Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2005-2006 Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 1 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh ĐỊNH CHẾ DOUGLASS C. NORTH Giới thiệu về định chế và sự thay đổi định chế Các định chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội, hay một cách chính thức hơn, là những ràng buộc do con người tạo ra để hướng dẫn tương tác giữa người và người. Kết quả là chúng tạo lập những động cơ khuyến khích trong việc trao đổi của con người, dù là trong kinh tế, xã hội hay chính trị. Sự thay đổi định chế hình thành con đường để xã hội tiến hóa qua thời gian và vì vậy là chìa khóa để hiểu sự thay đổi trong lịch sử. Định chế có ảnh hưởng đến thành tích hoạt động của các nền kinh tế là điều khơng cần phải tranh luận. Thành tích hoạt động khác biệt của các nền kinh tế qua thời gian chịu ảnh hưởng một cách cơ bản bởi con đường tiến hóa của các định chế cũng là điều khơng cần phải tranh luận. Thế mà chưa có lý thuyết kinh tế đương đại hay mơn lịch sử cận đại nào cho thấy nhiều dấu hiệu thừa nhận vai trò của định chế trong thành tích hoạt động kinh tế bởi vì chưa có một phương pháp phân tích nào để kết hợp phân tích định chế vào kinh tế học và lịch sử kinh tế. Mục tiêu của cuốn sách này là cung cấp một phương pháp phân tích cơ bản như thế. Những ý nghĩa của sự phân tích đó cho thấy cần xem xét lại phần lớn việc lý thuyết hóa trong ngành khoa học xã hội nói chung và đặc biệt là kinh tế học nói riêng, và cung cấp một nhận thức mới về sự thay đổi lịch sử. Trong nghiên cứu này, tơi sẽ khảo sát bản chất của định chế và tầm quan trọng của các định chế đối với thành tích hoạt động kinh tế (hay xã hội) (phần I). Sau đó tơi sẽ phát họa lý thuyết về sự thay đổi định chế, khơng chỉ để cung cấp một phương pháp cho mơn lịch sử ngành kinh tế (và những ngành khác), mà còn để giải thích ảnh hưởng của q khứ đối với hiện tại và tương lai như thế nào, cũng như cách mà sự thay đổi dần dần từng bước về định chế ảnh hưởng lên tập hợp chọn lựa trong một thời điểm nào đó, và bản chất của sự phụ thuộc vào con đường chọn lựa (Phần II). Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là để hiểu biết về thành tích hoạt động khác biệt của các nền kinh tế qua thời gian (Phần III). I Định chế làm giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hàng ngày. Định chế còn hướng dẫn sự tương tác giữa người với người, để khi chúng ta muốn chào bạn bè trên đường phố, lái xe, mua cam, mượn tiền, hình thành một doanh nghiệp, chơn cất một người q cố, hay làm bất cứ cái gì, thì chúng ta biết (hay chúng ta có thể học một cách dễ dàng) cách làm những việc này. Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng các định chế khác biệt nhau nếu như chúng ta thử thực hiện cùng một giao dịch ở một đất nước khác – Bangladesh chẳng hạn. Theo biệt ngữ của nhà kinh tế học, các định chế xác định và giới hạn tập hợp các chọn lựa của cá nhân. Định chế bao gồm bất kỳ dạng ràng buộc nào mà con người đặt ra để định hình tương tác giữa người và người. Như vậy, các định chế mang tính chính thức hay khơng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 2 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh chính thức? Câu trả lời là chúng có thể là cả hai, và tơi quan tâm đến cả hai dạng: ràng buộc chính thức – như các luật lệ mà con người đặt ra và ràng buộc khơng chính thức – như tục lệ và qui tắc xử thế. Định chế có thể được sáng tạo, như Hiến pháp của Hoa Kỳ; hay định chế có thể đơn giản tiến hóa theo thời gian, như luật tập tục. Tơi quan tâm đến cả hai dạng định chế: được sáng tạo và tiến hóa, dù rằng để phân tích chúng ta có thể chỉ muốn khảo sát chúng riêng rẻ. Nhiều thuộc tính khác của định chế cũng sẽ được khảo sát. Các ràng buộc về định chế bao gồm cả những điều cấm kỵ con người làm và đơi khi, trong những điều kiện nhất định nào một số người được phép thực hiện các hoạt động nào đó. Như định nghĩa ở đây, các định chế là khung mà con người phải tn theo khi tương tác với nhau. Các định chế hồn tồn tương tự với luật lệ của các trò chơi trong một trận tranh tài thể thao. Có nghĩa là, chúng bao gồm những luật lệ thành văn chính thức cũng như những quy tắc đạo đức bất thành văn thơng thường làm cơ sở và bổ sung cho các luật lệ chính thức, như là khơng cố ý gây thương tích cho vận động viên chủ chốt của đội đối phương. Và sự tương tự này hàm ý là những luật lệ và những qui tắc khơng chính thức đơi khi bị vi phạm và những vi phạm này sẽ bị phạt. Vì thế, phần chức năng cốt yếu của định chế là định cái giá của sự vi phạm và mức độ nghiêm trọng của hình phạt. Tiếp tục tương tự như trong thể thao, tổng kết lại, những luật lệ chính thức và khơng chính thức và loại hình cùng hiệu quả của việc cưỡng chế thực thi sẽ định hình tồn thể đặc tính của trò chơi. Một số đội thành cơng (và do đó nổi tiếng) do liên tục vi phạm luật lệ và do đó đã áp đảo được đối phương. Liệu chiến lược đó có kết quả tốt hay khơng, rõ ràng tùy thuộc vào hiệu quả của việc giám sát và mức độ nghiêm trọng của hình phạt. Đơi khi các quy tắc đạo đức – tinh thần thể thao –ràng buộc các vận động viên, cho dù họ có thể khơng bị phạt khi vi phạm. Trong nghiên cứu này, cần phải phân biệt giữa định chế và tổ chức. Giống như định chế, tổ chức cung cấp một cấu trúc cho sự tương tác giữa người và người. Thật vậy khi khảo sát cái giá phải trả cho một khung định chế, chúng ta thấy rằng chúng là kết quả khơng chỉ của khung định chế đó, mà còn là kết quả của các tổ chức đã phát triển từ khung đó. Về mặt quan niệm, chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng giữa luật lệ và những người chơi. Mục đích của luật lệ là để xác định thể lệ trò chơi. Nhưng mục tiêu của đội thể thao là phải chiến thắng trận đấu trong phạm vi luật lệ đó – bằng một tổ hợp các kỹ năng, chiến lược, và sự phối hợp; bằng những phương tiện cơng bằng và đơi khi bằng phương tiện gian dối. Mơ hình hóa chiến lược và kỹ năng của đội thể thao khi nó phát triển là một q trình tách biệt với việc mơ hình hóa sự sáng tạo, tiến hóa và kết quả của các luật lệ. Tổ chức bao gồm các đồn thể chính trị (đảng chính trị, nghị viện, hội đồng thành phố, cơ quan kiểm sốt), các cơ sở kinh tế (doanh nghiệp, nghiệp đồn, nơng trại gia đình, hợp tác xã), các đồn thể xã hội (nhà thờ, câu lạc bộ, hội thể thao) và các cơ quan giáo dục (trường học, trường đại học, các trung tâm đào tạo tay nghề). Tất cả là những nhóm cá nhân tập họp lại theo một mục đích chung để đạt được mục tiêu. Mơ hình hóa tổ chức là phân tích cấu trúc chủ đạo, kỹ năng, và việc học bằng cách thực hành sẽ xác định thành cơng của tổ chức theo thời gian ra sao. Cả hai vấn đề làm thế nào để các tổ chức trở thành một thực thể và nó tiến hóa như thế nào đều chịu ảnh hưởng một cách cơ bản bởi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 3 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh khung định chế. Ngược lại, các tổ chức ảnh hưởng đến sự tiến hóa của khung định chế. Tuy nhiên, như đã lưu ý ở trên, nghiên cứu này nhấn mạnh nhiều đến các định chế hay những luật lệ cơ sở của cuộc chơi và đối với tổ chức (hay các nhà điều hành tổ chức) thì tập trung chủ yếu vào vai trò của chúng với tư cách là những tác nhân của sự thay đổi định chế; vì thế nhấn mạnh vào sự tương tác giữa định chế vào tổ chức. Tổ chức được tạo ra với mục đích tận dụng và tn theo tập hợp các cơ hội sinh ra từ các ràng buộc hiện hữu (các ràng buộc định chế cũng như các ràng buộc truyền thống của lý thuyết kinh tế) và nỗ lực để đạt các mục tiêu của các tổ chức và do đó tổ chức là tác nhân chủ yếu của sự thay đổi định chế. Tách bạch việc phân tích các luật lệ cơ sở khỏi chiến lược của người chơi là điều kiện tiên quyết để xây dựng lý thuyết định chế. Việc định nghĩa định chế là những ràng buộc mà con người tự đặt ra cho mình làm cho định nghĩa này bổ sung cho phương pháp lý thuyết chọn lựa của lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Xây dựng một lý thuyết định chế trên cơ sở tập hợp chọn lựa cho các cá nhân là một bước tiến đến nối kết giữa kinh tế và những ngành khoa học xã hội khác. Tiếp cận theo hướng lý thuyết chọn lựa là thiết yếu bởi vì một số giả thuyết phù hợp về mặt logic và có thể kiểm tra phải được xây dựng trên một lý thuyết về hành vi con người. Sức mạnh của lý thuyết kinh tế vi mơ là nó được xây dựng trên cơ sở những giả định về hành vi cá nhân con người (mặc dù tơi sẽ tranh cãi và đề nghị thay đổi những giả định này trong chương 3). Các định chế là một sự sáng tạo của con người. Chúng tiến hóa và bị thay đổi bởi con người; vì thế lý thuyết của chúng ta phải bắt đầu từ cá nhân con người. Đồng thời, những ràng buộc mà định chế áp đặt lên sự chọn lựa của cá nhân là ở khắp nơi. Kết hợp những chọn lựa cá nhân với những ràng buộc mà định chế áp đặt lên tập hợp chọn lựa là một bước chủ yếu để thống nhất những nghiên cứu khoa học xã hội. Các định chế ảnh hưởng lên thành quả của nền kinh tế bằng cách ảnh hưởng lên chi phí trao đổi và chuyển đổi (sản xuất). Cùng với cơng nghệ sử dụng, các định chế xác định chi phí giao dịch và sản xuất và là thành phần của tổng chi phí. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu này (Phần I) là để giải thích sự hiện hữu và bản chất của định chế để thấy con đường định chế đi vào các hàm về chi phí của một nền kinh tế. II Vai trò chính của các định chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc (tính khơng chắc chắn) bằng cách hình thành một cấu trúc ổn định cho sự tương tác giữa người và người (nhưng khơng nhất thiết là hữu hiệu). Nhưng sự ổn định của các định chế khơng hề phủ nhận thực tế là định chế đang thay đổi. Từ những tục lệ, quy tắc đạo đức, quy tắc đối xử tới luật thành văn, luật tập tục và hợp đồng giữa các cá nhân, định chế đang tiến hóa và do đó, liên tục thay đổi tập hợp chọn lựa có sẵn đối với chúng ta. Những thay đổi ở cận biên có thể từ từ và lạnh lùng đến nỗi chúng ta phải lùi lại như các nhà sử học mới nhận thức được chúng, dù chúng ta sống trong một thế giới trong đó định chế thay đổi thật nhanh chóng. Thay đổi định chế là một q trình phức tạp bởi vì các thay đổi cận biên có thể là một kết quả của những thay đổi về luật lệ, về những ràng buộc khơng chính thức, về các Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 4 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh loại hình cùng hiệu quả của việc thực thi. Hơn nữa, định chế thường thay đổi dần dần chứ khơng theo kiểu gián đoạn. Làm thế nào và tại sao chúng thay đổi dần dần và tại sao ngay cả những thay đổi gián đoạn (như cách mạng và xâm chiếm) khơng bao giờ mang tính bất liên tục hồn tồn là do kết quả của nhiều ràng buộc khơng chính thức có sẵn trong xã hội. Dù những luật lệ chính thức có thể thay đổi chỉ trong một đêm do kết quả của những quyết định chính trị hay của quan tòa, nhưng những ràng buộc khơng chính thức tượng trưng bởi phong tục, truyền thống và cả những quy tắc đạo đức rất khó bị ảnh hưởng bởi các chính sách có tính tốn. Những ràng buộc về văn hóa này khơng chỉ kết nối q khứ với hiện tại và tương lai mà còn cung cấp cho chúng ta một chìa khóa để giải thích con đường thay đổi lịch sử. Vấn đề hóc búa chính của lịch sử nhân loại là làm sao giải thích các con đường thay đổi lịch sử hết sức khác nhau. Các xã hội đã phân hóa như thế nào? Điều gì giải thích cho những đặc tính về thành quả hoạt động khác hẳn nhau của các xã hội? Nói cho cùng, chúng ta đều là con cháu của những đồn người ngun thủy chỉ biết săn bắn và thu lượm. Sự phân hóa này càng mang tính rắc rối hơn xét theo lý thuyết mậu dịch quốc tế và lý thuyết tân cổ điển chuẩn vốn cho rằng các nền kinh tế khi bn bán hàng hóa, dịch vụ, và các yếu tố sản xuất theo thời gian sẽ dần dần hơi tụ. Dù chúng ta thực sự có thấy một sự hội tụ nào đó giữa những nước cơng nghiệp hàng đầu có ngoại thương với nhau nhưng một nét nổi bật của mười ngàn năm qua là chúng ta đã tiến hóa thành những xã hội khác nhau cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, chủng tộc, tơn giáo và khoảng cách giữa nước giàu và nước nghèo, giữa nước phát triển và những nước kém phát triển vẫn còn lớn như trước đây và có lẽ còn lớn hơn nhiều so với trước đây. Điều gì có thể giải thích cho sự phân hóa đó? Và có lẽ cũng quan trọng khơng kém là vấn đề những điều kiện nào dẫn đến những sự phân hóa mạnh hơn nữa hay tạo ra sự hội tụ? Còn có thể có nhiều câu hỏi cần trả lời nữa. Điều gì giải thích cho những xã hội đình trệ một thời gian dài hoặc một sự giảm sút tuyệt đối phúc lợi của một nền kinh tế? Giả thuyết tiến hóa được Alchian đưa ra năm 1950 cho rằng cạnh tranh triệt để sẽ loại bỏ những định chế yếu kém và giữ lại những định chế có thể giải quyết vấn đề của con người tốt hơn. Để tơi tóm tắt các bước khi thảo luận vấn đề trung tâm này. Theo North và Thomas (1973), chúng ta đã tạo ra những định chế để xác định hoạt động kinh tế và để thay đổi giá tương đối - nguồn gốc của thay đổi định chế. Nhưng chúng ta đã có một sự giải thích rất hữu hiệu; những thay đổi trong giá tương đối tạo ra những động cơ khuyến khích xây dựng những định chế hữu hiệu hơn. Việc duy trì những định chế khơng hữu hiệu, được minh họa trong trường hợp của Tây Ban Nha, là do nhu cầu thu chi ngân sách của những người cầm quyền, đã dẫn tới rút ngắn thời gian hoạch định và do đó đã tách rời giữa những động cơ cá nhân và phúc lợi xã hội. Trường hợp đặc biệt như thế khơng phù hợp với khung lý thuyết của chúng ta. Trong Cấu Trúc và Thay đổi trong Lịch sử Kinh tế (Structure and Changes in Economic Theory, North, 1981) tơi đã từ bỏ quan điểm hữu hiệu về định chế. Những người cầm quyền đã đặt ra các quyền sở hữu tài sản theo lợi ích của họ và chi phí giao dịch sẽ bị tăng lên trong khi những quyền sở hữu tài sản khơng hữu hiệu đó phổ biến. Kết quả là có thể giải thích việc tồn tại các quyền sở hữu tài sản phổ biến rộng rãi trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 5 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh suốt lịch sử và hiện tại vốn đã khơng thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong nghiên cứu đó, tơi đã nêu ra một câu hỏi theo tranh luận về sự tiến hóa của Alchian, nhưng chưa có câu trả lời. Có thể giải thích sự hiện hữu của các định chế khơng hữu hiệu, nhưng tại sao những áp lực cạnh tranh khơng dẫn đến loại bỏ chúng? Tại sao những nhà doanh nghiệp chính trị trong những nền kinh tế đình trệ khơng nhanh chóng bắt chước theo những chính sách thành cơng hơn? Làm thế nào chúng ta có thể giải thích thành tích hoạt động hết sức khác nhau của các nền kinh tế trong những khoảng thời gian dài? Nghiên cứu này trả lời những câu hỏi đã nêu. Câu trả lời xoay quanh sự khác nhau giữa định chế và tổ chức và tương tác giữa chúng mà sự tương tác này định hướng thay đổi định chế. Định chế, cùng với các ràng buộc chuẩn của lý thuyết kinh tế, xác định các cơ hội trong xã hội. Các tổ chức được tạo ra để tận dụng những cơ hội này và các tổ chức theo đó tiến hóa, và rồi chúng thay đổi các định chế. Con đường tổng hợp của sự thay đổi định chế được định hình bởi (1) những ràng buộc do quan hệ cộng sinh giữa định chế và tổ chức và tổ chức đã tiến hóa theo cấu trúc khuyến khích của định chế và (2) q trình phản hồi thơng qua đó con người nhận thức và phản ứng đối với những thay đổi trong tập hợp cơ hội. Các đặc tính sinh lợi gia tăng của một ma trận định chế (ma trận định chế tạo ra ràng buộc) là do sự phụ thuộc của các tổ chức được tạo ra vào khung định chế đó và các ngoại tác của hệ thống nảy sinh. Cả hai ràng buộc định chế chính thức và khơng chính thức sẽ dẫn đến những tổ chức trao đổi cụ thể, mà các tổ chức này xuất hiện là do các động cơ khuyến khích nằm trong khung định chế đó và vì thế cho nên các tổ chức này phụ thuộc vào khung định chế đó trong hoạt động tạo ra lợi nhuận. Sự thay đổi định chế dần dần là do các nhà doanh nghiệp trong các tổ chức chính trị và kinh tế nhận thức rằng họ có thể làm tốt hơn bằng cách thay đổi khung định chế hiện hữu ở một mức độ nào đó. Nhưng những nhận thức này chủ yếu phụ thuộc vào cả hai: thơng tin mà nhà doanh nghiệp nhận được và cách mà họ xử lý thơng tin đó. Nếu thị trường chính trị và kinh tế là hữu hiệu (nghĩa là khơng có chi phí giao dịch) thì những chọn lựa sẽ ln hữu hiệu. Điều đó có nghĩa là các tác nhân ln có những mơ hình đúng, hoặc giả ban đầu họ có những mơ hình sai thì thơng tin phản hồi sẽ sửa chữa chúng. Nhưng phiên bản mơ hình tác nhân duy lý đó đã đưa chúng ta đi lệch hướng. Các nhân vật thường phải hành động dựa vào những thơng tin khơng đầy đủ và xử lý những thơng tin mà họ nhận được thơng qua những q trình nhận thức có thể tạo ra những con đường khơng hữu hiệu lâu dài. Chi phí giao dịch trong thị trường chính trị và kinh tế tượng trưng cho quyền sở hữu khơng hữu hiệu. Tuy nhiên, khi người ta cố gắng hiểu sự phức tạp của vấn đề đang đối phó bằng những mơ hình chủ quan khơng hồn hảo có thể dẫn tới quyền sở hữu khơng hữu hiệu lâu dài. Chúng ta có thể khai triển rộng đặc tính thay đổi định chế này bằng cách tương phản con đường thành cơng với con đường thất bại dai dẳng. Trước hết là câu chuyện quen thuộc trong lịch sử kinh tế Mỹ – sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thế kỷ 19. Khung định chế cơ bản vốn đã tiến hóa vào đầu thế kỷ 19 (Hiến pháp và Sắc Lệnh Đơng Bắc, cũng như những quy tắc đối xử để thưởng cho sự làm việc siêng năng) đã kích thích rộng rãi sự phát triển các tổ chức kinh tế và chính trị (Quốc hội, các đồn thể chính trị địa phương, các nơng trại gia đình, các nhà bn và các doanh nghiệp vận tải tàu biển) những Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 6 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh hoạt động tối đa hóa (lợi nhuận hay độ thỏa dụng) của các tổ chức này đã làm tăng năng suất và tạo ra tăng trưởng kinh tế cả trực tiếp lẫn gián tiếp bằng cách kích thích nhu cầu đầu tư cho giáo dục. Đầu tư vào giáo dục khơng những dẫn đến hệ thống giáo dục cơng miễn phí mà còn dẫn đến sự hình thành các trạm thí nghiệm nơng nghiệp để cải tiến năng suất nơng nghiệp; Đạo luật Morrill đã tạo ra những trường đại học cơng trên đất nhà nước. Khi các tổ chức kinh tế tiến hóa để tận dụng những cơ hội này, chúng khơng chỉ trở nên hữu hiệu hơn (Xem Chandler, 1977), mà còn dần dần thay đổi khung định chế. Khơng chỉ khung định chế về chính trị và pháp lý được thay đổi (Fourteenth Amendment, Munn v, Illinois) và cấu trúc của quyền sở hữu được thay đổi (Đạo luật Sherman) vào cuối thế kỷ mười chín, mà nhiều qui tắc đối xử và những ràng buộc khơng chính thức khác (phản ánh trong thay đổi thái độ – và quy tắc đối xử – đối với nơ lệ, vai trò của phụ nữ và sự kiêng cử uống rượu chẳng hạn). Cả chi phí giao dịch chính trị và kinh tế và những nhận thức chủ quan của các tác nhân đã dẫn đến những chọn lựa chắc chắn khơng phải lúc nào cũng tối ưu hay đơn hướng đối với năng suất gia tăng hay phúc lợi kinh tế tốt hơn (dù được định nghĩa như thế nào). Những cơ hội có thể kiếm lợi nhuận đơi khi do tạo ra hàng rào quan thuế, khai thác nơ lệ, hay hình thành tờ-rớt (trust). Đơi khi, thật ra là rất thường, các chính sách đã có các hậu quả khơng dự tính trước được. Hậu quả là, các định chế đã và đang là một túi hỗn hợp những yếu tố kích thích tăng năng suất và những yếu tố giảm năng suất. Tương tự, sự thay đổi định chế hầu như ln tạo ra những cơ hội cho cả hai loại hoạt động. Nhưng xem xét kỹ có thể thấy lịch sử kinh tế Mỹ thế kỷ 19 là một câu chuyện về tăng trưởng kinh tế vì khung định chế cơ bản đã tăng cường một cách lâu dài các động cơ khuyến khích các tổ chức tham gia vào hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn cho dù đã trộn lẫn một vài hậu quả khơng tốt. Bây giờ, nếu tơi mơ tả khung định chế bằng một tập hợp các động cơ khuyến khích ngược với các động cơ cho những tổ chức đã đề cập ở đoạn trên, tơi sẽ tiến gần đến các điều kiện trong nhiều nước thế giới thứ 3 ngày nay cũng như những điều kiện đặc trưng cho phần lớn lịch sử kinh tế thế giới. Các cơ hội cho các nhà doanh nghiệp chính trị và kinh tế vẫn là một túi hỗn hợp, nhưng chúng có khuynh hướng ưu đãi một cách q mức những hoạt động thúc đẩy tái phân phối hơn hoạt động sản xuất, và những hoạt động tạo độc quyền hơn những điều kiện cạnh tranh, những hoạt động hạn chế cơ hội hơn là mở rộng chúng. Các cơ hội ít khi kích thích đầu tư trong giáo dục để tăng năng suất. Các tổ chức phát triển trong khung định chế này sẽ trở nên hữu hiệu hơn – nhưng hữu hiệu hơn trong việc làm cho xã hội sản xuất kém đi và làm cho cấu trúc định chế căn bản thậm chí còn kém thúc đẩy hoạt động sản xuất. Con đường như thế có thể kéo dài vì chi phí giao dịch của thị trường kinh tế và chính trị trong những nền kinh tế này cùng với mơ hình mang tính chủ quan về các tác nhân sẽ khơng dẫn họ dần dần thay đổi theo hướng tiến đến những kết quả hữu hiệu hơn. Nghiên cứu này sẽ làm rõ những câu chuyện tương phản này bằng cách cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu sự thay đổi định chế. Chương kế tiếp sẽ khảo sát các cơ sở lý thuyết cho vai trò nền tảng của các định chế – vấn đề hợp tác của con người. Sau đó đi qua hai chương chính cung cấp những khối lý thuyết định chế cơ bản. Trong Chương 3, tơi khảo sát, theo hướng phê phán các giả định về hành vi mà chúng ta sử dụng và đề nghị nên có sự thay đổi trong những giả định hành vi này, và trong Chương 4, tơi Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 7 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh Xinh xây dựng cơ sở lý thuyết cho chi phí trao đổi và ý nghĩa quan trọng đáng kinh ngạc của nó nhưng chưa được đánh giá thích đáng. Trong ba chương kế tiếp, tơi liên tiếp mơ tả 3 thành phần của định chế là: những luật lệ chính thức và những ràng buộc khơng chính thức, và tính hiệu quả trong việc thực thi chúng. Sau đó, trong chương 8, tơi kết nối và minh họa mối quan hệ giữa định chế và chi phí giao dịch và chi phí chuyển đổi (sản xuất). Phần II đưa ra một khung để phân tích sự thay đổi định chế. Chương 9 khảo sát các tổ chức và phương thức chúng tương tác với các định chế. Chương 10 xem xét các tính chất về sự ổn định của các định chế, và điều này rất cần thiết để hiểu rõ bản chất của việc thay đổi định chế. Các thay đổi mà chúng tơi quan sát hiếm khi mang tính khơng liên tục (mặc dù tơi sẽ khảo sát sự thay đổi mang tính cách mạng) mà chúng thường thay đổi từ từ, và bản chất của việc thay đổi định chế từ từ cùng với cách thức khơng hồn hảo mà các tác nhân diễn dịch mơi trường của họ và tiến hành chọn lựa sẽ giải thích cho việc phụ thuộc vào con đường thay đổi định chế và làm cho lịch sử trở nên thích hợp (Chương 11). Phần III liên hệ các định chế và cách mà chúng thay đổi với thành quả hoạt động kinh tế. Trong Chương 12 tơi xem xét các ý nghĩa về mặt lý thuyết của việc phân tích định chế đối với thành quả hoạt động kinh tế tại một thời điểm và qua thời gian. Chương 13 và 14 ứng dụng khung phân tích vào lịch sử kinh tế. Chương 13 xem xét các tính chất của việc thay đổi định chế của các nền kinh tế càng về sau càng phức tạp trong lịch sử và đối chứng với hình thức ổn định của việc trao đổi lịch sử với sự thay đổi định chế năng động của Tây Âu mà nó đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế hiện đại. Chương cuối cùng đưa ra ý nghĩa của sự phân tích định chế tổng hợp một cách hệ thống đối với lịch sử kinh tế và trình bày một vài ứng dụng lịch sử mở rộng. Tài liệu gốc: Douglas C. North, Thể chế, thay đổi thể chế và thành quả kinh tế, NXB Đại học Cambridge, 1990, Chương 1, pp3-10. Bản dịch tiếng Việt do Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM biên soạn và thực hiện. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc dịch thuật. Trong trường hợp có khác biệt thì tài liệu ngun gốc sẽ được sử dụng làm căn cứ. . khác nhau giữa định chế và tổ chức và tương tác giữa chúng mà sự tương tác này định hướng thay đổi định chế. Định chế, cùng với các ràng buộc chuẩn của lý thuyết kinh tế, xác định các cơ hội. dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 3 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh. dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế phát triển Bài đọc Đònh che á Ch. 1 Giới thiệu về đònh chế và sự thay đổi đònh che á Douglass C. North 4 Biên dòch: Kim Chi/Cao Hào Thi Hiệu Đính: Xinh