Glôcôm và thuốc điều trị Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa. Ở Việt Nam, từ lâu glôcôm được biết đến trong dân gian với tên “thiên đầu thống”. Ngày nay, glôcôm được coi là một nhóm bệnh có nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là khi toàn phát thì nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt gây lõm và teo thị thần kinh, dẫn tới tổn hại thị trường. Có 2 thể glôcôm nguyên phát là glôcôm góc đóng nguyên phát và glôcôm góc mở nguyên phát với cơ chế bệnh sinh và triệu chứng lâm sàng khác nhau. Glôcôm góc đóng nguyên phát Cơn glôcôm góc đóng cấp điển hình: - Bệnh thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. - Biểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, mắt đỏ và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi. Khi có những triệu chứng trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời để bệnh nhân đỡ đau nhức. Điều trị Điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp phải tiến hành khẩn trương, tích cực để hạ nhãn áp, giảm đau và an thần cho bệnh nhân. Tại mắt, tra pilocarpin 1%-2%, cứ 1giờ/lần, duy trì đến khi nhãn áp hạ thì tra 3-4lần/ngày. Toàn thân: Uống acetazolamid 0,25g x 2-4 viên/24 giờ. Nếu bệnh nhân nôn nhiều không uống được thuốc thì tiêm tĩnh mạch diamox 500mg x 1 ống. Tuy nhiên điều trị nội khoa chỉ hỗ trợ cho điều trị phẫu thuật. Cần lựa chọn phẫu thuật thích hợp tương ứng với mức độ và giai đoạn bệnh. Nếu bệnh nhân đến sớm, nhãn áp điều chỉnh bằng thuốc tra pilocarpin, góc tiền phòng đóng dưới 180 độ thì có chỉ định cắt mống mắt chu biên bằng laser hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật lỗ dò đặt ra khi bệnh nhân đến muộn, mặc dù dùng thuốc góc tiền phòng vẫn đóng trên 180 độ. Glôcôm góc đóng nếu không được điều trị kịp thời thì cơn kịch phát sẽ tái diễn nhiều lần, bệnh tiến triển một cách trầm trọng dẫn tới mù lòa. Glôcôm góc mở nguyên phát Triệu chứng lâm sàng - Glôcôm góc mở nguyên phát xuất hiện âm thầm, tiến triển chậm trong thời gian dài, thị lực trung tâm thường được bảo tồn đến giai đoạn muộn của bệnh nên bệnh nhân không nhận thấy thị lực của mình đang giảm đi cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển với tổn hại nặng thị thần kinh và thị trường. - Đa số bệnh nhân không cảm thấy đau nhức mắt, một số trường hợp đôi khi thấy mắt căng tức nhẹ thoáng qua hoặc nhìn mờ như qua một màn sương rồi tự hết, những triệu chứng trên thường không rõ ràng nên bệnh nhân ít để ý đến. Điều trị Mục đích điều trị glôcôm góc mở là hạ nhãn áp xuống dưới mức không thể gây tổn hại thêm cho thị thần kinh và chức năng thị giác. Cần lựa chọn phương pháp điều trị an toàn nhất, ít ảnh hưởng đến đời sống bệnh nhân nhất. Điều trị glôcôm góc mở luôn bắt đầu bằng các thuốc tra tại chỗ, bằng laser. Điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra khi áp dụng các biện pháp trên không kết quả. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc tra mắt điều trị glôcôm góc mở: - Nhóm hủy beta-adrenergic: cơ chế là làm giảm tiết thủy dịch, biệt dược phổ biến trên thị trường là betoptic (0,25%; 0,5%), timolol (0,25%; 0,5%) - Nhóm cường adrenergic: cơ chế làm tăng lưu thông thủy dịch qua vùng bè và qua đường màng bồ đào - củng mạc. Biệt dược là epinephrin (0,25% - 2%), alphagan P 0,15% - Nhóm cường cholinergic: cơ chế làm co rút cơ thể mi, kéo vào cựa củng mạc và vùng bè, do đó làm tăng lưu thông thủy dịch. Biệt dược là pilocarpin (0,5% - 4%). - Nhóm prostaglandin: có tác dụng hạ nhãn áp rất tốt bằng tăng lưu thông thuỷ dịch qua đường màng bồ đào - củng mạc. Biệt dược là travatan 0,004% , lumigan 0,03% Tuy nhiên điều trị bằng các thuốc tra tại chỗ đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị trong suốt cuộc đời dưới sự theo dõi định kỳ của bác sĩ, 3-6 tháng/lần. Đối với những bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng kinh tế để dùng thuốc suốt đời, hoặc những bệnh nhân ở quá xa, điều kiện đi lại khó khăn, nên xem xét điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân. Theo dõi Yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị glôcôm là theo dõi hợp lý. Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật nên được kiểm tra mắt, đo nhãn áp 3 tháng/lần trong một năm đầu, sau đó cứ 6 tháng - 1năm/lần. Đối với bệnh nhân glôcôm góc mở điều trị bằng thuốc tra tại mắt, phải đi khám và kiểm tra nhãn áp 2 tháng/lần, kiểm tra thị trường và khám lại đáy mắt 3-6 tháng/lần. Nếu thấy nhãn áp tăng lên cần điều chỉnh chế độ thuốc để làm hạ nhãn áp xuống mức an toàn. . Glôcôm và thuốc điều trị Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa. Ở Việt Nam, từ lâu glôcôm được biết đến trong dân gian với tên “thiên đầu thống”. Ngày nay, glôcôm. để ý đến. Điều trị Mục đích điều trị glôcôm góc mở là hạ nhãn áp xuống dưới mức không thể gây tổn hại thêm cho thị thần kinh và chức năng thị giác. Cần lựa chọn phương pháp điều trị an toàn. khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời để bệnh nhân đỡ đau nhức. Điều trị Điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp phải tiến hành khẩn trương, tích cực để hạ nhãn áp, giảm đau và an thần cho bệnh