Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất

Một phần của tài liệu mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay (Trang 41 - 43)

- Lý thuyết Tương tác biểu trưng Giới:

3. Đã có sự bình đẳng hơn trong việc ra quyết định các vấn đề trong gia đình

3.1. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất

Trong điều kiện sống của các gia đình hiện nay, người vợ – người phụ nữ đã thực sự trở thành người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống kinh tế của gia đình. Họ cũng tạo ra thu nhập không thua kém gì nam giới, thậm chí ở không ít lĩnh vực hoạt động kinh tế họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính. Chính từ thực tế này mà vị thế kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngày càng được nâng cao, điều này được thể hiện rõ trong quyền ra quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất

Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Không phù hợp Tổng Các hoạt động kinh doanh 22.2% 21.4% 20.9% 3.4% 3.3% 28.9% 100.0% Các hoạt động sản xuất 23.4% 17.0% 23.9% 2.5% 3.0% 30.1% 100.0%

Bảng số liệu trên cho ta thấy, quyền quyết định đối với các công việc kinh doanh, sản xuất, giờ đây không chỉ dành riêng cho nam giới mà còn dành cho nữ giới (tỉ lệ người được hỏi trả lời quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh – sản xuất là do nam giới quyết định hay nữ giới quyết định chênh nhau không đáng kể). Tuy nhiên phụ nữ không phải ra quyết định các công việc này một mình mà có sự tham gia của nam giới. Xu hướng cả hai vợ chồng cùng quyết định trong hoạt động

kinh doanh là 20,9%, trong các hoạt động sản xuất là 23,9%. Với việc tham gia vào quyền quyết định trong các lĩnh vực kinh tế như vậy đã nâng vị trí của người phụ nữ lên ngang tầm với nam giới khiến họ có vai trò quan trọng trong việc cùng chồng ra quyết định và thực hiện các chức năng kinh tế của gia đình.

Tuy nhiên khi nói đến quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các công việc kinh doanh, sản xuất thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là trình độ học vấn. Trình độ học vấn sẽ quyết định khá nhiều đến quyền ra quyết định các công việc kinh doanh – sản xuất, sự thành bại trong các công việc đó.

Khi xem xét tương quan giữa trình độ học vấn và người ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, kết quả thu được như sau

Trình độ học vấn NTL * Quyết định hoạt đông kinh doanh Crosstabulation

Trình độ học vấn NTL

Quyết định hoạt động kinh doanh

Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Total Không biết chữ .0% 23.1% 23.1% 7.7% 7.7% 38.5% 100.0% Dưới PTTH 20.2% 18.6% 20.2% 3.8% 2.2% 35.0% 100.0% PTTH 25.3% 23.2% 22.3% 2.7% 2.7% 23.8% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 23.8% 21.3% 18.8% 2.5% 10.0% 23.8% 100.0% CĐ< ĐH, >ĐH 19.8% 24.4% 19.8% 4.7% 2.3% 29.1% 100.0%

Quyền quyết định các hoạt động sản xuất

Không biết chữ 7.7% 30.8% 30.8% 7.7% 7.7% 15.4% 100.0%

Dưới PTTH 26.2% 20.2% 26.8% 4.1% 1.9% 20.8% 100.0%

PTTH 24.4% 15.4% 22.6% 1.2% 3.0% 33.4% 100.0%

Trung cấp, dạy nghề 15.0% 15.0% 20.0% 1.3% 7.5% 41.3% 100.0%

Qua bảng tương quan trên cho ta thấy, hầu như ở trình độ học vấn nào thì công việc kinh doanh, sản xuất cũng do cả hai vợ chồng cùng nhau quyết định là chủ yếu . Điều đặc biệt là với những người không biết chữ thì đều cho rằng người phụ nữ có vai trò ra quyết định nhiều hơn khá nhiều so với nam giới. Trình độ học vấn càng cao thì quyền quyết định của phụ nữ so với nam giới trong các công việc kinh doanh – sản xuất ngày càng ngang nhau, có sự chênh lệch nhưng chênh lệch rất ít, không đáng kể. Như vậy có thể khẳng định rằng, ngày nay phụ nữ đã có vị trí quan trọng trong gia đình. Chính từ thực tế này, vị thế kinh tế của người phụ nữ ngày càng được nâng cao hơn và vai trò của họ đã được nam giới thừa nhận. ở đây đã có sự bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w