Các bệnh thường gặp vào mùa nóng Mùa nắng nóng (từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm) ngoài việc gây oi bức, mất nước, gây cảm giác khó chịu cho cơ thể thì còn là nguyên nhân của nhiều bệnh khác như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh rubella, bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu… 1. Các bệnh thường mắc phải vào mùa nắng nóng Thường vào mùa nóng, cơ thể chúng ta luôn có cảm giác mệt mỏi thất thường, nguyên nhân chính là do nhiệt độ quá cao làm cơ thể mất nhiều nước và luôn ở tình trạng mất cân bằng về nhiệt. Ngay cả khi đêm xuống, nhiệt độ vẫn không hề thay đổi, tình trạng oi bức vẫn liên tục gia tăng làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước nguy cơ tấn công của nhiều bệnh lạ. Nhiệt độ cao còn là điều kiện thuận lợi cho một số tác nhân gây bệnh phát triển, trẻ em có thể mắc vài bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong do không biết cách phòng tránh kịp thời khi mới bắt đầu phát bệnh. Sau đầy là một số bệnh thường gặp trong mùa nắng nóng: - Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE – Systemic Lupus Erythematosus): là một loại bệnh tự miễn. Khi mắc phải bệnh này người bệnh luôn trong tình trạng nóng sốt, cơ thể nổi nhiều ban đỏ, gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ trầm trọng. Bệnh thường gặp ở nữ độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi, nhất là ở lứa tuổi sinh đẻ. Nam giới cũng có mắc bệnh này nhưng thường ít hơn. Theo thống kê của các chuyên gia thì cứ 8 nữ thì mới có 1 nam mắc phải bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Cho đến nay, các chuyên gia khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhưng đa số thường được chẩn đoán là do di truyền, môi trường hoặc dùng thuốc… Khi người bệnh mắc phải bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường rất khó xác định và khá mơ hồ, không có dấu hiệu đặc biệt, do đó để chẩn đoán chính xác bệnh là rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Triệu chứng ban đầu thường gặp là mệt mỏi, sốt, đau cơ và khớp tương tự như cảm cúm. Về lâu dài, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn bùng phát, cơ thể bị tấn công, các tế bào da bị tổn thương và gây nên tình trạng rối loạn chức năng. - Bệnh quai bị: là do virus gây ra, triệu chứng chính của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên cả người lớn cũng vẫn có khả năng nhiễm bệnh và dễ lây lang qua đường nước bọt. - Bệnh thủy đậu: thường hay gặp ở trẻ em, khi mắc bệnh này người bệnh hay nổi những nốt rẻ gióng như bị phỏng trên da. Nếu điều trị không đúng phương pháp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tình trạng bệnh càng nặng thêm, dễ gây bội nhiễm da để lại sẹo và di căn nguy hiểm cho người bệnh. - Bệnh tay chân miệng: là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này thương lây qua đường tiêu hóa. Trẻ mắc bệnh nếu ăn uống không đúng cách có thể gây bệnh nặng hơn. Người bệnh mắc phải bệnh này thường nổi nhiều bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông. Một số trường hợp còn bị sốt cao, nôn ói và hay bị tiêu chảy. - Bệnh rubella: là loại bệnh rất dễ lây, người bình thường hít phải chất tiết của người bệnh có chứa vi trùng cũng sẽ bị bệnh. Tuy nhiên bệnh này thường ít để lại biến chứng và tự khỏi trong vòng 3 tháng. Người lớn thường mắc bệnh này nhiều hơn trẻ nhỏ, triệu chứng thường gặp như: đau nhức cơ khớp, nổi hạch sau tai, hạch cổ. 2. Và các biện pháp phòng tránh Hiểu được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và phòng ngừa các trường hợp tái phát bệnh về sau là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh của các bệnh trên: - Đối với bệnh lupus ban đỏ hệ thống: khi mắc phải, người bệnh cần đến khám tại các chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu cơ thể có dấu hiệu: sốt cao, nhức đầu một cách bất thường, tiểu ra máu, đau ngực, thở nhanh, sưng chân và rối loạn thị giác thì phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Nếu trường hợp đã nhiễm bệnh thì các bệnh nhân phải thường xuyên thực hiện đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc dùng các loại kem chống nắng đối với các vùng da nhạy cảm. Cần phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể để phối hợp với bác sĩ ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp bị bệnh nặng thì dễ bị ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bên trong của cơ thể như : suy thận, đau tim và đột quỵ. Đối với nữ có thể gây biến chứng đến thai nhi do các kháng thể được hình thành từ mẹ rồi truyền sang thai nhi, đôi khi có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ sơ sinh. - Đối với bệnh quai bị: bệnh này thường ít nguy hiểm đến tính mạng, thường được điều trị tại nhà. Khi có trẻ mắc bệnh quai bị, chúng ta cần phải tiến hành các phương pháp trị liệu phù hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh như: lau mình trẻ bằng nước ấm, cho uống nhiều nước và thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. - Đối với bệnh thủy đậu: khi mắc bệnh thủy đậu, bệnh nhân nhất thiết phải được cách ly từ 7- 10 ngày để tránh lây cho người xung quanh. Việc này làm gián đoạn các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ em và công việc của người lớn. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, trong đó thuốc đặc hiệu để diệt virus là không thể thiếu. Kết quả cho thấy, điều trị đặc hiệu có hiệu quả tốt, nhưng bệnh nhân cần được điều trị sớm trong vòng 24 giờ sau khi nổi các nốt phỏng. - Đối với bệnh tay chân miệng: đa số bệnh sẽ tự khỏi nhưng có thể có biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim và gây tử vong nhanh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Khi có biến chứng, trẻ sẽ có biểu hiện ban đầu là quấy khóc, không ngủ được hay ngủ li bì, thở mệt, run chi, giật mình, co giật, hôn mê. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên đưa bé đến thầy thuốc chuyên khoa để xác định xem có đúng bệnh này hay không? - Đối với bệnh rubella: bệnh này có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao, thở mệt hay co giật, hôn mê vì đây là dấu hiệu của biến chứng. Tuy nhiên,bBệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai (nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ) vì bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi: gây sẩy thai, sanh non hay hội chứng rubella bẩm sinh với nhiều dị tật bẩm sinh như đục thủy tinh thể, glaucom, điếc, tim bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần - vận động. Do đó, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là chích ngừa cho trẻ nếu có điều kiện. Chích ngừa khi trẻ bắt đầu qua 12 tháng tuổi hay khi trẻ chuẩn bị tiếp xúc với môi trường đông trẻ em như đi nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học. Ngoài các bệnh nguy hiểm được nói ở trên, vào mùa nắng nóng chúng ta cũng thường hay mắc một số chứng bệnh nhẹ như: cảm nắng, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, rôm sảy….Các bệnh này thường tự khỏi và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải chăm sóc cơ thể hợp lý để phòng tránh bệnh là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Khi cơ thể cảm thấy khát thì cần phải bổ sung ngay lượng nước cần thiết để bù đấp nước đã mất đi do nắng nóng, đặc biệt là trẻ nhỏ. . nhiều bệnh khác như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh rubella, bệnh tay chân miệng, bệnh thủy đậu… 1. Các bệnh thường mắc phải vào mùa nắng nóng Thường vào mùa nóng, cơ thể chúng ta. Các bệnh thường gặp vào mùa nóng Mùa nắng nóng (từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm) ngoài việc gây oi bức, mất nước, gây cảm giác khó chịu cho cơ thể thì còn là nguyên nhân của nhiều bệnh. Ngoài các bệnh nguy hiểm được nói ở trên, vào mùa nắng nóng chúng ta cũng thường hay mắc một số chứng bệnh nhẹ như: cảm nắng, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, rôm sảy… .Các bệnh này thường tự