Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ

Một phần của tài liệu mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay (Trang 25 - 33)

- Lý thuyết Tương tác biểu trưng Giới:

1. Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình

1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ

“Công việc nội trợ” là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa nào thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải thực hiện 216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy đến việc chăm sóc người ốm. “Công việc nội trợ gia đình” hay còn được xem là hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt đọng thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người song lại không thường hoặc khó quy đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy những công việc nội trợ trong gia đình (còn được gọi là lao động gia đình) cho đến nay vẫn được xem xét là loại hình lao động không được trả công. ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnh vực “không hoạt động kinh tế” và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ. Trong điều kiện hiện nay liệu quan niệm về sự phân công này đã thay đổi? Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sức lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt đọng này không diễn ra mà thay vào đó là sự chen lấn của các loại hình dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao. Nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình. Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình học tập, làm việc, trình độ của lao động nữ cũng ngày càng được nâng cao rõ rệt. Những người phụ nữ không muốn chỉ được bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp mà còn cả trong công việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công lao động một cách hợp lí hơn giũa vợ và chồng trong các công việc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác. Việc cùng gánh vác trách nhiệm đối với gia đình mang y nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ không còn đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân

tích cực. Nói cách khác sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi không chỉ cho nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các thành viên trong các hoạt động thiết yếu của gia đình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi : “Trong gia đình ông/bà ai là người thường thực hiện chính công nội trợ? ”, và kết quả thu được như sau:

Chồng Vợ Chồng và vợ Con Người khác Tổng

Nội trợ 6,5% 64.5% 14.8% 8.1% 6.0% 100%

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy một thực tế là hầu như không có thay đổi đáng kể ở sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong công việc nội trợ. Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc thuộc về nội trợ 64,5%. Sự tham gia của người chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ có 6,5% và cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc nội trợ cũng chỉ ở mức 14,8%. Như vậy qua những số liệu thu thập được từ bảng hỏi, có thể thấy rằng trong các hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay thì dường như vẫn còn duy trì theo mô hình phân công truyền thống: công việc nội trợ của gia đình vẫn do người vợ đảm nhận.

Trong một cuộc phỏng vấn sâu cá nhân được tiến hành, chúng tôi nhân thấy đa số những người trả lời đều cho rằng sự phân công lao động như vậy là phổ biến và có thể nó sẽ được duy trì trong một thời gian dài nữa.

Phỏng vấn sâu 1: Nam sinh năm 1971

Câu hỏi: Trong gia đình ông thì ai đảm nhiệm các công việc nội trợ như nấu cơm, quét nhà, giặt giũ, dọn nhà, mua thức ăn…

Câu trả lời: Tất nhiên là vợ tôi phải đảm nhiệm hết những công việc đó rồi. Tôi đã kể về lịch làm việc của tôi khá là bận nên tôi hầu như không có thời gian làm những công việc nhà. Việc nội trợ thì do vợ tôi làm hết còn vào những ngày nghỉ, thỉnh thoảng tôi cũng giúp đỡ vợ tôi làm việc nhà. Thường thì khi tôi về nhà là tôi đã rất mệt, và tôi chỉ muốn đi ngủ.

Sự khác biệt quá lớn giữa vợ và chồng trong công việc gia đình tưởng như bị yếu tố kinh tế trong điểu kiện mới bị che lấp, khiến nó bị xem nhẹ, làm cho cả nam và nữ đều coi nó là chuyện tất yếu, không có gì quan trọng hay đáng lưu y cả bởi vì hoàn cảnh buộc người ta phải lựa chọn như vậy để đảm bảo đời sống của gia đình. Nhưng thực tế những công việc nôi trợ không phải là một công việc đơn giản, nhẹ nhàng như quan niệm của nhiều người, nó cũng đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện, người phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công việc lao động sản xuất như nam giới, mặt khác lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian cho công việc bếp núc, don dẹp nhà cửa, với sức khỏe của người phụ nữ liệu như vậy có quá sức không?

Phỏng vấn sấu số 4

…..Tôi cho rằng đàn ông khó làm nội trợ được, nếu để họ đi mua bán gì chắc sẽ bị mua đắt. Theo họ người phụ nữ có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ làm tốt hơn. Người phụ nữ ngay từ nhỏ đã tỏ ra có khả năng vượt trội hơn nam giới về khoản bếp núc, may vá, thêu thùa nên họ làm công việc nhà dễ dàng hơn là chuyện đương nhiên. Họ khéo léo hơn nên đảm nhiệm công việc nhà cũng dễ hơn.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy việc duy trì mô hình phân công lao động truyền thống tại hai địa bàn khảo sát là phường Hoàng Văn Thụ và xã Hoàng Đồng hiện nay có nguyên nhân sâu sa từ nhận thức của chính những người vợ và người chồng.

* Xem xét vấn đề tương quan giới người trả lời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ có 811 người trả lời trong đó có 383 người là nam chiếm tỉ lệ 47,2%, có 428 người là nữ chiếm tỉ lệ 52,8%, chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 1 tương quan giới tính người trả lời với công việc nội trợ Giới tính người

trả lời

Nội trợ (%) Total

Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác

Nữ 5.8% 68.9% 11.4% 8.6% 5.1% 100.0% Nhìn vào bảng tương quan, chúng ta đều nhận thấy cả hai giới đều thừa nhận phụ nữ đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ

* Xem xét vấn đề tương quan trình độ học vấn người trả lời với công việc nội trợ có 811 người trả lời trong đó mù chữ có 13 người trả lời đạt 1,6%; dưới PTTH có 311 người chiếm 38,3%; PTTH có 327 người chiếm 40,3%; trung cấp, dạy nghề có 77 người chiếm 9,5%, cao đẳng, đại học và trên đại học có 83 người chiếm 10,2%, chúng tôi thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 2 Tương quan trình độ học vấn của người trả lời với việc thường xuyên thực hiện công việc nội trợ

Nhìn vào bảng số liệu trong bảng trên ta thấy câu trả lời về các công việc giữa các cấp học không có sự khác biệt, hầu hết họ thừa nhận phụ nữ là người đảm nhận các công việc nội trợ.

* Xem xét vấn đề tương quan độ tuổi của người trả lời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ có 811 người trả lời trong đó độ tuổi dưới 20 có 19 người trả lời chiếm 2,3%; độ tuổi từ 21 đến 40 có 407 người trả lời chiếm 50,2%; độ tuổi từ 41 đến 60 có 337 người trả lời chiếm 41,6%; độ tuổi trên 60 có 48 người

Trình độ học vấn Nội trợ Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không biết chữ .0% 53.8% 7.7% 7.7% 30.8% 100.0% Dưới PTTH 6.1% 66.6% 16.1% 8.0% 3.2% 100.0% PTTH 7.3% 64.8% 14.1% 8.3% 5.5% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 10.4% 53.2% 10.4% 9.1% 16.9% 100.0% CĐ< ĐH, >ĐH 2.4% 67.5% 18.1% 7.2% 4.8% 100.0%

Bảng 3 Tương quan độ tuổi của người trả lời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ

Tuổi của người trả lời (biến khoảng) Nội trợ Total Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Dưới 20 5.3% 42.1% .0% 10.5% 42.1% 100.0% Từ 21 đến 40 6.6% 64.4% 14.0% 7.4% 7.6% 100.0% Từ 41 đến 60 6.5% 66.2% 18.4% 7.1% 1.8% 100.0% Trên 60 tuổi 6.3% 62.5% 2.1% 20.8% 8.3% 100.0% Bảng tương quan trên cho thấy ở mọi lứa tuổi người trả lời đều cho rằng phụ nữ là người đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ.

* Xem xét vấn đề tương quan của dân tộc người trả lời với người thường xuyên làm nội trợ có 811 người trả lời; trong đó có 343 người dân tộc Kinh chiếm 42,3%; có 165 người dân tộc Nùng chiếm 20,3%; có 273 người dân tộc Tày chiếm 33,7%; có 25 người là người Hoa chiếm 3,1%, còn lại là 5 người dân tộc khác chiếm 0,6%; chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4 Tương quan dân tộc cua rngười tra rlời với việc thường xuyên làm công việc nội trợ

Dân tộc Nội trợ Total

Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác

Kinh 6.1% 65.9% 13.7% 7.6% 6.7% 100.0%

Tày 7.7% 60.4% 17.2% 9.5% 5.1% 100.0%

Hoa 4.0% 68.0% 8.0% 16.0% 4.0% 100.0%

Khác .0% 60.0% 40.0% .0% .0% 100.0%

Bảng tương quan trên cho thấy những người trả lời ở các dân tộc khác nhau như, dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, hay người Hoa đều cho rằng hầu hết phụ nữ làm công việc nội trợ.

* Có thể nói qua khảo sát thực tế, chúng ta thấy dù bất kì nam hay nữ, độ tuổi trẻ hay già, trình độ học vấn cao hay thấp, các dân tộc khác nhau, hầu hết người trả lời đều thừa nhận vai trò của người phụ nữ trong công việc nội trợ. Điều đó cho chúng ta thấy giả thuyết về mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ, người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ là hoàn toàn có cơ sở.

Cũng theo quan niệm truyền thống, tương ứng với sự phân công lao động đó là quyền quyết định của người vợ trong các khoản chi tiêu hằng ngày. Quan niệm về chức năng “tay hòm chìa khoá” của người phụ nữ vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Những kết quả thu được thông qua việc phỏng vấn sâu cho thấy, lí do của thực trạng trên đó là việc phụ nữ thường đảm nhiệm việc chi tiêu hằng ngày cho sinh hoạt trong gia đình. Hay:

Phỏng vấn sâu số 3

Vậy thì ai là người quyết định khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình trong nhà cô ạ?

Cô là người đi chợ cơm nước nên cô là người quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày của gia đình.

Tuy nhiên vấn đề đáng lưu ý ở đây là việc đảm nhiệm chủ yếu việc giữ tiền Phỏng vấn sâu số 2

Vậy còn các khoản chi tiêu hằng ngày thì do ai quyết định?

Tuy là cả hai vợ chồng cùng giữ tiền nhưng các khoản chi tiêu hằng ngày trong nhà thường thì do vợ tôi quyết định, cô ấy tính toán giỏi hơn tôi nên tôi thấy để vợ tôi quyết định các khoản chi tiêu là hợp lí.

gia đình. Do đó có thể nhận thấy sự bất bình đẳng ngay cả trong một vấn đề mà bề ngoài dường như là có lợi thế cho phụ nữ. Trên thực tế việc giữ tiền trong gia đình gần như ngầm định người vợ là người thực hiện các công việc tiếp theo trong chuỗi các công việc nội trợ.

* Xem xét vấn đề tương quan giới của người trả lời với quyền ra quyết định trong các khoản chi tiêu hằng ngày có 396 người là nam, đạt 47,8%; 432 người là nữ đạt 52,2%

Bảng 5 Tương quan giới tính của người trả lời quyền quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày

Giới tính NTL

Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày

Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Nam 10.9% 64.1% 14.6% 4.0% 3.8% 2.5% 100.0% Nữ 4.9% 73.1% 13.0% 3.2% 3.9% 1.9% 100.0%

Nhìn vào bảng tương quan trên cho thấy cả hai giới đều thừa nhận phụ nữ là người ra quyết định trong các khoản chi tiêu hằng ngày.

* Xem xét vấn đề tương quan về trình độ học vấn với việc ra quyết định trong các khoản chi tiêu hằng ngày có 828 người trả lời trong đó 13 người không biết chữ chiếm 1,6%, 317 người dưới PTTH chiếm 38,3%; 332 người từ PTTH trở lên chiếm 40,1%, có 80 người trình độ học vấn là trung cấp dạy nghề chiếm 9,7%; có 86 người trình độ học vấn là cao đẳng, đại học, trên đại học chiếm 10,4%.

Bảng 6 Tương quan trình độ học vấn của người trả lời với việc quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày

Trình độ học vấn NTL

Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Không biết chữ 15.4% 46.2% 15.4% 15.4% 7.7% .0% 100.0% Dưới PTTH 8.2% 71.3% 13.6% 4.4% 2.2% .3% 100.0% PTTH 8.4% 67.5% 14.5% 3.0% 3.6% 3.0% 100.0% Trung cấp, dạy nghề 7.5% 61.3% 11.3% 1.3% 13.8% 5.0% 100.0% CĐ< ĐH, >ĐH 2.3% 75.6% 14.0% 3.5% 1.2% 3.5% 100.0%

Bảng 7 Tương quan tuổi của người trả lời với việc quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày

Tuổi của người trả lời (biến khoảng)

Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày

Chồng Vợ Vợ chồng Con Người khác Không phù hợp Dưới 20 .0% 50.0% .0% 5.0% 35.0% 10.0% 100.0% Từ 21 đến 40 8.3% 65.6% 14.5% 3.3% 5.5% 2.9% 100.0% Từ 41 đến 60 7.7% 74.9% 14.2% 1.8% .6% .9% 100.0% Trên 60 tuổi 6.1% 63.3% 10.2% 18.4% .0% 2.0% 100.0%

Bảng 8 Tương quan dân tộc của người trả lời với quyền quyết định các khoản chi tiêu hằng ngày

Dân tộc của NTL

Quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày

Kinh 5.4% 70.7% 10.8% 4.3% 4.8% 4.0% 100.0% Nùng 9.4% 63.5% 19.4% 4.1% 3.5% .0% 100.0%

Tày 9.7% 69.7% 13.7% 2.5% 2.9% 1.4% 100.0%

Hoa 4.0% 76.0% 12.0% 4.0% 4.0% .0% 100.0%

Khác 20.0% 40.0% 40.0% .0% .0% .0% 100.0%

Một phần của tài liệu mối quan hệ giới về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w