1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rượu thuốc: Lợi hay hại? docx

5 187 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 104,84 KB

Nội dung

Rượu thuốc: Lợi hay hại? Người không uống rượu sẽ dễ dàng nói ra vô số “tệ hại” do rượu mang đến, nhưng người nghiện rượu thì cũng có vô vàn lý sự để chứng tỏ “cái hay” do men nồng mang lại. Vậy xét về mặt khoa học và xã hội thì lợi hại của “thứ nước uống quen thuộc” này cần được đánh giá như thế nào cho thật sự công bằng? Từ sự ngộ nhận về rượu Cơ thể ta cần những chất dinh dưỡng để xây dựng nên tế bào và các tổ chức, vì thế hằng ngày ta phải ăn chất đạm (cá, thịt ) nhưng đồng thời cũng rất cần năng lượng để hoạt động vì thế bữa ăn không thể thiếu các chất bột, chất mỡ (gạo, dầu ). Rượu không cho ta chất dinh dưỡng nhưng cho ta năng lượng. Mỗi mililít cồn cho ta 5,6 calory. Nếu uống 100ml rượu khoảng bằng 30ml cồn ta cũng có chừng 168 calory, tức là chưa đầy 10% năng lượng mà một người bình thường cần có. Nhưng để chuyển rượu thành năng lượng thì cơ thể phải có thời gian. Nếu bạn cân nặng 50kg thì mỗi ngày gan bạn chỉ có khả năng chuyển hóa được khoảng 150ml cồn. Nếu uống một lần 100ml rượu dù là rượu 30 độ trong người bạn cũng đã có 33ml cồn, dĩ nhiên cơ thể cần đến 5 giờ 30 phút để phân giải. Trong bia thấp nhất có 10 độ cồn và uống một chai bia 333ml cũng có nghĩa là bạn đã uống một lượng cồn tương đương như uống 100ml rượu. Gan là cơ quan làm nhiệm vụ chuyển hóa. Khi uống nhiều rượu (bia) thì gan làm việc quá sức dẫn đến các bệnh về gan. đó là điều khoa học đã xác minh và ta cũng có thể nhận thấy rõ trong cuộc sống thường ngày. Hệ thần kinh có một khu vực làm nhiệm vụ ức chế các vận động giống như dây cương giữ cho con ngựa khỏi “lồng” lên. Rượu sẽ ức chế khu vực này không khác gì làm cho dây cương bị thả lỏng. Cho nên khi bắt đầu, uống “say vừa” thì thường hoa chân, múa tay, hay nói cười, ngoài ra còn làm ngon miệng. Nhưng ngay trong cơn “say vừa” này, chỉ quá lời đi một chút cũng có thể biến bữa tiệc vui vẻ thành cuộc ẩu đả làm đổ mâm, vỡ bát thậm chí là sứt trán, vỡ đầu, toi mạng. Uống nhiều hơn nữa, sự ức chế không còn ở một khu vực mà lan rộng ra cả hệ thần kinh làm cho người “say nặng” rũ xuống như một trận ốm. Cơn buồn ngủ mê mệt có thể kéo dài tới cả ngày và khi gượng dậy cũng gật gừ, thất thểu, chẳng làm được việc gì. Như vậy rượu không phải là “chất kích thích” làm “tăng trí lực” như người ta nhầm tưởng mà là “chất ức chế” làm “hư hỏng trí tuệ”. Một người nghiện rượu dù là nam hay nữ cũng có nguy cơ đẻ ra trẻ thiểu năng trí tuệ. Khi uống rượu, mạch máu ngoại biên giãn ra, nhiệt trong cơ thể thoát ra ngoài làm cho ta đỏ bừng mặt, tạo ra cảm giác nóng bức nên người ta quen nói: dùng một tý rượu cho “ấm”. Nhưng thực ra, khi nhiệt thoát ra ngoài, thì thân nhiệt bị hạ thấp dễ làm cho ta chết cóng. Người uống rượu say khi về khuya, ra gió thường bị chết là vì vậy. Đến việc dùng rượu thuốc Thầy thuốc y học hiện đại dùng rượu làm dung môi chiết xuất. Thầy thuốc y học cổ truyền coi rượu là chất dẫn nên dùng rượu để ngâm thuốc. Tuy nhiên phần lớn các loại rượu thuốc đóng chai hiện nay không phải được điều chế theo cách cổ điển trên mà bằng cách khác: Sắc dược liệu thành nước sắc sau đó hòa cồn vào nước sắc để có rượu (như cách điều chế rượu ngũ gia bì, rượu phong thấp). Trong cách điều chế này, cồn (rượu) không đóng vai trò dung môi chiết xuất mà cũng chưa hẳn giữ vai trò chất dẫn, hoạt chất trong dược liệu được chiết ra chính trong giai đoạn sắc. Một số thang thuốc gói sẵn để dầm rượu hoặc rượu thuốc đóng chai khó có thể đánh giá được giá trị vì hai lý do. Thứ nhất, nhiều người chỉ dùng nó như một thứ khai vị, một thứ làm ngủ, thậm chí như một thứ rượu nhấm thông thường. Thứ hai, nhiều người tự mua dùng không qua chẩn đoán nên chưa hẳn đúng bệnh và thích hợp. Rất nhiều chế phẩm được giới thiệu là bổ thận, tráng dương, bổ khí huyết, chữa phong thấp, bồi bổ cơ thể khi yếu mệt song các sách thuốc và biệt dược ít khi kể đến nó. Ngay cả cuốn sách tập hợp những bài thuốc hay của Trung Quốc Thiên gia diệu phương, dạng rượu thuốc cũng không thấy đề cập đến. Một loại thuốc như thuốc chữa thấp khớp chẳng hạn nếu hiện nay trên thị trường của ta có nhiều dạng rượu thuốc thì trong sách này có 20 bài thì có 15 bài thuốc sắc, 4 bài thuốc hoàn, 1 bài thuốc chườm, không có bài nào dạng rượu. Một mặt khác cần biết trong thang thuốc dầm rượu, hay thuốc đóng chai thì thuốc có khi ít mà rượu thì nhiều. Như thế khi đưa được một lượng thuốc rất nhỏ vào cơ thể thì ta cũng buộc cơ thể phải tải một lượng cồn khá lớn, cũng không khác mấy dùng rượu thông thường. Lời kết: Từ phân tích mặt lợi, mặt hại của rượu và rượu thuốc một cách khoa học trên, có thể rút ra kết luận: Nếu vì sự cần thiết phải dùng rượu thì mỗi ngày cũng chỉ nên uống 1 - 2 cốc nhỏ (30ml). Với chừng ấy là đủ tạo nên cảm giác phấn khích, ấm áp giả tạo, giữ cho cuộc vui trọn vẹn hoặc cũng đủ liều chữa bệnh (nếu có). Không nên vì muốn được khen có tửu lượng cao, muốn làm anh hùng hão mà “nốc” cả chai rượu, két bia sẽ có hại trước mắt cũng như lâu dài. . Rượu thuốc: Lợi hay hại? Người không uống rượu sẽ dễ dàng nói ra vô số “tệ hại” do rượu mang đến, nhưng người nghiện rượu thì cũng có vô vàn lý sự để chứng tỏ “cái hay do men. không khác mấy dùng rượu thông thường. Lời kết: Từ phân tích mặt lợi, mặt hại của rượu và rượu thuốc một cách khoa học trên, có thể rút ra kết luận: Nếu vì sự cần thiết phải dùng rượu thì mỗi ngày. thành nước sắc sau đó hòa cồn vào nước sắc để có rượu (như cách điều chế rượu ngũ gia bì, rượu phong thấp). Trong cách điều chế này, cồn (rượu) không đóng vai trò dung môi chiết xuất mà cũng

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN