- Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế,… là một nguồn rủi ro quan trọng.- Rủi ro do môi trường chinh trị:
Trang 1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1 Khái niệm rủi ro.
Định nghĩa về rủi ro rất đa dạng và phong phú, nhưng tựu chung lại có thể chia làm 2 trường phái lớn : Tường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa
+Theo trường phái truyền thống: rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm…
Thuộc trường phái này, ta có thể thấy các định nghĩa:
- Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”
- Theo cố GS Nguyễn Lân thì “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may” (Từ điển từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, tr.1540)
- Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau dớn, thiệt hại…”
- Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu cho rằng “Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”
- Hoặc “Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”
Tóm lại, theo cách nghĩa truyền thống thì “Rủi ro là hững thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn
có thể xảy ra cho con người”
+Theo trường phái trung hòa:
Theo trường phái này thì:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight)
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong đợi” (Allan Willett)
- “Rủi ro là một tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Preffer)
- “Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”
Trang 2- Diễn giải một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, trong cuốn “Rish management and insurance”, các tác giả C.Arthur William, Jr Micheal, L Smith đã viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”.
Tóm lại, theo trường phái trung hòa thì “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” Rủi ro có tính hai mặt: vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực Rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,…, nhưng cũng chính rủi ro có thể mang đến cho con người những cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro, người ta không chỉ tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, né tránh những rủi ro thuần túy, hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra, mà còn có thể “lật ngược tình thế”, biến thủ thành công, biến bại thành thắng, biến thách thức thành những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp trong tương lai
1.2 Quản trị rủi ro là gì.
Theo quan điểm của Kloman, Haimes và các tác giả khác về “quản trị rủi ro toàn diện”, cho rằng “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”
Theo cách nhìn mới, có bổ sung thêm “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công”
Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau:
- Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro
- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro
- Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện
- Tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công
1.3 Phân loại rủi ro
1.3.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống.
Trang 3- Rủi ro từ thảm họa: như động đất, núi lửa, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố,…
- Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hay lãi suất biến động,…
- Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung ứng hay quy trình hoạt động có lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn,…
- Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống còn, hưng thịnh hay suy vong của tổ chức, mà quản trị chiến lược cũng đồng nghĩa với quản trị rủi ro chiến lược
Quản trị rủi ro chiến lược tốt không chỉ giúp tổ chức tránh được rủi ro, giảm thiểu tổn thất, mà còn có thể giúp xoay chuyển tình thế, biến những nguy cơ thành cơ hội kinh doanh thuận lợi Có bảy rủi ro trong chiến lược chính:
+ Rủi ro dự án (dự án bị thất bại)
+ Rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi)
+ Rủi ro từ chuyển đổi (ngành kinh doanh đứng trước những thay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi, nếu không có sự lựa chọn thích hợp sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề)
+ Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ cạnh tranh không thể đánh bại)
+ Rủi ro thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh)
+ Rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận)
+ Rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm)
1.3.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro.
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: do các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, sét đánh, đất lở, hạn hán, gây ra Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của, làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng nề
- Rủi ro do môi trường văn hóa: là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,… của dân tộc khác, từ
đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất
cơ hội kinh doanh
Trang 4- Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế,… là một nguồn rủi ro quan trọng.
- Rủi ro do môi trường chinh trị: môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp
- Rủi ro do môi trường pháp luật: có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống luật pháp Luật pháp đề ra các chuẩn mực mà mọi người phải thực hiện và các biện pháp trừng phạt những ai vi phạm Trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp phức tạp hơn rất nhiều, bởi chuẩn mực luật pháp của các nước khác nhau
là khác nhau Nếu chỉ nắm vững và tuân thủ các chuẩn mực luật pháp nước mình, mà không am hiểu luật pháp nước đối tác thì sẽ gặp rủi ro
- Rủi ro do môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát,… đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn Đặc biệt các hiện tượng: tỷ giá hối đoái thay đổi, lãi suất thay đổi, giá cả hàng hóa biến động, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, kinh doanh quốc tế nói chung
- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: có thể xuất hiện dưới rất nhiều dạng như thiếu thông tin hoặc có những thông tin không chính xác dẫn đến bị thừa đảo, máy móc thiết bị bị sự cố, xảy ra tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo và khuyến mãi … bị sai sót Chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa thải nhân viên không phù hợp Sản phẩm bị thu hồi, xảy ra đình công, bãi công, nổi loạn…
- Rủi ro do nhận thức của con người: môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức Một khi nhận diện và phân tích không đúng, thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn
1.3.3 Phân loại rủi ro theo môi trường tác động.
- Môi trường bên trong: là môi trường hoạt động nội tại của tổ chức Đối với một doanh nghiệp để nghiên cứu rủi ro từ môi trường bên trong có thể chọn những hướng tiếp cận khác nhau, như: phân tích theo các lĩnh vực quản trị, marketing,
Trang 5tài chính và kế toán, sản xuất và tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin,… hoặc có thể phân tích theo các bộ phận của doanh nghiệp hoặc phân tích theo dây chuyền giá trị.
- Môi trường bên ngoài: bao gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế,
… xảy ra ở bên ngoài, doanh nghiệp không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Môi trường bên ngoài được chia thành hai loại:
+ Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, chính phủ, luật pháp, văn hóa – xã hội, nhân khẩu, địa lý, công nghệ, thông tin,…
+ Môi trường vi mô (môi trường cạnh tranh): nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế
Ngoài ra, để quản trị rủi ro trong doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương thì không chỉ phân tích môi trường của nước sở tại, mà còn phải phân tích môi trường thế giới, môi trường của quốc gia sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh
1.3.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro.
- Rủi ro về tài sản
- Rủi ro về nhân lực
- Rủi ro về trách nhiệm pháp lý
Phân loại theo đối tượng rủi ro.
- Rủi ro trong công nghiệp
- Rủi ro trong nông nghiệp
- Rủi ro trong kinh doanh thương mại
- Rủi ro trong hoạt động ngoại thương (XNK)
- Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro trong kinh doanh du lịch
- Rủi ro trong đầu tư
- Rủi ro trong ngành xây dựng
- Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
- Rủi ro trong ngành thông tin - liên lạc
- Rủi ro trong giáo dục - đào tạo
Trang 6CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG MÔI TRƯỜNG
DOANH NGHIỆP.
2.1 Các yếu tố cấu thành môi trường doanh nghiệp.
Môi trường của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô Nhưng trong đề tài này nhóm chỉ phân tích môi trường vi mô Môi trường vi mô trong doanh nghiệp được cấu thành các yếu tố cơ bản là:
- Văn hóa của doanh nghiệp
+Văn hóa của doanh nghiệp:
-Là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất qui định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp
-Là yếu tố quan trọng cấu thành nên môi trường của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp phản ánh các giá trị được công nhận và tạo niềm tin của những thành viên trong tổ chức Đồng thời văn hóa còn phản ánh quá khứ và giúp định hình tương lai của doanh nghiệp
Trang 7- Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
-Yếu tố này góp phần ảnh hưởng tới việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, và đồng thời cũng tiếng tăm của doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường
+ Nghiên cứu và phát triển
-Yếu tố ngày hỗ trợ cho doanh nghiệp thu thông thông tin về khách hàng, và nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường, giúp marketing của doing nghiệp phát triển những sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến qui trình sản xuất để giảm chi phí, mở rộng được thị phần của doanh nghiệp
-Ngoài ra nghiên cứu và phát triển giúp doanh nghiệp còn giúp dự đoán khả năng về công nghệ và khoa học, quản lý các rủi ro liên quan đến các sáng kiến, sản phẩm, dịch
vụ, và yêu cầu của sản xuất
+Bán hàng:
-Yếu tố bán hàng là yếu tố chính tạo ra doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.-Hiệu quả hoạt động bán hàng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Trang 8Tóm lại, các yếu tố trên cấu thành nên môi trường bên trong doanh nghiệp Các yếu tố này hỗ trợ nhau giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, và ngày càng phát triển trên thị trường.
2.2 Rủi ro trong sản xuất
Rủi ro chính trong quá trình sản xuất là thiết kế và sản xuất sản phẩm không đạt
những yêu cầu về chất lượng.Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
- Lỗi trong sản xuất:
+ Do người lao động không được đào tạo tốt ,trình độ tay nghề thấp, thể lực và tư duy của người lao đông chưa đạt yêu cầu
+ Môi tường làm việc không thích hợp, làm việc trong môi trường nguy hiểm ,ô nhiễm thời gian làm việc kéo dài
+ Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất Kết quả chính của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả.Các sản phẩm kém chất lượng phần lớn cũng
là do không áp dụng các công nghệ mới Các nguyên nhân mà sản phẩm bị lỗi thời chi phí sản xuất cao là:
• Không sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế
• Chậm cải tiến hay đổi mới công nghệ
• Không quan tâm nhiều đến cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới
- Lỗi trong thiết kế: Mặc dù yếu tố thiết kế đang ngày càng được các công ty quan
tâm chú ý, song hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm sai lầm, khiến lãnh đạo các công ty
khó có thể tận dụng hết tiềm năng mà nó có thể mang lại Sau đây là một số quan điểm
sai lầm hay gặp nhất:
+ Trong một số lĩnh vực, chất lượng quan trọng hơn thiết kế.Trong mọi ngành
nghề, chất lượng đã, đang, và sẽ luôn có một vai trò quan trọng Tuy nhiên, ở nhiều lĩnh vực, chất lượng mới chỉ là chiếc "vé vào cửa", giúp công ty gia nhập thị trường, chứ bản thân nó chưa đủ để giành thị phần và khách hàng trung thành về cho công ty.Chúng ta vẫn thường cho rằng chất lượng và hình thức có thể thay thế cho nhau Nhưng trên thực tế, thiết kế chính là một phương thức truyền đạt về chất lượng
Trang 9Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các công ty thường chỉ có điều kiện tập trung vào thiết kế sau khi họ đã làm chủ được về chất lượng, hoạt động phân phối, đồng thời hiểu rõ thị trường để đưa ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
Google, Coca Cola, HP, Procter & Gamble - đây chỉ là một số ví dụ về những công ty vừa "tốt gỗ" lại "tốt cả nước sơn"
Những gì đúng với đời sống cá nhân cũng đúng với đời sống kinh doanh - khi bạn mệt mỏi, choáng ngợp, và bối rối không biết làm gì tiếp theo, hình ảnh bên ngoài của bạn cũng không thể ở vào trạng thái tốt nhất được
Khi nhìn vào một cửa hàng bẩn thỉu, các mặt hàng bày bán, và thái độ phục vụ yếu kém, người tiêu dùng cũng sẽ đi đến những kết luận tương tự
Thiết kế tốt cũng giống như chuyện ăn mặc ra sao cho một buổi phỏng vấn vậy - bộ trang phục bạn khoác trên người thể hiện cho đối tác thấy rằng bạn coi trọng mối quan
hệ với họ
+ Giá cả hợp lý quan trọng hơn thiết kế đẹp.
Đúng là một số thiết kế và nhãn hiệu có giá trị lớn hơn, song giữa giá cả và thiết kế không tồn tại một mối tương quan tuyệt đối nào
Thiết kế tốt hiện diện với bất kỳ mức giá nào Có thể dẫn ra đây một số công ty tiêu biểu như Target, IKEA và LEGO - đối tượng các công ty này nhắm tới đều là phân đoạn khách hàng quan tâm tới giá cả
Có thể thấy xu hướng này ở danh sách 20 nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu, trong đó bao gồm cả các nhà bán lẻ cao cấp và những công ty cung cấp các sản phẩm/dịch vụ dễ tiếp cận hơn như Coca-Cola, McDonald's, Google và Gillette
Quan trọng hơn, một số thiết kế thuộc hàng sáng tạo nhất hiện nay đã ra đời với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đại trà của người tiêu dùng
Tata Nano, chiếc máy điện tim cầm tay giá rẻ của hãng GE, và chương trình sản xuất laptop giá rẻ cho trẻ em ở các nước đang phát triển chỉ là một số phản chứng tiêu biểu đối với các quan niệm về mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng, đồng thời tạo ra một trào lưu mới về thiết kế
+ Ai cũng muốn có thiết kế tốt, nhưng phải ra mắt sản phẩm vào đúng thời hạn.
Trang 10Theo định nghĩa, thiết kế là cả một quá trình thực hiện Để tập trung vào thiết kế, một công ty phải tiến hành kiểm nghiệm ý tưởng, tổng hợp thông tin phản hồi, và nhanh chóng đưa ra các ý tưởng mới.
Tuy nhiên, từ trước tới nay, các nhà thiết kế chỉ tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình phát triển sản phẩm - và họ vẫn thường xuyên phải sáng tạo ý tưởng mới dưới áp lực căng thẳng
Hãy thử quan sát các công ty nổi tiếng với thiết kế đẹp hiện nay Apple, P&G, Target, Amazon, LEGO cùng nhiều công ty khác đang ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm/dịch vụ và tung ra sản phẩm mới với tần suất cao hơn các đối thủ khác
Các nỗ lực về thiết kế không hề làm chậm lại quá trình ra mắt sản phẩm Thủ phạm chính là thái độ lưỡng lự, không dứt khoát khi ra quyết định Quá trình này có thể hiệu quả hơn nếu các công ty đưa vào áp dụng một bộ tiêu chí chung về thiết kế, giúp nhà quản lý có thể dựa vào đó để ra quyết định
+ Thiết kế và thẩm mỹ là những vấn đề quá chủ quan trong khi khách hàng cần
Thêm nữa, các ưu tiên về thiết kế được xác định dựa trên dữ liệu thực tế Ngày nay, với sự hỗ trợ của mạng internet và truyền thông xã hội, các công ty có thể tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của người tiêu dùng với chi phí không quá cao
+ Quan trọng là sáng tạo ra sản phẩm/dịch vụ và tin tưởng vào các chuyên gia quảng cáo, chứ không phải thiết kế.
Quá trình giao thoa giữa thương hiệu, quảng cáo, và thiết kế đang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh
Hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu, nếu được thực hiện tốt, có thể đẩy mạnh hơn nữa tác động của một thiết kế xuất sắc; song nếu thông điệp mà các hoạt
Trang 11động đó đưa ra không được kiểm chứng bằng trải nghiệm thực tế, hiệu quả mà chúng mang lại vẫn chỉ có giá trị tạm thời.
Trong những trường hợp xuất sắc, bản thân thiết kế cũng có thể quảng cáo cho sản phẩm Các minh chứng tuyệt vời là Dyson, FlipCam, iPod, và Method Các thiết kế này đều có khả năng kích cầu và củng cố sự trung thành của khách hàng
Không phải ngẫu nhiên mà các công ty lớn đều thường xuyên thực hiện thành công những chiến dịch quảng cáo và sử dụng truyền thông xã hội một cách hiệu quả - họ đều đang tận dụng hết mức sự hiểu biết sâu sắc của mình về người tiêu dùng
Các lãnh đạo doanh nghiệp không cần phải theo học chuyên khoa thiết kế để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ có thiết kế tuyệt vời Họ chỉ cần lưu ý thực hiện những kỹ năng chính của mình - lắng nghe người tiêu dùng, đặt câu hỏi, và sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng mới - vào quá trình xây dựng thiết kế
Để đưa ra được những thiết kế xuất sắc, các công ty phải quan sát người tiêu dùng - chứ không phải sản phẩm của đối thủ - kỹ càng hơn nữa
TÓM LẠI khi thực hiện tốt quá trình thiết kế và sản xuất sẽ giúp cho donh nghiệp:
+Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra;
+Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm;
+Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường
2.3 Rủi ro trong tài chính
Rủi ro trong tài chính là “những điều không lành mạnh, không tốt, bất ngờ xẩy ra trong tài chính doanh nghiệp” Khoa học về quản trị tài chính doanh nghiệp và tổng kết từ thực tiễn đã cho thấy, rủi ro trong TCDN luôn luôn gắn liền với tình trạng lạm phát trong nền kinh tế và gồm có:
+ Rủi ro về cân đối dòng tiền
Các luồng tiền vào doanh nghiệp và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy
ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp đến hạn Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay không được
Trang 12trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp
đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản
+ Rủi do về lãi suất tiền vay
Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính Song, có rất nhiều nhân
tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay Thông thường khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu
nó tồn tại trong một thời kỳ dài
+ Rủi ro về sức mua của thị trường
Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán Khi lạm phát, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến sức mua giảm Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi Phần lớn khả năng thanh toán tập trung cho những nhu cầu thiết yếu Vì vậy, sẽ có không ít mặt hàng lượng tiêu thụ sẽ
Trang 13giảm đi đáng kể Khi đó, rủi ro về sức mua của thị trường đã xảy ra Nó thể hiện qua
số lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh
+ Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Là rủi ro xẩy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá Với những doanh
nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh Đây là rủi
ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn
+ Rủi ro về khả năng tái đầu tư
Muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước Đó chính là quá trình tái đầu
tư Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó Khi lạm phát xẩy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí
là một số âm Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp Nếu điều đó xẩy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mình trên thị trường Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư lạm phát có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại
Nguyên nhân xảy ra các rủi ro về tài chính doanh nghiệp có ở tầm vi mô - hay là công tác quản trị của bản thân các doanh nghiệp và cả ở tầm vĩ mô - hay là những biến động trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân Vì vậy, phòng ngừa rủi ro từ việc quản trị
và điều hành hàng ngày phải được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc quản
từ các rủi ro đối với từng doanh nghiệp Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, các doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Tôn trọng nguyên tắc thận trọng khi lập kế hoạch kinh doanh hoặc dự án đầu tư: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính trong kinh doanh, đầu tư
+ Thường xuyên phân tích tình hình tài chính nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Một trong những công cụ để phân tích tình hình tài chính