Cách đọc các thông số trên card màn hình (Phần cuối) Cùng nhau tìm hiểu những chỉ số còn lại trên card màn hình. Memory Clock Tốc độ xung của bộ nhớ. Chỉ số này càng cao càng tốt. Standard Memory Config Đây là dung lượng bộ nhớ chưa trong card. Bộ nhớ thường được sử dụng bây giờ là GDDR. DDR thường được quảng cáo với xung tốc độ lớn gấp đôi so với xung tốc độ vật lý thật của nó. Ví dụ DDR 1000 MHz, thực sự chỉ có xung tốc độ là 500 MHz. Chính vì lý do này, mà nhiều người sẽ ngạc nhiên khi card đồ họa được quảng cáo có DDR 1200 MHz, nhưng chương trình báo là RAM chỉ chạy ở tốc độ 600 MHz. DDR2 và GDDR3 nguyên tắc làm việc cũng giống như DDR. Sự khác nhau giữa DDR, DDR2 và GDDR3 là công nghệ sản xuất. Hiện nay, đã có GDDR4 và cả GDDR 5. Các thế hệ Ram về sau sẽ tốt hơn trước và dung lượng bộ nhớ càng cao thì càng mạnh. Tuy nhiên, một chiếc card có 1GB Ram DDR 2 cũng chưa chắc đã tốt hơn 1 chiếc card 512MB dùng GDDR4. Memory Interface Width Thông số này còn được biết đến với tên gọi khác là bus bộ nhớ. Bus bộ nhớ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính năng. Các loại card đồ họa hiện nay bus bộ nhớ bao gồm từ 64 bits đến 256 bits, và trong một vài trường hợp có thể đạt đến 512 bits. Bus bộ nhớ càng tăng, thì lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể vận chuyển trong mỗi chu kỳ càng lớn. Ví dụ, một chiếc VGA sử dụng bus 128 bits có thể mang lượng dữ liệu nhiều gấp đôi so với một chiếc card được trang bị bus 64 bits và tuyến bus 256 bits thì mang gấp 4 lần so với tuyến bus 64 bits. Memory Bandwidth Khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Đây còn được hiểu là băng thông giữa bộ nhớ của VGA và GPU. Chỉ số này phụ thuộc vào xung của bộ nhớ và Bus bộ nhớ. Chú ý rằng bandwith không phụ thuộc vào dung lượng RAM trên card. Chỉ số này càng cao càng tốt. Bên cạnh các thông số chính như đã nói ở trên, những loại GPU khác nhau hầu hết đều được trang bị một số công nghệ độc quyền tính năng nhất định phù hợp với “hạng” của mình trong dòng sản phẩm. Ví dụ như Nvidia SLI Ready (khả năng chạy kênh đôi), Nvidia 3D Vision Ready (dựng ảnh 3D) hay Nvidia CUDA Technology. Tuy nhiên, khi mua card đồ họa, khách hàng cũng nên chú ý kiểm tra xem card đồ họa mình muốn mua hỗ trợ phiên bản Direct X nào và có phù hợp với hệ điều hành Windows đang sử dụng hay không. Tiếp đó là thư viện OpenGL để chơi một số trò chơi được phát triển trên công cụ này. Cuối cùng, đó là khả năng xuất ra độ phân giải cực đại, và cổng tín hiệu. Đa phần các loại card màn hình hiện nay đều sử dụng kết nối kỹ thuật số (DVI) thay vì Analog như trước đây. Thậm chí, một số loại card còn trang bị sẵn cổng giao tiếp HDMI để người sử dụng có thể ngay lập tức kết nối vào màn hình HDTV. Tuy nhiên, một số loại card khác chỉ có thể xuất ra màn hình HDTV thông qua adapter chuyển đổi (ví dụ card 9800GT chúng ta đang đề cập). Yếu tố cần để ý tiếp theo là kích cỡ của card. Thông thường, mỗi một chiếc VGA chỉ cắm vào một cổng PCI và chiếm luôn diện tích xung quanh cổng đó. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ một số card màn hình to quá cỡ và chiếm luôn từ 1-2 cổng PCI bên cạnh. Bởi vậy, hãy để ý kỹ nếu không muốn rời vào tình cảnh thiếu diện tích và không biết nhét "đứa con cưng" của mình vào đâu. Cuối cùng, là các thông số về điện năng cung cấp và tiêu thụ. Người sử dụng cũng nên để ý các thông số này để chọn lựa card thích hợp với bộ nguồn đang sử dụng cho máy vi tính để tránh trường hợp quá tải hoặc cháy nổ không đáng có. . Cách đọc các thông số trên card màn hình (Phần cuối) Cùng nhau tìm hiểu những chỉ số còn lại trên card màn hình. Memory Clock Tốc độ xung của bộ nhớ. Chỉ số này càng cao. GPU. Chỉ số này phụ thuộc vào xung của bộ nhớ và Bus bộ nhớ. Chú ý rằng bandwith không phụ thuộc vào dung lượng RAM trên card. Chỉ số này càng cao càng tốt. Bên cạnh các thông số chính. một số loại card khác chỉ có thể xuất ra màn hình HDTV thông qua adapter chuyển đổi (ví dụ card 9800GT chúng ta đang đề cập). Yếu tố cần để ý tiếp theo là kích cỡ của card. Thông thường,