm nghiên cứu, có năng lực khái quát, đề xuất kịp thời các đối sách thích hợp với tình hình.

3. Mặt trận, Dân vận nên cử người vào "Hội đồng chưởng quản" để hướng dẫn tổ chức này hoạt động đúng mục đích.

4. Cần xem xét chọn lọc và cho phép in lại Tân luật và Pháp chánh truyền để chủ động định hướng tôn giáo này đi vào tu hành thật sự phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước ta.Vì đối với đạo Cao Đài đây là luật lệ căn bản để họ hoạt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: GIẢI PHÁP PHÙ HỢP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO CAO ĐÀI PPTX (Trang 64 -91 )

×