Nuôi cá giữa biển Nuôi hải đặc sản công nghiệp gắn với môi trường tự nhiên giữa biển cả đã khẳng định thành công từ một doanh nghiệp nước ngoài tại Phú Yên. Điều đó còn có ý nghĩa đánh thức tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển cho một vùng biển bãi ngang còn nghèo khó. Mô hình nuôi cá trên biển Mất chừng 30 phút lênh đênh bằng thuyền máy, chúng tôi đến khu vực nuôi cá của Công ty TNHH An Hải, một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Antel Sea Food chuyên ngành thủy sản có 100% vốn nước ngoài. Giữa trời biển trong xanh cạnh hòn Lao Mái Nhà, hiện ra những chiếc lồng hình tròn có đường kính 13 m được kết thành bè nằm rải từng cụm giống dập dềnh theo nhịp sóng biển như những tổ ong khổng lồ phơi trên mặt biển xanh. Thuyền cập sát vào lồng, những người công nhân nhanh nhẹn bước xuống lồng, đứng trên ống nhựa cứng quanh thành lồng dùng làm phao cho lồng nuôi. Thức ăn được ném ra, lập tức chiếc lồng xao động bởi đàn cá dày đặc giành ăn. Những chú cá to bằng bắp chân, da đen bóng tranh nhau đốp thức ăn như muốn nhảy khỏi mặt nước, tung bọt trắng xóa, trông rất thích mắt. Trong khi đó, một người khác mặc bộ đồ lặn nhảy ào xuống nước, làm công việc kiểm tra dưới lồng. Ông Trần Nam Thanh, cố vấn công ty giới thiệu: “Đây là lồng nuôi cá bốp, lấy giống từ Trại cá giống Viện Thủy sản 1 (Cát Bà, TP Hải Phòng), đã thả nuôi hơn năm, đạt trọng lượng 5- 6 kg/con, khi thu hoạch mỗi lồng có thể cho sản lượng 12 tấn. Lồng có đường kính 13m, thả ở độ sâu từ 12- 13m và được neo cố định bằng những khối bê tông xi măng chìm dưới đáy biển. Theo ông Thanh, nuôi cá trên biển với mật độ dày có lợi thế không bị ô nhiễm gây bệnh cho cá vì thức ăn thừa và chất thải đều trở thành thức ăn cho các sinh vật biển song cũng vất vả và không kém phần rủi ro. Mỗi ngày 2 lần dùng thuyền ra lồng cho cá ăn vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều. Trong khi cho cá ăn, có người lặn chuyên nghiệp xuống nước kiểm tra lồng, triệu chứng ăn của cá, dòng nước… Vài tháng một lần phải làm vệ sinh đáy lồng, loại bỏ các loài ốc biển bám đầy để chờ ăn chất thải. Chu kỳ nuôi thường kéo dài từ 12- 14 tháng, khó khăn nhất là vào mùa biển động, nếu không kiểm tra phát hiện, xử lý kịp thời để cá thoát ra thì coi như mất trắng. Do vậy các lồng nuôi phải chắc chắn, chịu được gió bão cấp 8, cấp 9. Lồng của Việt Nam sản xuất chưa đạt được yêu cầu đó nên toàn bộ số lồng này được nhập từ Na Uy, mỗi chiếc trị giá 11.000USD. Khẳng định sự thành công Công ty TNHH An Hải được UBND tỉnh Phú Yên cho thuê 150 ha mặt nước biển khu vực phía nam đảo Lao Mái Nhà, thuộc địa phận xã An Hải, huyện Tuy An. Tổng giám đốc Công ty là một chuyên gia về lĩnh vực thủy sản, tiến sĩ sinh học Aleksanđr Rogatnyky. Khi làm giám đốc Trung tâm thực nghiệm về nuôi thủy sản của Nga ở biển Đông, ông đã được giải thưởng quốc gia với đề tài “Cách đánh dấu loài cá biển”. Đây là đề tài khoa học đang được các nước áp dụng để phân loại chất lượng đối với mỗi loài cá ở từng khu vực biển khác nhau trên thế giới. Nói về lý do chọn vùng biển xa xôi này để đầu tư, tiến sĩ Aleksanđr Rogatnyky cởi mở: “Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định thành bại của việc nuôi các trên biển là phải có khu vực nuôi thích hợp. Chúng tôi đã đi khảo sát nhiều nơi dọc bờ biển Việt Nam mới chọn được địa điểm lý tưởng này. Đây là vùng biển sạch có độ sâu trên dưới 17 m, có dòng nước chảy, lại được che chắn bởi hòn đảo rộng 130 ha, bảo đảm an toàn mùa biển động, đồng thời cách ly bờ khoảng 3 km thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc hằng ngày”. Mô hình nuôi cá giữa biển của nhà đầu tư đến từ Nga này được triển khai vào cuối năm 2005, bắt đầu với 25 lồng gồm các loại cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng, cá bốp và tôm hùm với vốn đã đầu tư gần 20 tỷ đồng. Với môi trường nuôi thuận lợi, lại được một người có chuyên môn cao trực tiếp quản lý, tổ chức điều hành sản xuất nên đã đem lại thành công. Qua hai năm hoạt động, Công ty TNHH An Hải đã thu hoạch 220 tấn cá và tôm hùm xuất sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc. Ông Tổng giám đốc hứng khởi, bộc bạch: “Chất lượng cá nuôi ở đây rất tốt nhờ nuôi trong môi trường tự nhiên có nguồn nước sạch nên được thị trường ưa chuộng và đặt hàng với số lượng lớn, nhưng chúng tôi chưa thể đáp ứng. Vừa qua, Công ty chỉ xuất thô với giá 4,5 USD/kg, nhưng từ năm nay, chúng tôi sẽ chế biến cá phi-lê và cung cấp cho Sea Flower Co., Ltd - là công ty thành viên chuyên về bán hàng và thị trường trong tổ hợp Công ty Antel Sea Food, đặt tại Mỹ - để bán trực tiếp tại các siêu thị”. Mở hướng phát triển Nói về hướng phát triển nghề nuôi cá trên biển của công ty, Tổng giám đốc Aleksanđr Rogatnyky cho biết: Mục tiêu của công ty đến năm 2009 nuôi 200 lồng với sản lượng 3.000 tấn. Hiện có thêm 100 chiếc lồng nữa đang trên đường nhập về. Khó khăn lớn nhất của công ty là con giống không đủ và hệ thống lồng bè mua ở Việt Nam chưa đạt chất lượng. Do vậy, công ty đang đầu tư xây dựng trại sản xuất con giống và xưởng chế tạo lồng nuôi cá tại chỗ trên diện tích 6 ha với số vốn 35 tỉ đồng. Dự án này đi vào hoạt động vào cuối năm nay sẽ tạo việc làm thêm 100 lao động, thay vì chỉ có 19 lao động như hiện nay. Điều quan trọng hơn, khi đó công ty chẳng những chủ động được “đầu vào” mà còn mở ra hướng làm ăn cho nhân dân trong vùng bằng cách cung cấp con giống, lồng nuôi, hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân trong vùng phát triển nghề nuôi cá trên biển và công ty thu mua lại toàn bộ sản phẩm để xuất khẩu với số lượng gấp nhiều lần so với hiện nay. Trong câu chuyện đầy lạc quan của người chuyên gia nuôi thủy đặc sản có bước đi nhanh nhẹn và tự tin, tôi nhận ra rằng, người Tổng giám đốc năng động này còn trẻ hơn nhiều so với tuổi 57 của ông. Dường như nắng gió của biển cả vùng nhiệt đới nơi đây không hề làm thay đổi làn da trắng hồng của nhà đầu tư đến từ đất nước Nga. Hiện tại An Hải là một trong những làng biển thuộc loại nghèo nhất của Phú Yên. Phần lớn người dân trong xã sống dựa vào ngư nghiệp, chủ yếu bằng nghề khai thác hải sản ven bờ song đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29,2%. Khi người nước ngoài đến nuôi cá thì người dân địa phương mới nhận ra tiềm năng, lợi thế của vùng biển bãi ngang quê mình. Chỉ với 25 lồng nuôi, cho doanh thu 8,1 tỷ đồng, trả lương cho người lao động bình quân 2,1 triệu đồng/tháng mà Công ty TNHH An Hải thực hiện trong năm qua đã gây bất ngờ không ít người. Còn Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc rất tâm đắc khi được chứng kiến mô hình nuôi cá giữa biển nơi đây, đã chỉ đạo ngay cho Đảng bộ xã An Hải: “Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, An Hải phải lấy nuôi cá trên biển làm hướng phát triển. Cần học tập cách làm ăn của người nước ngoài để vươn lên thoát nghèo”. HT (nguồn VL) . kiến mô hình nuôi cá giữa biển nơi đây, đã chỉ đạo ngay cho Đảng bộ xã An Hải: “Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, An Hải phải lấy nuôi cá trên biển làm hướng phát triển. Cần học tập cách làm ăn. chìm dưới đáy biển. Theo ông Thanh, nuôi cá trên biển với mật độ dày có lợi thế không bị ô nhiễm gây bệnh cho cá vì thức ăn thừa và chất thải đều trở thành thức ăn cho các sinh vật biển song. cuối năm 2005, bắt đầu với 25 lồng gồm các loại cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng, cá bốp và tôm hùm với vốn đã đầu tư gần 20 tỷ đồng. Với môi trường nuôi thuận lợi, lại được một người có chuyên