Cây thuốc vị thuốc Đông y - LƯỢC VÀNG Cây Lược vàng Tên khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm. Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson, họ Thài lài (Commelinaceae). Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân đứng cao từ 15-40 cm, có thân bò ngang trên mặt đất. Thân chia đốt và có nhánh. Đốt ở phía thân dài từ 1-2 cm, ở nhánh có thể dài tới 10 cm. Lá đơn, mọc so le, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, 15-20 cm x 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới, mọng nước. Bẹ lá ôm khít lấy thân. Mép lá nguyên, thường có mầu vàng khi lá già. Gân lá song song. Lá thường có mầu tím ở những cây có nhiều ánh sáng. Hoa hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chùm. Cụm hoa không cuống, gồm 6-12 bông. Hoa mầu trắng, có cuống, cuống hoa dài 1 mm. Lá bắc ngoài cụm hoa hình vỏ trấu, 1 cm x 1 cm, mầu vàng. Lá bắc của hoa hình lòng thuyền, kích thước 1,5 mm x 3 mm, phần dưới trắng, phần trên xanh, mép nguyên, có lông mịn phía dưới. Tràng 3, hình trứng, kích thước khoảng 1 mm x 2,5 mm, mầu trắng, mép nguyên. Nhị 6, rời, chỉ nhị dài khoảng 1,5 mm, phần dưới dính với cánh hoa, bao phấn hình hạt đậu, kích thước khoảng 1/3 x ¼ mm, đính vào hai bên trung đới. Bầu trên, 3 ô, cao khoảng 0,5 mm, vòi nhụy hình trụ, dài khoảng 1,5 mm, núm nhụy hình chổi. Bộ phận dùng: Toàn cây Phân bố: Cây có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa). Nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội. Thành phần hóa học: Các lipid gồm: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides. Các acid béo: paraffinic, olefinic. Acid hữu cơ. Các sắc tố caroten, chlorophyl. Phytosterol. Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu. Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D- glucopyranoside). Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy. Công dụng: Việc sử dụng cây Lược vàng làm thuốc mới chỉ được công bố ở Nga theo bài viết của tác giả Vladimir-Ogarkov đăng trên tạp chí sức khỏe và đời sống của Nga. Cây Lược vàng được dùng để chữa bệnh đường dạ dày ruột, túi mật, lá lách và cả bệnh hen phế quản, dị ứng và ung thư. Các chế phẩm thuốc từ Lược vàng cũng có hiệu quả làm ngừng đau, trừ ngứa, làm liền sẹo, bỏng, chấn thương và gãy xương. Ở Việt Nam, đặc biệt ở Thanh Hóa, nhiều người ở câu lạc bộ Hàm Rồng đã sử dụng cây Lược vàng để chữa rất nhiều bệnh theo kinh nghiệm dân gian Nga như: viêm họng, viêm phế quản, tê liệt chân tay, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng. Liều dùng, cách dùng: Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng rượu ngâm lá. Ghi chú: Không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp. . C y thuốc vị thuốc Đông y - LƯỢC VÀNG C y Lược vàng Tên khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, c y bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm. Tên. chlorophyl. Phytosterol. Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu. Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D- glucopyranoside) th y. Công dụng: Việc sử dụng c y Lược vàng làm thuốc mới chỉ được công bố ở Nga theo bài viết của tác giả Vladimir-Ogarkov đăng trên tạp chí sức khỏe và đời sống của Nga. C y Lược vàng