Ẩn họa từ lọ thuốc sơn móng và cách hóa giải Sơn móng tay, móng chân là một cách làm đẹp của phụ nữ. Những ẩn họa trong những lọ sơn màu ấy có thể tránh được không? Tác hại thuốc sơn móng Có nhiều loại với mức độ hại khác nhau: - Loại tẩy lớp sơn cũ (1): Là một dung dịch có tính tẩy, làm trôi màu sơn cũ gồm aceton, toluen, benzen, cồn ethyl (hay amyl-ethyl-butyl) acetat, dầu ethyl oleat, butystearat, dầu ôliu, spermacetin, chất tạo mùi. - Loại sơn tạo ra màu (2): Là hỗn hợp gồm nitrocellulose, butyl (hay etyl) acetat, toluen, dibutylphtalat, các ester alkyl (hay amyl, acetat), các hydrocarbua vòng và thẳng, các keton (methyl, ethyl, acetyl), acid phophoic, phẩm màu, gôm, dầu bóng. - Loại làm bóng giữ màu (3): Là hỗn hợp giữ cho màu ổn định, không bị tróc, sáng bóng hơn gồm celluloid và amylacetat, aceton. Trong số này có một số chất đáng chú ý: Aceton khi hít vào sẽ tạo cảm giác say, mất thăng bằng giống như nghiện rượu và có hại cho phổi, khi dây ra da sẽ làm ngứa, mẩn đỏ vùng quanh móng, quanh khóe mắt, cổ, làm cho móng bạc màu, có đốm đen, bị giòn, xơ xác. Các chất hữu cơ bay hơi sẽ gây độc cho hệ hô hấp và toàn thân cùng với một số độc hại đặc hiệu tại chỗ: Benzen khi hít vào sẽ hấp thu rất nhanh, rồi vào gan, tủy sống, tế bào mỡ. Trước hết, tác động tới các chất trong tủy xương tạo ra các chất chuyển hóa có hại cho sự tạo máu; sau đó gắn vào các chất cao phân tử (như protein), các chất của hệ di truyền (AND và ARN) gây trở ngại cho tăng trưởng, tái tạo, thậm chí gây ra các đột biến tế bào. Biểu hiện ngộ độc thường gặp là: gây choáng váng, mệt mỏi, kém sáng suốt, gây thiếu máu, giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, ung thư bạch cầu, ung thư hạch (kiểu Hodgkin lymphoma). Toluen khi hít vào sẽ được hấp thu rất nhanh, phân bố vào não, gan, thận, có ái lực đặc biệt với mô thần kinh, gây độc cho hệ thần kinh rất nhanh, đặc biệt dễ gây độc cho phụ nữ có thai. - Loại tẩy làm sạch các vết bẩn, vết ố vàng (do thuốc lá) (4): Chúng gồm các chất ôxy hóa (như titandioxid, zincperoxid) petrolatum, dầu khoáng, chất tạo mùi. - Loại làm cứng (5): Là chất giữ cho móng khỏi bị xây xước, có thể là formaldehyt hay polyester, acrylic và polynamid. - Loại làm trắng móng (6): Là kem hay hỗn dịch gồm titandioxid, sáp ong, bơ ca cao, cồn benzoyl, cồn cetyl, glyceryl, monostearat, dầu hạnh nhân, petrolatum, nước. Ba loại đầu (1-2-3) độc, nguy hiểm hơn 3 loại sau (4-5-6). Cách giảm tác hại: - Giữ cho móng sạch không bị khô: Trước khi sơn cần làm sạch (sơn cũ, vết ố, vết bẩn): Không nên cạo. Nếu chỉ có sơn cũ thì tẩy bằng aceton (loại 1), nếu có vết ố vàng, vết bẩn thì nên dùng loại tẩy các vết này (loại 4). Sau đó dùng chổi cọ (chuyên dùng) cọ nhẹ cho sạch. Khi chưa kịp sơn lại nên xoa lên móng một chút kem giữ ẩm. Muốn sơn thấm tốt và giữ màu phải chờ cho móng khô. - Không làm hư móng, rách da. Tỉa móng từng tý một, không làm xước, rách móng và các vùng da xung quanh. Nếu làm xước, rách hình dạng móng sẽ xấu đi, sơn thấm vào móng, vào da, gây độc. - Không làm dây sơn ra nơi khác: Thợ làm móng tay nên dùng khẩu trang, găng tay mỏng khi tiếp xúc với thuốc sơn. Không làm dây ra da mình và da khách hàng. Thợ sau khi làm xong việc, khách sau khi móng đã khô cần làm sạch tay chân ngay. - Dụng cụ làm móng: Ngoài tác hại của thuốc sơn, thợ và khách còn có thể bị hại do nhiễm khuẩn từ dụng cụ (không tiệt khuẩn) và nhiễm khuẩn chéo (dùng dụng cụ chung cho nhiều người). Bên cạnh thợ làm móng ở hiệu, còn khá đông thợ làm móng dạo. Dụng cụ thợ làm móng dạo (và cả một số ít hiệu) rất sơ sài, ít nên không làm tốt việc tiệt khuẩn và dùng riêng cho từng khách. Có thợ lại không khéo léo làm rách, xước móng, da nên dễ gây ra nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn chéo. Trong khi có nhiều bệnh lây qua đường máu thông thường (như phong, viêm gan B), nguy hiểm (như HIV/AIDS) thì việc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn chéo là thực sự nguy hiểm. Nếu làm đúng thủ thuật, biết cách giữ gìn, thợ làm móng và khách vẫn làm đẹp được song có thể tránh các tác hại kể trên. . Ẩn họa từ lọ thuốc sơn móng và cách hóa giải Sơn móng tay, móng chân là một cách làm đẹp của phụ nữ. Những ẩn họa trong những lọ sơn màu ấy có thể tránh được không? Tác hại thuốc sơn móng. cho móng khô. - Không làm hư móng, rách da. Tỉa móng từng tý một, không làm xước, rách móng và các vùng da xung quanh. Nếu làm xước, rách hình dạng móng sẽ xấu đi, sơn thấm vào móng, vào da,. làm móng: Ngoài tác hại của thuốc sơn, thợ và khách còn có thể bị hại do nhiễm khuẩn từ dụng cụ (không tiệt khuẩn) và nhiễm khuẩn chéo (dùng dụng cụ chung cho nhiều người). Bên cạnh thợ làm móng