Dopping: Thủ phạm gây hội chứng tim to, nghẽn mạch? pot

5 196 0
Dopping: Thủ phạm gây hội chứng tim to, nghẽn mạch? pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dopping: Thủ phạm gây hội chứng tim to, nghẽn mạch? Dopping bao gồm các chất làm tăng cường sự chuyển hóa, tăng trưởng (trong đó có các loại hormon tăng trưởng) nhằm làm tăng cường độ và hiệu quả của vận động. Lâu nay, người ta cấm vận động viên dùng dopping trong thi đấu, nhấn mạnh nhiều đến yếu tố đạo đức vì dopping giúp vận động viên tạo ra những thành tích thắng lợi giả tạo mà nếu không có dopping thì không thể có được. Dopping là thủ phạm Dopping bao gồm các chất làm tăng cường sự chuyển hóa, tăng trưởng (trong đó có các loại hormon tăng trưởng) nhằm làm tăng cường độ và hiệu quả của vận động. Lâu nay, người ta cấm vận động viên dùng dopping trong thi đấu, nhấn mạnh nhiều đến yếu tố đạo đức vì dopping giúp vận động viên tạo ra những thành tích thắng lợi giả tạo mà nếu không có dopping thì không thể có được. Nhưng những nghiên cứu trong những năm gần đây chỉ ra rằng dopping còn đem lại những tác hại khủng khiếp về sức khỏe. Nhiều vận động viên từ trước vốn khỏe mạnh nhưng sau những chặng đua xe đường dài, đấu bóng, chơi quần vợt lăn ra chết đột ngột. Một hội chứng gần giống hệt nhau của các vận động viên này là tim to đột biến gọi là hội chứng tim bò tót (corbovinu) và nghẽn mạch. Bình thường tim có thể tích nhỏ, khối lượng trên dưới 300g. Khi dùng dopping kích thích sự chuyển hóa và tăng trưởng thì tim phát triển đột biến to lên gấp đôi, thường 500-600g, có khi vượt quá 800g. Trong khi đó việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ tim từ mạch máu (trước hết động mạch vành) lại không đáp ứng kịp. Khi cơ tim phát triển quá nhanh mà chất dinh dưỡng từ mạch máu đưa vào lại không tương thích thì sẽ nảy sinh sự trục trặc về hệ thống tuần hoàn. Các sợi cơ tim giãn mà không được điều phối một cách thống nhất dẫn đến việc bơm máu vào cơ tim bị suy giảm. Vì tim nói riêng, hệ thống tuần hoàn nói chung đảm nhận một trong những chức năng có tính quyết định cho sự sống còn, nên khi chúng có những rối loạn như thế thì toàn bộ cấu trúc cơ thể cũng đứng trước bờ vực sụp đổ. Một trong tính chất của dopping là làm tăng hồng cầu dẫn tới tăng thu nhận cung cấp ôxy, tăng vận động. Chất dopping có tên Epo dùng trong thể thao cách đây hơn 10 năm là một ví dụ điển hình. Với chất này, ngay lúc đó GS. John Adamson - nhà huyết học thuộc Trung tâm Huyết học New York Mỹ đã cảnh báo về hiệu ứng máu bất thường do nó gây ra. Epo làm tăng lượng hồng cầu. Khi vận động viên thi đấu, mồ hôi ra nhiều (nhất là trong điều kiện nóng bức, uống ít nước, thì với lượng hồng cầu tăng lên như thế, máu của họ sẽ dễ bị cô đặc lại giống như bị “bùn hóa”, “ nhão hóa” dẫn đến ứ đọng máu, gây nghẽn mạch, đột qụy. Tính chất này của Epo cũng là tính chất của một số dopping thế hệ mới sau này. Vì lẽ đó Epo cũng như một số dopping có tính chất này không chỉ bị cấm trong thể thao mà bị cấm dùng trong các lĩnh vực khác. Những chứng cớ hiển nhiên Từ năm 1993 - 2003, người ta ghi nhận được nhiều trường hợp vận động viên chết đột ngột ngay trên sàn đấu. Những nghiên cứu của các nhà y học về nguyên nhân cái chết qua phân tích tử thi cho thấy có một mối liên hệ giữa dopping và chứng tim to, nghẽn mạch. Một vài ví dụ điển hình: Bác sĩ pháp y Burkhard (Trường đại học Bon, Đức) đã nghiên cứu kỹ một trường hợp vận động viên thể hình 28 tuổi chết, có quả tim nặng tới mức kỷ lục 800g. Tại bang Baravia, một vận động viên bóng rổ chết vì tim phình to quá cỡ; một vận động viên khác lại chết vì nhánh động mạch vành bên trái bị tắc nghẽn, lục lại hồ sơ mới biết hai vận động viên này thường xuyên dùng dopping. Gần đây nhất, năm 2003, vận động viên đua xe đạp nhà nghề Fabrice Salanson, 23 tuổi gục chết trong buồng khách sạn trước cuộc đua vòng quanh nước Đức. Theo nghiên cứu của các nhà y học thì tay đua này không chết vì bệnh tim bẩm sinh cũng không chết vì bệnh viêm tim do virut mà chết vì máu có quá nhiều hồng cầu gây nên sự đọng máu và nghẽn mạch ở hầu hết các bộ phận của cơ thể. Cho dù không tìm ra vết chích hay các dấu hiệu dopping do có thể dùng dopping trước đó quá lâu làm cho vết chích mờ đi và dopping đã bị chuyển hóa. Nhưng sự ứ đọng máu và nghẽn mạch tìm thấy đã hiển nhiên chứng tỏ rằng trước đó cơ thể của của Fabrice Salanson đã bị dopping tàn phá dữ dội. Lời kết Dopping gồm nhiều loại chất tuy đều kích thích chuyển hóa tăng trưởng nhưng theo các cơ chế khác nhau và gây ra nhiều tác hại cũng khác nhau. Hội chứng tim to và ứ máu nghẽn mạch chỉ là một trong số các tác hại đó. Ở nơi thi đấu, cấm vận động viên dùng dopping và có hội đồng kiểm tra gắt gao. Song ngoài đó ra, bản thân vận động viên cũng nên tự giác không dùng trong quá trình luyện tập. Một vài chất dopping hiện nay có dùng làm thuốc với các chỉ định rất cụ thể (về bệnh, liều lượng, thời gian và sự theo dõi). Ví dụ: Dùng hormon tăng trưởng chỉ dùng cải thiện chiều cao của trẻ do thiếu hormon này. Dùng testoste -ron cho người suy giảm tình dục, tăng chuyển hóa chất đạm. Người bình thường không nên lạm dụng các số thuốc này để để tăng cường thể lực, chống lão hóa, làm đẹp. . Dopping: Thủ phạm gây hội chứng tim to, nghẽn mạch? Dopping bao gồm các chất làm tăng cường sự chuyển hóa, tăng trưởng. lăn ra chết đột ngột. Một hội chứng gần giống hệt nhau của các vận động viên này là tim to đột biến gọi là hội chứng tim bò tót (corbovinu) và nghẽn mạch. Bình thường tim có thể tích nhỏ, khối. khác nhau và gây ra nhiều tác hại cũng khác nhau. Hội chứng tim to và ứ máu nghẽn mạch chỉ là một trong số các tác hại đó. Ở nơi thi đấu, cấm vận động viên dùng dopping và có hội đồng kiểm

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan