1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

LỖI TRONG SO SÁNH (2) pdf

7 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 94,25 KB

Nội dung

LỖI TRONG SO SÁNH 2 Trong so sánh hơn dùng tĩnh từ, sách vở chỉ rõ ràng và đơn giản: dùng more với tĩnh từ dài + than: beautiful/ more beautiful, attractive/more attractive.... Trong Lon

Trang 1

LỖI TRONG SO SÁNH (2)

Trong so sánh hơn dùng tĩnh từ, sách vở chỉ rõ ràng và đơn giản:

dùng more với tĩnh từ dài + than:

beautiful/ more beautiful, attractive/more attractive

thêm er ở sau tĩnh từ ngắn:

short/shorter, old/older, big/bigger

nhưng ngoại lệ thì nhiều và khó nhớ hết được (như more terse/

more still một âm mà đi với more)

Trang 2

Các thầy cô thường khuyên nếu không rõ thì nên tra tự điển

Nhưng như bạn thấy, ngay trong tự điển, họ ‘nói’ và ‘làm’ cũng

khác nhau Trong Longman Dictionary, họ viết tricky, (inflected

form) trickier (đúng theo như trong văn phạm truyền thống) nhưng

trong phần collocation của họ có bẩy thí dụ dùng ‘more tricky’

trong so sánh Hết ý! Bên Merriam-Websters thì thoáng hơn, ghi

rõ những tĩnh từ có thể dùng cả hai, more hoặc thêm er (như

more racy or racier, more sober or soberer, more skinny or

skinnier )

Đúng ra khi làm bài, chúng ta nên theo văn phạm truyền thống,

thi cử mà Nhưng chúng ta cũng nên biết một số ‘trường hợp

khác thường’ trong so sánh hơn như:

Trang 3

I am lazier than him.(Đúng)

I am lazier than he is (Đúng)

I am more lazy than him/he is (Trật – vì tĩnh từ ngắn loại này

thường thêm er ở sau)

I am more lazy than sleepy (Đúng)

I am lazier than sleepy (Trật – vì trong phép so sánh, hai ‘thứ’

phải ‘tương đương’ )

Nhưng

I am getting sleepier and sleepier (Đúng)

Trang 4

I am getting more and more sleepy (Cũng đúng luôn – vì không

thuộc so sánh hơn trực tiếp, hơn nữa không có than đi theo)

Khi so sánh chúng ta thường phải dùng more + tĩnh từ hoặc tĩnh

từ + er trong so sánh hơn (cho hai thứ gì đó ) và dùng most +

tĩnh từ hoặc tĩnh từ + est cho so sánh nhất (cho ba hoặc nhiều

hơn) Theo luật văn phạm, ai cũng biết là phải dùng better cho

‘hơn’ và best cho ‘nhất’ Vậy mà bọn Anh, Mỹ có những câu họ

dùng best trong khi chỉ có hai thứ để chọn thôi bạn Họ gọi mấy

loại này là idioms hay idiomatic expressions Chắc bạn còn nhớ

nhóm chữ “put one’s best foot forward” Cho một thí dụ để bạn

nhớ lại:

Trang 5

Instead of putting his best foot forward and mentioning his

excellent qualifications for the job, John sat there without opening

his mouth (Thay vì phô trương cái hay đẹp của mình và trình bày

rằng mình có đầy đủ khả năng để đảm nhận chức vụ này, John

lại ngồi ỳ ra chẳng nói một lời)

Bạn có thể phản đối vì làm sao xài best được vì con người chỉ có

hai chân, hai thôi thì phải dùng better chứ Nhưng bạn phải dùng

như vậy, sửa lại là bạn trật liền Có lẽ tại vì họ dùng như vậy cả

ngàn năm trước khi có người viết sách văn phạm

Câu “get the best of both worlds” cũng vậy – both chỉ là ‘hai’ vậy

mà đi với best

Trang 6

Câu này được dùng khi hai thứ tốt đẹp buộc phải chọn một,

người chọn muốn cả hai Thí dụ:

More and more women are having nurse midwives deliver their

babies in hospitals They want to get the best of both worlds: the

care of hospital and the excellent exprience of midwife (Muốn đủ

thứ - mấy bà mụ thường chỉ đỡ đẻ ở nhà thôi)

Còn câu “may the best man win”, dân bản xứ cũng hay dùng

trước cuộc so tài giữa hai đối thủ như trong boxing, tennis mà

người nói mong muốn người giỏi hơn, tài hơn, xứng đáng hơn sẽ

thắng Thí dụ:

Trang 7

Most people want to see Roger Federer and Andy Murray going

toe to toe and may the best man win (go toe to toe = đối đầu trực

tiếp)

Bởi thế nhiều người nói rằng văn phạm tiếng Anh là vậy coi vậy

mà không phải vậy Luật nào hầu như cũng có ngoại lệ, mà nếu

không biết mấy cái ‘ngoại lệ’ này, thế nào cũng có ngày ‘lâm

nạn’

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w