Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
487,29 KB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 - Đặc thù và thế mạnh của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh hiện nay là gì? - Hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh Vĩnh phúc trong 5-10 năm tới là gì? - Hệ thống giải pháp nào là quan trọng để ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh phát triển bền vững? 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.2.1 – Chọn địa điểm nghiên cứu - Vĩnh Phúc có đặc thù là địa hình có cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng; Căn cứ vào đặc điểm địa hình của từng huyện, thành, thị và đặc trưng sản xuất của từng vùng, tác giả đã chọn 3 xã đại diện cho 3 vùng sinh thái để nghiên cứu. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho từng vùng, vừa đại diện và suy rộng cho cả tỉnh. + Xã Vĩnh Thịnh - huyện Vĩnh Tường: Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, 1 trong 2 huyện trọng điểm về lúa của tỉnh, năng suất lúa ở đây cao nhất tỉnh (60-65 tạ/ha). Xã Vĩnh Thịnh được chọn điều tra có thể đại diện cho vùng đồng bằng của tỉnh, số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ. Xã Vĩnh Thịnh có diện tích 10,01 km2, dân số 8.909 người, tổng số hộ là 1.928 hộ. Sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Thịnh ngoài cây lúa, các hộ còn trồng các loại cây như ngô, lạc, đậu tương, các loại cây ăn quả như chuối, nhãn, hồng, Chăn nuôi bò sữa là một thế mạnh của Vĩnh thịnh, ngoài ra các hộ còn chăn nuôi lợn, gia cầm, + Xã Đồng Thịnh - huyện Lập Thạch: là xã miền núi, có lợi thế về phát triển đồi rừng, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Với diện tích là 11,35 km2, dân số năm 2006 là 8.178 người, số hộ là 1.867 hộ. Sản xuất nông nghiệp ở Đồng Thịnh chủ yếu tập trung vào cây lúa, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 một phần nuôi trồng thuỷ sản ở diện tích chiêm trũng nhưng không đáng kể. Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ. + Xã Đồng Tĩnh - huyện Tam Dương: là xã thuộc vùng trung du có lợi thế về phát triển cây ăn quả và chăn nuôi gia cầm. Đồng Tĩnh có diện tích 10,29 km2, dân số 10.377 người và 2.796 hộ. Dân số chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê vào những tháng nông nhàn, do vậy đời sống của nhân dân trong xã còn nghèo, thu nhập thấp. Số hộ điều tra chọn mẫu là 50 hộ. 1.2.2.2 – Thu thập số liệu a - Thu thập số liệu đã công bố Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê Trung ương, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các số liệu đã công bố của Cục Thống kê tỉnh và phòng Thống kê của các huyện, các số liệu của sở Nông nghiệp và PTNT, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. b - Thu thập số liệu mới Được thực hiện qua các phương pháp sau: - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Đi thực tế để đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin qua những người dân và cán bộ ở vùng nghiên cứu, thu thập những tài liệu, thông tin đã có tại nơi nghiên cứu. - Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại với họ để thu thập những thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, những khó khăn, mong muốn, của người dân trong việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập của hộ, - Phương pháp điều tra hộ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 - Chọn hộ điều tra: áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ), từ 3 vùng chọn ra 3 xã đại diện, đây là các xã cơ bản là thuần nông, mỗi xã chọn 50 hộ. Phân ra các loại hộ: hộ nông nghiệp, hộ thuỷ sản, hộ ngành nghề dịch vụ. Tỷ lệ giữa các loại hộ được lấy theo tỷ lệ các loại hộ của từng huyện (theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc), - Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của chủ hộ; các nguồn lực của hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất; Tình hình sản xuất các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề, Chi phí sản xuất từng ngành, thu nhập, - Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu hỏi: như thế nào, bao nhiêu? Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp. 1.2.2.3 – Phương pháp phân tích - Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ luận văn là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học. Với các phương pháp phân tích, tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh giá các sự việc, hiện tượng trong mối liên hệ hệ thống có liên quan, có tác động ảnh hưởng đến nhau trong quá trình chuyển biến và phát triển, từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của từng vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các lý luận, phạm trù kinh tế học hiện nay, luận văn còn sử dụng các quan điểm về lợi thế, tiềm năng, nguồn lực, các yếu tố đầu vào, đầu ra, năng suất, sản lượng, chi phí và kết quả, hiệu quả kinh tế, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 - Phương pháp thống kê kinh tế: Phương pháp này giúp cho việc thu thập điều tra được những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, nghiên cứu các chỉ tiêu được đúng đắn, khoa học và khách quan, phản ánh đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu. Các phương pháp phân tổ, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê được vận dụng như là những phương pháp chủ yếu để nghiên cứu, học tập. - Phương pháp hàm tăng trưởng: Y t = Y 0 (1+r 1 )(1+r 2 )(1+r 3 ) (1+r t ). Được sử dụng để dự kiến các chỉ tiêu trong những năm tương lai, trong đó : Y t : là giá trị của chỉ tiêu dự kiến năm t, Y 0 : là giá trị của chỉ tiêu năm gốc. r t : là tốc độ tăng trưởng dự kiến của năm t. - Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến đánh giá của các chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật, thông qua các tài liệu nghiên cứu và ý kiến trực tiếp của học làm căn cứ cho việc đánh giá tiềm năng, định hướng và những giải pháp cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 1.2.3.1 – Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản như: - Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Giá trị sản xuất/đơn vị diện tích; - Giá trị gia tăng toàn ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Tổng đàn gia súc, gia cầm, - Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, khai thác; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng, sản lượng gỗ khai thác; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 - Thu nhập = Tổng thu – Tổng chi. + Trong trồng trọt: Tổng thu trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x đơn giá (giá thực tế) Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích: bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi khác, + Đối với chăn nuôi: Tổng thu(tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng thịt hơi xuất chuồng x đơn giá (giá thực tế) Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động, 1.2.3.2 – Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực - Diện tích đất nông nghiệp, diện tích tưới, tiêu, diện tích trồng cây hàng năm, cây lâu năm, diện tích nuôi trồng thuỷ sản, diện tích trồng rừng, - Diện tích trồng rừng tập trung, diện tích trồng cây phân tán, diện tích rừng chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, sản lượng gỗ, củi khai thác, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG LÂM NGHIỆP THUỶ SẢN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2003-2007 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 2.1.1. Vị trí địa lý Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lý 21 0 08’ - 21 0 19’ độ vĩ Bắc và 105 0 09’ - 105 0 47’ độ kinh Đông. Địa giới hành chính: - Phía bắc: Giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang. - Phía nam: Giáp tỉnh Hà tây. - Phía đông: Giáp thành phố Hà nội. - Phía tây: Giáp tỉnh Phú Thọ. 2.1.2. Địa hình Là tỉnh đồng bằng, nhưng Vĩnh Phúc có đủ 3 vùng địa hình là: Đồng bằng, trung du và miền núi. Phía bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô tạo nên địa thế của tỉnh thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, về địa hình, tỉnh Vĩnh Phúc có thể chia thành 3 vùng lớn như sau: Vùng đồng bằng: Bao gồm tiểu vùng đồng bằng phù sa mới ven sông Hồng và sông Lô có địa hình khá bằng phẳng, chạy dài từ các xã nam Lập Thạch, qua huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, huyện Mê Linh và tiểu vùng phù sa cũ lượn sóng chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía bắc huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, vùng giữa Mê Linh và nam Bình Xuyên. Vùng đồi gò lượn sóng xen kẽ ruộng bậc thang: Tập trung thành vùng rộng lớn, thuộc phía bắc các huyện Mê Linh, Bình Xuyên, Lập Thạch và phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 lớn diện tích huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên, có độ dốc phổ biến từ 15 0 – 25 0 . Vùng đồi núi: Tập trung ở phía bắc của tỉnh, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ Quang Yên (Lập Thạch) đến Ngọc Thanh (Mê Linh), vùng này có độ dốc trung bình > 25 0 . 2.1.3. Khí tƣợng thuỷ văn - Khí hậu: Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng về mùa đông thì lạnh, khô và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc: - Nhiệt độ: + Nhiệt độ TBNN: 23 0 C. + Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,4 0 C. + Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 3,7 0 C. + Nhiệt độ TBNN của vùng núi Tam Đảo: 18 0 C -19 0 C. - Độ ẩm, lượng bốc hơi: + Độ ẩm TBNN: 81,2% + Độ ẩm cao nhất: 100% + Độ ẩm thấp nhất: 14% + Tổng lượng bốc hơi TBNN: 1.119mm. + Lượng bốc hơi tháng thấp nhất TBNN: 63 mm (tháng2). + Tổng lượng bốc hơi tháng cao nhất TBNN: 155,7mm (tháng 5) - Số giờ nắng: + Số giờ nắng TBNN: 1.072 giờ /năm. + Số giờ nắng tháng cao nhất TBNN: 240 giờ (tháng 7) + Số giờ nắng tháng thấp nhất TBNN: 52 giờ (tháng2) - Lượng mưa: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Vĩnh Phúc nằm trong vùng trung tâm mưa lớn của miền Bắc. Lượng mưa lớn nhất đo được tại tâm mưa Tam Đảo là 2.757 mm; các vùng đồng bằng như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Mê Linh lượng mưa TBNN từ 1.500- 1.600mm. Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Vĩnh Phúc: + Lượng mưa TBNN: 1.679mm. + Lượng mưa năm cao nhất: 2.638mm (1997). + Lượng mưa năm thấp nhất: 817,8 mm (năm 1998). Lượng mưa phân phối không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 - 85% lượng mưa cả năm; số còn lại vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. 2.1.4. Thuỷ văn, sông ngòi: Hệ thống sông suối, hồ ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú nhưng chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu hai sông chính là: Sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc, đoạn chảy qua địa phận Vĩnh Phúc dài khoảng 47km, lưu lượng nước trung bình cả năm là 3.730m 3 /s (cao nhất là 22.000 m 3 /s - số liệu năm 1971; thấp nhất 1.010 m 3 /s - số liệu năm 1994). Vào mùa lũ mực nước sông tại Việt Trì theo cấp báo động I: 13,63m; báo động II: 14,85m; báo động III: 15,85m. Như vậy, mực nước bình thường trong mùa lũ đã cao hơn mặt đất tự nhiên trong nội đồng từ 3 - 5m, nên việc tiêu nước tự chảy ra sông Hồng vào mùa lũ là không thể thực hiện được và tiêu bằng động lực cũng gặp khó khăn. Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam(Trung Quốc), chảy qua địa phận Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km. Lưu lượng nước trung bình cả năm là 1.245m 3 /s (cao nhất là 7.530 m 3 /s - năm 2002; thấp nhất 90,8 m 3 /s - năm 2005). Do nằm ở khu vực có địa hình cao thấp không đều, khúc khuỷu, lòng sông hẹp nên lũ sông Lô lên xuống nhanh. Mực nước mùa lũ cao hơn mặt đất tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 trong nội đồng nên việc tiêu tự chảy của khu vực Lập Thạch về mùa lũ không thể thực hiện được. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn một số con sông nhỏ như: - Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ các dãy núi huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) và cửa ra tại Bạch Hạc với tổng chiều dài 152 km. Sông Phó Đáy có độ dốc lớn, thường gây xô lũ nhanh, tác hại lớn vào mùa mưa. - Sông Phan: Chiều dài tính từ cống 3 cửa An Hạ (An Hoà - Tam Dương) đến Hương Canh là 58km. Lưu lượng dòng chảy chủ yếu do mưa trong lưu vực và nước hồi quy của hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn. Về mùa khô lưu lượng rất nhỏ, nhưng về mùa mưa lũ thì mực nước dâng lên rất cao (đối với thượng nguồn và đoạn giữa từ 11,0m - 12,0m, ở đoạn cuối sông từ 8,0m - 8,5m), vì vậy có tới 70% diện tích canh tác trong khu vực không có khả năng tiêu tự chảy được. Mặt khác, do sông gấp khúc, nhiều đoạn bị bồi lấp thu hẹp dòng chảy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ tiêu thoát lũ nội đồng. - Sông Cà Lồ: Là một chi lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ Hương Canh - Bình Xuyên chảy qua Phúc Yên, Mê Linh và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đổ ra sông Cầu tại cửa Phúc Lập Phương. Tổng chiều dài 90 km (tính trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc), chủ yếu có tác dụng cung cấp nước tưới cho diện tích đất canh tác ven sông. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông, suối nhỏ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo và núi Sáng Sơn như: sông Tranh (Tam Dương) dài 21 km; sông Cầu Tôn (Bình Xuyên) dài 19,5 km; sông Bá Hanh (Bình Xuyên, Mê Linh) dài 19,5 km; Ngòi Cầu Ngạc (Lập Thạch) dài 10,7 km; Ngòi Cầu Đọ (Lập Thạch) dài 11,2 km; Ngòi Cầu Mai (Lập Thạch) dài 7 km; Ngòi Cầu Triệu (Lập Thạch) dài 9,3 km. Bên cạnh đó, hệ thống hồ, đầm như: Hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, hồ Xạ Hương, hồ Vĩnh Thành, hồ Vân Trục, đầm Rưng, đầm Vạc có tác dụng trữ nước tưới, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 trường sinh thái, phục vụ du lịch, điều tiết lũ cho tiểu vùng trong mùa mưa lũ. 2.1.5. Đất đai, thổ nhƣỡng 2.1.5.1. Đất đai theo công dụng kinh tế Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích thuộc loại trung bình trong cả nước với tổng diện tích đất tự nhiên 137.340,96 ha. Phân bố các loại đất theo công dụng kinh tế như sau: * Đất nông lâm nghiệp thuỷ sản: 94.445,48 ha chiếm 68,77% tổng diện tích đất toàn tỉnh, chia ra: - Đất sản xuất nông nghiệp: 58.923,7 ha, trong đó: đất trồng cây hàng năm là 50.288,14 ha, đất trồng cây lâu năm: 8.635,57 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 2.611,69 ha. - Đất lâm nghiệp: Có tổng diện tích 32.879,07 ha, bằng 23,94% tổng diện tích đất tự nhiên. * Đất phi nông nghiệp: 39.433,79 ha, chiếm 28,7% diện tích tự nhiên, gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối, * Đất chưa sử dụng: 3.461,69 ha, chiếm 2,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc thấp so với các tỉnh lân cận và cả nước. Bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm chỉ đạt 422,4 m 2 /người, ruộng đất manh mún, số hộ có diện tích đất sản xuất nông nghiệp dưới 0,5 ha chiếm tới 95,64% tổng số hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá nhanh, nên diện tích đất canh tác cây hàng năm giảm khá nhanh (năm 2006 giảm 845 ha, năm 2007 giảm 876,4 ha). Đây là một áp lực không nhỏ đối với phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản của tỉnh trong những năm tới. [...]... 2.1 Đất rừng sản xuất 10948,82 10879,1 10824,6 98,9 2.2 Đất rừng phòng hộ 67 03, 07 6697 ,37 6617,21 98,7 2 .3 Đất rừng đặc dụng 15 437 , 23 15 437 ,5 15 437 ,2 100,0 2498, 53 2520,88 2611,69 104,5 4 Đất nông nghiệp khác 31 ,84 31 ,84 31 ,01 97,4 II Đất phi nông nghiệp 1 Đất ở 37 400,48 38 295,4 39 433 ,8 105,4 8404,56 8607,2 8689,15 1 03, 4 18808,12 19 631 ,6 20684,5 110,0 161,77 165,66 166,65 1 03, 0 984 900,18 931 ,99 94,7... tăng gấp 2 ,37 lần so năm 2002 Kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản Đến năm 2007, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có cơ cấu công nghiệp xây dựng 61,06%, Dịch vụ 24,68% và Nông lâm nghiệp thuỷ sản 14,25% Nhờ đó đời sống của nhân dân trong tỉnh từng.. .32 Bảng 2. 1: ĐẤT ĐAI PHÂN THEO CÔNG DỤNG KINH TẾ Đơn vị tính: ha Năm 2005 Chỉ tiêu TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN I Đất nông nghiệp Năm 2006 Năm 2007 137 224,14 137 224,14 137 340,96 So sánh 07/06(%) 100,1 96298,7 9 538 0,4 94445,5 98,1 1 Đất sản xuất nông nghiệp 60679,21 59814 589 23, 7 97,1 1.1 Đất trồng cây hàng năm 52009,96 51164,6 50288,1 96,7 8669,25 8649,42 8 635 ,57 99,6 2 Đất lâm nghiệp 33 089,12 33 0 13, 7 32 879,1... dạng về phân loại và chất lượng đất Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất tỉnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Vĩnh Phúc theo phương pháp phân loại và đánh giá đất của FAO/UNESCO (Thực hiện năm 20 03) thì toàn bộ diện tích đất canh tác nông lâm nghiệp của tỉnh được phân thành 6 nhóm đất cấp I, 12 loại đất cấp II và 47 loại đất phụ... 166,65 1 03, 0 984 900,18 931 ,99 94,7 9117,01 8975, 73 8945,96 98,1 15,02 15,02 15,56 1 03, 6 35 24,96 35 48 ,38 34 61,69 98,2 1.2 Đất trồng cây lâu năm 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2 Đất chuyên dùng 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 6 Đất phi nông nghiệp khác III Đất chƣa sử dụng Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.5.2- Đặc điểm thổ nhưỡng Với địa hình... trong tỉnh khá lớn, tầng đất canh tác mỏng(diện tích có độ dày tầng đất 150[12] Nhận xét chung: - Đất đai của Vĩnh Phúc đa dạng nhưng được phân bố khá tập trung, là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa đa canh vừa chuyên canh với nhiều loại cây trồng khác nhau nh : Cây . 1.2 .3. 1 – Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản nh : - Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản chia ra các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ. phát triển của ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh Vĩnh phúc trong 5-10 năm tới là gì? - Hệ thống giải pháp nào là quan trọng để ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh phát triển bền vững?. 15 437 , 23 15 437 ,5 15 437 ,2 100,0 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 2498, 53 2520,88 2611,69 104,5 4. Đất nông nghiệp khác 31 ,84 31 ,84 31 ,01 97,4 II. Đất phi nông nghiệp 37 400,48 38 295,4