Co giật vì... thuốc pot

5 177 0
Co giật vì... thuốc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Co giật vì thuốc Co giật là một biểu hiện bệnh lý rất thường gặp trong thực tế. Theo một nghiên cứu trên hơn 30.000 trường hợp co giật ở Anh, tỷ lệ co giật do thuốc chiếm khoảng 0,1%. Ngoài bệnh động kinh là nguyên nhân chủ yếu gây ra co giật, rất nhiều nhóm nguyên nhân khác có thể gây ra hoặc góp phần gây ra biểu hiện bệnh lý này như sốt cao, tai biến mạch não, viêm não, rối loạn điện giải, suy chức năng gan hoặc do thuốc. Trong thực tế, việc xác định chính xác nguyên nhân gây co giật là do thuốc hay do bệnh lý khiến người bệnh phải dùng thuốc thường gặp nhiều khó khăn. Các nhóm thuốc chủ yếu gây ra co giật là thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh, cocain, amphetamin và theophyllin. Bản thân các thuốc chống co giật cũng có thể gây co giật trong một số ít trường hợp. Ngoài ra, việc ngưng dùng đột ngột các thuốc chống co giật cũng có thể là nguyên nhân gây co giật. Cơ chế chính xác của hiện tượng co giật do thuốc rất khó xác định, nhất là trong những trường hợp có suy gan, suy thận, có bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương, mắc đồng thời nhiều bệnh hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc. Trên lâm sàng, thuốc có thể gây nhiều dạng co giật khác nhau như rung giật cơ, cơn giật từng phần hoặc toàn thể. Người già và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị co giật do thuốc. Các thuốc chống trầm cảm: Nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể gây co giật ở liều điều trị thông thường. Co giật do thuốc chống trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào của quá trình dùng thuốc, nhưng thường gặp khi thay đổi liều dùng hoặc ngưng dùng thuốc đột ngột. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây co giật ở liều thông thường với tần suất 0,1–0,5%, nguy cơ này tăng cao gấp 13 lần khi dùng quá liều. Các loại thuốc chống trầm cảm mới hơn như fluoxetin, venlafaxin cũng có thể gây ra co giật nặng trong một số trường hợp dùng quá liều hoặc khi dùng phối hợp với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và một số nhóm thuốc khác gây tăng nồng độ của các thuốc này trong máu. Thuốc chống động kinh: Tác dụng đảo ngược của các thuốc chống động kinh đã được ghi nhận từ những năm 1960, tác dụng này có thể kích hoạt tình trạng co giật đã tồn tại từ trước hoặc tạo ra các dạng co giật mới, nhất là ở trẻ em. Các thuốc chống động kinh thường kích hoạt các cơn co giật khi dùng quá liều, nhưng cũng có thể gặp với liều điều trị thông thường. Nguy cơ co giật do thuốc chống động kinh tăng lên khi bệnh nhân có kèm theo viêm gan, viêm não do thuốc, phải dùng phối hợp nhiều loại thuốc và bệnh nhân trẻ tuổi. Thuốc an thần: Những bệnh nhân phải dùng phối hợp thuốc an thần với thuốc chống co giật thường gây nên sự tương tác giữa các thuốc này và làm giảm hiệu quả điều trị của các thuốc chống động kinh. Tất cả các thuốc an thần điển hình và không điển hình đều có nguy cơ gây co giật. Các thuốc có nguy cơ cao nhất gây co giật là nhóm phenothiazin và clozapin, một loại an thần không điển hình thuộc nhóm dibenzodiazepin. Các thuốc khác như fluphenazin, haloperidol, pimozid và risperidon ít có nguy cơ gây co giật. Thuốc kháng histamine H1: quá liều thuốc kháng histamin có thể gây rung giật cơ, rối loạn vận động và sau đó là co giật. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất bị co giật do các thuốc này. Chlorphenamin và diphenhydramin là những thuốc được ghi nhận nhiều nhất gây ra biểu hiện co giật. Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 cũng có nguy cơ gây co giật cao hơn so với các thuốc thế hệ 2 như loratadin, cetirizin. Thuốc gây tê, gây mê: các thuốc gây mê đường hít và đường tiêm truyền đều có khả năng gây ra các bất thường dạng động kinh trên điện não đồ. Tác dụng này xảy ra với hầu hết các thuốc gây mê như enfluran, isofluran, sevoflurane, etomidate, ketamin và propofol. Các thuốc gây tê tại chỗ như lidocain, bupivacain cũng có khả năng gây ra các cơn co giật toàn thể, thường gặp nhất là các trường hợp ngộ độc do tiêm nhầm các thuốc này. Thuốc kháng sinh: penicillin và các kháng sinh khác trong nhóm b lactam đều có nguy cơ gây co giật. Nguy cơ co giật tăng lên khi người bệnh có suy thận, viêm màng não, tiền sử co giật từ trước, người già và trẻ em hoặc dùng quá liều. Các kháng sinh nhóm tetracyclin, macrolid và aminoglycosid đều ít có nguy cơ gây co giật. Các kháng sinh nhóm quinolon như norfloxacin, ofloxacin và ciprofloxacin đều có nguy cơ gây co giật khi dùng quá liều. Nguy cơ này tăng lên ở bệnh nhân có suy thận, rối loạn thăng bằng điện giải hoặc điều trị phối hợp với phenytoin. Isoniazid, một loại thuốc chống lao cũng có thể gây co giật ở liều điều trị thông thường. Ngoài các nhóm thuốc kể trên, một số nhóm thuốc khác cũng được ghi nhận gây ra biểu hiện co giật trong một số ít trường hợp như nhóm thuốc diệt virut (như zidovudin, efavirenz), thuốc ức chế miễn dịch (như ciclosporin, azathioprin), một số loại vaccin (đặc biệt là vaccin ho gà), thuốc giảm đau (như mefenamic acid), thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và một số loại thảo dược. . Co giật vì thuốc Co giật là một biểu hiện bệnh lý rất thường gặp trong thực tế. Theo một nghiên cứu trên hơn 30.000 trường hợp co giật ở Anh, tỷ lệ co giật do thuốc chiếm khoảng. nhân gây co giật là do thuốc hay do bệnh lý khiến người bệnh phải dùng thuốc thường gặp nhiều khó khăn. Các nhóm thuốc chủ yếu gây ra co giật là thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống. sinh, cocain, amphetamin và theophyllin. Bản thân các thuốc chống co giật cũng có thể gây co giật trong một số ít trường hợp. Ngoài ra, việc ngưng dùng đột ngột các thuốc chống co giật cũng

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan