Nghiện rượu gây loãng xương Chứng nghiện rượu mạn tính gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể. Các bệnh lý phổ biến do rượu gây ra là xơ gan, suy tim, rối loạn thần kinh, tâm thần tuy nhiên chỉ mới gần đây người ta mới phát hiện được tác dụng của rượu lên mô xương. Uống rượu ảnh hưởng thế nào đến khối lượng xương? Đa số các nghiên cứu tập trung đánh giá mối liên quan giữa ảnh hưởng của chứng nghiện rượu mạn tính lên mật độ khoáng hóa của xương. Các nghiên cứu cho thấy nam giới nghiện rượu mạn tính có mật độ xương (MĐX) giảm sút. Uống càng nhiều rượu thì khối lượng xương càng giảm sút. Nghiên cứu Fragmingham cho thấy sự mất xương ở vùng mấu chuyển lớn xương đùi cao hơn ở nhóm người uống nhiều hơn 207ml/ngày so với người dùng ít hơn 28ml/ngày. Khó mà đánh giá được tác dụng riêng rẽ của rượu lên mô xương, vì có rất nhiều yếu tố khác gây nhiễu như thói quen hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại, gầy sút cân, suy dinh dưỡng, suy sinh dục, bệnh gan Ở những người nghiện rượu, bệnh xương do rượu không phải do ức chế hormon PTH hay rối loạn chuyển hóa vitamin D, mà do ức chế tái tạo xương, do rượu có tác dụng gây độc trực tiếp lên các tế bào tạo xương. Các nghiên cứu mô học và sinh hóa trên xương của những người nghiện rượu nhưng chưa dẫn đến suy gan cho thấy quá trình tạo xương mới bị suy giảm dẫn đến tiêu xương dần dần. Tuy nhiên nếu uống rượu vừa phải thì lại có tác dụng bảo vệ xương. Những người uống rượu vừa phải, đặc biệt là nữ giới lại có MĐX cao hơn. Nghiên cứu của Bernado ở California (Mỹ) chứng tỏ uống rượu ở mức độ xã giao (46g/ngày ở nam giới và 32g/ngày ở nữ giới) làm tăng MĐX cả ở nam giới và nữ giới. Uống rượu với mức độ vừa phải từ 1-3 cốc rượu vang mỗi ngày làm tăng MĐX của những người phụ nữ cao tuổi (>75 tuổi). Nghiên cứu trên phụ nữ có tuổi (từ 65-77) cho thấy uống rượu làm tăng đáng kể MĐX: 10% ở cột sống, 4,5% ở xương toàn thân, và 6% ở xương cẳng tay. Tác dụng bảo vệ của rượu có thể do rượu kích thích làm tăng nồng độ của hormon sinh dục nữ estradiol hay làm tăng tiết hormon calcitonin có tác dụng bảo vệ xương. Do vậy Rapuri cho rằng phụ nữ trên 65 tuổi uống rượu với liều từ 28,6 - 57,2g/tuần thì có lợi cho sức khỏe. Uống nhiều rượu có làm tăng tỷ lệ mắc chứng loãng xương và tỷ lệ gãy xương do loãng xương? Các nghiên cứu dịch tễ từ năm 1970 - 1991 của Latinen cho thấy lạm dụng rượu thường kết hợp với gãy xương cột sống và tứ chi. Khoảng 25% nam giới và 4% nữ giới phải nhập viện vì gãy xương chi dưới là những người nghiện rượu. Một nghiên cứu trên 107 người nghiện rượu mạn tính cho thấy tỷ lệ gãy xương trong nhóm này cao gấp 4 lần so với nhóm chứng. Nghiện rượu làm tăng tỷ lệ tai nạn và té ngã lên tới 17-77%. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên hệ giữa rượu và chấn thương có và không gây gãy xương ở phụ nữ, tất nhiên tỷ lệ chấn thương ở phụ nữ thường thấp hơn ở nam giới vì nữ giới uống rượu ít hơn. Chứng nghiện rượu được coi là nguyên nhân gây loãng xương ở nam giới trong 17-36% các trường hợp. Uống rượu ở mức độ trung bình cũng làm tăng nguy cơ gãy xương cột sống lên 2,4 lần. Nghiên cứu MEDOS cho thấy không có liên quan giữa uống rượu và gãy cổ xương đùi ở nam giới. Một nghiên cứu trên 31.785 người đã xác định được ngưỡng uống rượu là 168g/tuần với phụ nữ và 236g/tuần đối với nam giới nếu uống quá ngưỡng đó thì sẽ tăng tỷ lệ gãy cổ xương đùi. Tóm lại lạm dụng rượu có thể coi là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương, đặc biệt ở nam giới. Việc uống rượu ở mức độ vừa phải không ảnh hưởng đến xương, thậm chí còn có tác dụng tốt lên MĐX, đặc biệt ở nữ giới. Dùng rượu ở người vị thành niên còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rượu ức chế tăng trưởng xương, làm giảm chiều cao, mặc dù sự ức chế tiêu cực này có thể dừng lại nếu bỏ rượu. . Nghiện rượu gây loãng xương Chứng nghiện rượu mạn tính gây rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể. Các bệnh lý phổ biến do rượu gây ra là xơ gan, suy tim, rối. vì gãy xương chi dưới là những người nghiện rượu. Một nghiên cứu trên 107 người nghiện rượu mạn tính cho thấy tỷ lệ gãy xương trong nhóm này cao gấp 4 lần so với nhóm chứng. Nghiện rượu làm. D, mà do ức chế tái tạo xương, do rượu có tác dụng gây độc trực tiếp lên các tế bào tạo xương. Các nghiên cứu mô học và sinh hóa trên xương của những người nghiện rượu nhưng chưa dẫn đến suy