1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giới thiệu phần mềm Encore ppsx

46 941 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Các thành phần trên cửa sổ của Encore Trên cửa sổ chính của chương trình Encore 5.0.2 gồm có các phần + 1: Thanh tiêu đề Title Bar + 2: Thanh Menu Menu Bar + 3: Thanh thuộc tính Ribbon

Trang 1

Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG

I Giới thiệu phần mềm Encore

1.1 Giới thiệu tổng quát

Phần mềm Encore được biết đến như là một phần mềm chép nhạc thông dụng ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước Năm 1992,

một nhóm tác giả đã sáng lập nên Cty phần mềm Gvox Sofware,

đánh dấu sự ra đời những phiên bản đầu tiên của phần mềm Encor Ở buổi đầu thành lập, công ty gặp khá nhiều khó khăn, trong đó khó khăn lớn nhất

là vấn đề tài chính cùng với đó là gánh nặng tạo dựng tên tuổi, thương hiệu Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, có những thời gian công ty gần như đi vào bế tắc phá sản trước những khốc liệt của thương trường, trước những công ty lớn trong lĩnh vực âm nhạc Tuy nhiên, những khó khăn đó

không làm nản lòng những người sáng lập Gvox Sofware Phiên

bản 4.5 xuất hiện vào năm 2001 - cho tới nay vẫn được khá nhiều người

sử dụng, đánh dấu 1 bước tiến đáng kể trong quá trình hình thành, phát triển và khẳng định tên tuổi của công ty Sau 8 năm ấp ủ, năm 2009 Công

ty phần mềm Gvox Sofware mới cho ra đời của phiên bản tiếp nối là

Encor 5, một phiên bản mang nhiều cải tiến đáng kể về giao diện cũng như

độ tương thích mà rất nhiều người mong chờ Từ khi phiên bản Encor 5.0

ra đời, nhà sản xuất đã có những bản update giúp hoàn thiện phần mềm và cho tới hiện nay thì phiên bản 5.0.2 mà tôi sẽ giới thiệu sau đây thực sự là 1 cải tiến đáng thú vị

+ Về giao diện và chức năng: So với phiên bản 4 trước đây, Encor 5 tỏ

ra thân thiện hơn trong cách bố trí, nhóm gộp chia tách các chức năng rất hợp lý Điểm đặc biệt là dường như phần mềm tỏ ra thông minh hơn trong việc nhận biết các thao tác của người sử dụng, điều này tạo cảm giác dễ dàng,thoải mái cho người sử dụng Nếu ai đã từng sử dụng qua phiên bản 4, chắc hẳn sẽ rất hài lòng với những gì nhà sản xuất đem lại trong phiên bản Encor 5 này

+ Về vấn đề tương thích: Encor 5 hoạt động trên hầu hết các hệ điều

Trang 2

hành hiện nay ngay cả Win Vista 64 & 32 bit, Win 7 64 & 32 bit mới nhất hay hệ điều hành “Mac OS X” dành riêng cho các sản phẩm của Apple Điều mà phiên bản 4 trước đó không làm được.

Cho đến nay, tuy có rất nhiều phần mềm xử lý và chép nhạc với những tính năng đa dạng hơn, chuyên nghiệp hơn như Final, Sibelius… nhưng nhiều người vẫn thường sử dụng phần mềm Encor do đặc tính đơn giản dễ dùng phù hợp với việc soạn nhạc ở mức độ phổ thông nhưng vẫn đảm bảo sự chuyên nghiệp

1.2 Các ứng dụng cơ bản của phần mềm Encore:

- Chép nhạc: Phần mềm Encore với chức năng chính là chép nhạc, chương trình này đặc biệt hữu dụng cho việc chép ca khúc, các thao tác hết sức đơn giản và giao diện thân thiện Người dùng có thể nhập liệu bằng chuột, bàn phím máy tính hoặc bằng các thiết bị MIDI (Music Instrument Digital Interface) như các loại đàn phím điên tử …

- Xử lý, thu âm theo định dạng MIDI: Đây là một tính năng không chuyên của chương trình Encore Tuy nhiên, người dùng cũng có thể dùng để phối âm phối khí một cách đơn giản

Chương trình có thể mở các file MIDI (.mid) - 1 loại file thông dụng trong các loại đàn phím điện tử, khi đó ta sẽ có 1 bản nhạc bằng nốt hoàn chỉnh

và có thể tùy ý sửa chữa

1.3 Cách cài đặt:

- Cắm Usb, đĩa CD-Rom có phần mềm Encor

- Mở ổ Usb và tìm folder “ENCOR 5.0.2”

- Trong folder “ENCOR 5.0.2” có 2 file: Encore5.0.2_Setup(để cài đặt phần mềm vào máy) và Keygen (để tạo chìa khóa đăng kí)

- Nhấp đôi chuột vào Encore5.0.2_Setup sẽ xuất hiện 1 bảng thông

báo

Trang 3

- Chọn Next\Next\đánh dấu tùy chọn “I agree” rồi ấn Next\tiếp tục Next ở các bảng sau, đợi 1 vài phút cho quá trình cài đặt thành công, xuất hiện hộp thoại thông báo cài đặt thành công thì chọn “Close” để đóng hộp thoại

-

- Nháy đúp vào file Keygen , chọn Generate, bôi đen copy đoạn số

Serial ở trên rồi đóng chương trinh vào

Trang 5

- Dán dãy số lúc nãy copy vào và ấn Submit, nếu hiện lên thông báo

“Registration Was Successful” là đã thành công Tiếp tục ấn vào OK

ở giữa hộp thoại để đóng

II Các thành phần trên cửa sổ của Encore

Trên cửa sổ chính của chương trình Encore 5.0.2 gồm có các phần

+ 1: Thanh tiêu đề (Title Bar)

+ 2: Thanh Menu (Menu Bar)

+ 3: Thanh thuộc tính (Ribbon Bar)

+ 4: Thanh công cụ (Tool Bar)có 2 loại: ngang và dọc

+ 5: Thanh cuộn dọc (Vertical Scroll Bar)

+ 6: Thanh cuộn ngang ( Horizontal Scroll Bar)

Giao diện thao tác của Encor 5 được tối ưu hóa cách sắp xếp với của số bản nhạc nằm bên trái và bên phải là khoảng trống dùng để sắp xếp các công cụ, điều này tạo sự trực quan và khoa học trong thao tác

1 Thanh tiêu đề: [Title Bar] (H1.3) Thanh tiêu đề nằm phía trên,

bên phải có các nút điều khỉên phóng to thu nhỏ cửa sổ

2 Thanh Menu 2 (H1.3)

Thanh Menu chứa 8 mục điều khiển chính của chương trình Encore:

File – Edit – Notes – Measures – Score – View – Windows – Setup – Help

Khi kích hoạt mục điều khiển có thể dùng chuột bấm vào mục cần chọn, nếu có các chữ có dấu gạch dưới các ký từ thì có thể dùng tổ hợp phím Alt + (phím ký tự có gạch dưới)

Trang 6

3 Thanh thuộc tính [Ribbon Bar] (H1.3) Thanh Ribbon có nút điều

khiển giọng, âm thanh, ghi, xoá, chuyển trang

H1.3

4 Thanh công cụ 4 [Tool Bar] (H1.4)

Thanh công cụ được đặt thẳng đứng, bao gồm nhiều thanh chức năng

đặt chồng lên nhau - Chỉ xuất hiện một trong các thanh (Thanh Notes - Thanh Clefs - Thanh Graphics - Thanh Epressons - Thanh Tools - Thanh

Dynamics - Thanh Marks 1 - Thanh Marks 2 - Thanh Symbols - Thanh Guitar - Thanh Color)

H1.4

Lưu ý: Trên thanh công cụ có hai nơi cần lưu ý: [H1.5]

+ Khoảng trống 1: Bấm vào đây để dời thanh công cụ 1

Trang 7

+ Hộp điều khiển 2: Bấm vào đây để chuyển đến từng thanh 2

cụ thể

a Thanh Graphics (Đồ họa)

+ Thanh đồ họa dùng để viết chữ

+ Ghi hợp âm ở dạng chữ, dạng thế bấm hợp âm trên Guitar

+ Vẽ đường thẳng, đường bao dạng tròn, vuông với các nét đậm, nhạckhác nhau

b Thanh Clefs (Khóa nhạc)

Trên thanh khóa nhạc có các nút để ghi khóa nhạc: khóa Sol, khóa Fa, khóa Đô

c Thanh Color (Màu)

Thanh màu dùng để trang trí bản nhạc có nhiều màu sắc khác nhau

d Thanh Mark 1, Mark 2 (Dấu hiệu)

Thanh dấu hiệu để ghi các dấu hóa bất thường cho các nốt phụ, dấu hiệu lượn, dấu vê, dấu nhấn (được thể hiện trên các ô của thanh)

e Thanh Tools (công cụ)

+ Thanh công cụ tạo dấu nối cho các nốt nhạc

+ Tạo các đường kẻ kết hợp với dấu tái đoạn

+ Tạo các dấu vê, dấu rải

+ Tạo dấu ghi cường độ

+

f Thanh Dynamics (Cường độ)

Thanh cường độ để ghi chú mức độ mạnh yếu của nốt nhạc

h Thanh Symbols (ký hiệu)

Thanh ký hiệu để ghi các dấu: chấm lưu, hồi đoạn, Coda, dấu nhắc, các chữ

số

i Thanh notes

Trên thanh notes có các nút để ghi notes nhạc, dấu lặng, dấu hóa Khi ghi notes nhạc hoặc các dấu vào khuông nhạc thì click chuột vào nơi đó sẽ chuyển màu, di chuyển vị trí đến đâu nhắp chuột thì sẽ ghi được (Nếu notes

có dấu chấm dôi thì nhắp chuột ở notes đó và nhắp thêm dấu chấm xong mới ghi trên khuông nhạc)

j.Thanh Experession (Sắc thái)

Trang 8

Thanh sắc thái ghi chú cường độ tình cảm cần thể hiện trong một câu, một đoạn hay cả bài nhạc.

Undo (hoàn lại thao tác trước đó) [Alt]+[Backspace] hoặc [Ctrl]+[Z]

Cut [Shift]+[Delete] hoặc [Ctrl]+[X]

Copy [Ctrl]+[Insert] hoặc [Ctrl]+[C]

Paste [Shift]+[Insert] hoặc [Ctrl]+[V]

Clear (Xóa phần chọn) [Delete] hoặc [Backspace]

Select All (Chọn tất cả) [Ctrl]+[A]

Chuyển dịch nốt sang trái một nấc [Ctrl]+[ [ ]

Chuyển dịch nốt sang phải một nấc [Ctrl]+[ ] ]

Tăng nốt nhạc lên nửa cung [Ctrl]+[=] hoặc [Ctrl]+[Gray +]

Hạ nốt nhạc xuống nửa cung [Ctrl]+[-] hoặc [Ctrl]+[Gray -]

Đặt thân nốt nhạc chỉa lên [Ctrl]+[U]

Đặt thân nốt nhạc chỉa xuống [Ctrl]+[D]

Chọn loại nhạc cụ tấu cho mỗi khuông nhạc [Ctrl]+[/]

Xếp liền nhau [Shift]+[F4]

Xếp chồng nhau [Shift]+[F5]

Setup Menu

Trang 9

Bật/ tắt tiếng gõ nhịp [Ctrl]+[F]

Thanh công cụ chuẩn

Hiển thị tất cả các giọng voice [V]+[A] hoặc [V]+[-] Hiển thị voice 1 [V]+[1]

Nút mũi tên dùng để chọn [A]

Công cụ ghi nốt nhạc (hình viết chì) [P]

Thu nhạc chơi bằng bàn phím (Record) [enter]

Tấu bản nhạc đang có (Play) [Space bar] Tắt nhạc (Stop) [Space bar] Nhảy đến trường canh [M]

Phóng đại (Zoom) [Z]

Thu nhỏ lại một nấc [Shift]+[Z]

Phóng đại thêm một nấc [Shift]+[Ctrl]+[Z]

Dấu móc ngoặc [Shift]+[N]

Dấu chấm nhỏ tăng ½ trường độ [D]

Trang 10

Nối trường độ nốt nhạc [Shift]+[/]

Tăng lên 1 Octave [=] hoặc [Keypad +]

Hạ xuống 1 Octave [-] hoặc [Keypad -]

Phần 2: TÌM HIỂU THANH MENU CỦA ENCORE

I TRÌNH ĐƠN FILE: gồm có 11 lệnh nhưng chú ý nhất vào các lệnh

sau:

1 Lệnh tạo tập tin mới File – New (phím tắt là Ctrl+N): lệnh để

tạo một tập tin mới, chương trình đưa ra hộp thoại New Score có 2 mục

Layout và Starting Template

Systems per page: hệ thống

khuông trong một trang

Trang 11

Piano- V ocal: Kiểu khuông nhạc dành cho đàn piano và giọng hát

Lưu ý: Định dạng bài nhạc qua lệnh New là cần thiết Các thông số được chọn trong hộp thoại Choose Page Layout vẫn có thể thay đổi trong quá trình chép nhạc bằng các lệnh thêm, bớt ô nhịp hoặc thêm, bớt dòng nhạc

2 Lệnh mở tập tin: File – Open (Ctrl+O) mở tập tin đã lưu.

Khi lựa chọn tập tin, chương trình đưa ra hộp thoại cùng tên nhấp chọn vào tập tin và chọn nút Open

3 Lệnh đóng tập tin Close (Ctrl + W):

Lệnh này sử dụng để đóng cửa sổ tập tin đang mở Nếu có sự thay đổi

gì trong cửa sổ tập tin hiện hành thì trước khi thoát chương trình sẽ hỏi chúng ta muốn lưu lại những thay đổi trước khi đóng cửa sổ không? nhấn nút Yes để lưu lại, No để không lưu lại và Cancel để hủy lệnh đóng

4 Lệnh lưu trữ Save (Ctrl + S):

Lệnh lưu trữ Save dùng để lưu lại những thay đổi trong cửa sổ file hiện hành Với file vừa được mở, để lưu lại chúng ta phải thực hện các bước sau:

- Vào trình đơn File chọn Save (Ctrl+S) sẽ xuất hiện hộp thoại Save file

- Đặt tên file vào ô trống File name

- Chọn thư mục lưu trữ

- Chấp nhận OK

Khi đã lưu được file, trong quá trình làm việc nếu muốn lưu lại phần vừa làm chúng ta chỉ cần bấm phím tắt Ctrl+S chương trình sẽ lưu lại mà không cần phải thực hiện các bước ban đầu

II TRÌNH ĐƠN EDIT:

Trình đơn Edit với các lệnh thường dùng:

1 Undo (Ctrl + Z):

Trang 12

Ở Encore lệnh này chỉ phục hồi lại được một cấp Lệnh này chỉ có tác dụng đối với việc soạn thảo nốt nhạc, lời nhạc và một số ký hiệu nhạc, còn những lệnh về dàn trang, thêm, bớt dòng và mnột số lệnh khác thì Undo không thực hiện được.

2 Cut (Ctrl + X): là lệnh cắt vùng đã chọn khối, có thể dụng lệnh này

như một lệnh xóa hoặc di dời khi kết hợp với lệnh paste để dán vào vị trí khác

3 Copy (Ctrl + C): là lệnh sao chép

trong khi soạn thảo có những đoạn nhạc, văn bản giống nhau để tránh mất thời gian chúng ta có thể dụng lệnh này để sao chép lại

4 Paste (Ctrl + V): là lệnh dán nội dung đã được sao chép bởi lệnh

Copy Lệnh này chỉ đậm lên khi chúng ta đã sử dụng lệnh Copy

5 Clear: lệnh xoá

Đánh khối phần cần xóa vào Edit - Clear hoặc bấm phím Delete

6 Select all (Ctrl + A): khi cần đánh khối toàn bản nhạc, chúng ta

chọn lệnh này

7 Nudge left (Ctrl + [) : lệnh dịch sang trái Đánh khối phần cần dịch

chuyển giữ phím Ctrl và nhấp phím [ để dịch chuyển nội dung sang trái

8 Nudge right (Ctrl + ]): lệnh dịch sang phải Đánh khối phần cần

dịch chuyển giữ phím Ctrl và nhấp phím ] để dịch chuyển nội dung sang phải

* Ghi chú cách chọn dữ liệu (đánh khối dữ liệu):

Chọn khuông nhạc: di chuyển chuột về bên trái khuông nhạc rồi

click chuột (vẫn giữ Shift để chọn các khuông nhạc tiếp theo)

+

Chọn khối dữ liệu: giữ trái chuột, rê chuột vào khối dữ liệu.

III TRÌNH ĐƠN NOTES:

Notes là một trình đơn quan trọng nó chứa rất nhiều lệnh liên quan đến việc định dạng nốt

1 Attributes (thuộc tính)

Trang 13

Lệnh hộp thuộc tính có một hộp thoại Notes - Beams - Rests (nốt nhạc – nối

- dấu lặng), phải đánh khối trước khi chọn lệnh này

*Chọn khối cần đặt thuộc tính, vào Attributes - Notes (Ctrl + I) để có

hộp thoaị Change Notes Attributes (thay đổi thuộc tính nốt).

* Vùng Stem Height:

nhiên là 7, chúng ta có thể thay đổi khoảng chọn từ 0 đến 63 Để thay đổi phải đánh dấu chọn vào ô vuông phía trước và nhập trị số muốn thay đổi

chân nốt có thay đổi đến các nốt móc đã nôí hay không Nhấn chọn trong ô vuông nếu đồng ý thay đổi và ngược lại

: cho phép thay đổi khoảng cách giữa dấu hoá bất thường và nốt Mặc định là 0, dược phép đưa ra xa từ 1 đến 7

nhạc hoặc chọn Mute để không nghe

Set Half Beam Length: Độ dài của dấu nối trường độ thứ hai (Ví

dụ : móc đơn chấm đi liền móc kép viết theo kiểu nối trường độ, thuộc

Trang 14

tính này sẽ thay đổi độ dài của gạch trường độ nốt móc kép).

+

Modify Beam He i ght By

: Thay đổi chiều dài của đuôi nốt viết kiểu nối trường độ

• Notes – Attributes – Rests : Thay đổi thuộc tính của dấu lặng Thay

các kí hiệu dấu lặng thông thường bằng cách viết dấu lặng theo kiểu gạch chéo

2 Voices (lệnh về lớp, bè):

Lệnh Voices có 8 lệnh: từ Set to Voice 1 cho đến Set to Voice 8 Lệnh này dùng để thay đổi lớp hoặc bè của nốt nhạc Để thay đổi lớp, bè có cả dòng nhạc hoặc cho một đoạn nhạc, chúng ta đánh khối phần chọn và dùng lệnh Set to Voice để thay đổi

3 Accidentals to (dấu hoá bất thường): Muốn sử dụng lệnh

Accidentals to chúng ta đánh khối nốt cần mang dấu hoá rồi:

- Nhấn phím S để thêm dấu thăng bất thường, nếu nhấn S một lần nữa

sẽ huỷ dấu thăng đó

- Nhấn phím F để thêm dấu giáng bất thường, nếu nhấn F một lần nữa

sẽ huỷ dấu giáng đó

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E (tạo nốt đồng âm):

Nếu đánh khối nốt mang dấu giáng( hoặc dấu thăng), khi nhấn Ctrl +

E nốt đó sẽ đổi thành nốt dưới một cấp (trên một cấp), mang dấu thăng (dấu giáng) như vậy vẫn là nốt đồng âm, nhấn thêm một lần nữa sẽ quay trở lại như cũ:

4 Tie Notes (dấu nối các nốt): Lệnh này cho phép nối hai hay nhiều

nốt trên cùng một cao độ Đánh khối các nốt cần nối nhấn vào lệnh Tie Notes hoặc tổ hợp Ctrl + T, khi cần đổi chiều dấu nối, đánh khối và nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + T

5 Slur Notes (dấu luyến): thao tác nhanh bằng cách đánh khối các nốt

cần tạo dấu luyến và nhấn tổ hợp phím Ctrl + L (cho dấu luyến trên), Ctrl + Shift + L ( cho dấu luyến dưới)

6 Beams (nối các nốt)

Trang 15

- Lệnh Beams Group (Ctrl+M): để nối các nốt lại với nhau, nối nốt với dấu lặng nhất là nối các nốt tạo liên ba, liên sáu lệnh Ctrl+M cũng có thể nối các nốt cách nhau vạch nhịp.

- Lệnh Beam on Beat (Ctrl+B): Để nối các nốt lại theo từng cụm có giá trị hai hoặc bốn nốt móc Nếu muốn dấu nối rời ra thì đánh khối và bấm (Ctrl+B)

- Lệnh Sub Group: được dùng sau nhóm đã nối bằng lệnh (Ctrl+B) Công dụng để chia gạch nối thành nhóm nhỏ

7 Change Duration (thay đổi trường độ):

- Set face values (cài đặt giá trị cho nốt nhạc Đánh khối nốt nhạc cần thay đổi, nhấp chuột vào ô Set face values và chọn giá trị trường độ tay đổi bao gồm:

- Plain (đơn giản): Chuyển từ hình nốt nọ sang hình nốt kia

Ví dụ: Nếu nốt đánh khối là nốt đơn ta tích vào ô Plain và nhấp vào

nốt đen lúc đấy nốt đơn sẽ chuyển thành nốt đen

- Dotted (dấu chấm):

- Double Dotted (dấu hai chấm):

- Tuplet: tạo lên ba, Chọn giá trị 3:2 (trường độ của nốt là 3 phần, diễn lại thành 2 phần)

Chọn nốt đen, đổi thành đen giảm 2/3, bấm tổ hợp Ctrl+M để tạo thành liên ba đen

8 Make Chord: tạo hợp âm cho các nốt đã chọn khối

9 Make Tab (tạo Tablature): Viết dòng nhạc cho đàn guitar

10 Make Grace/Cue: tạo dấu

láy Grace note : Dáu láy nhanh không được tính thêm trường độ trong khi diễn trong Encore không tạo dấu láy nhanh ở đầu ô nhịp và cũng không tạo dấu láy nhanh móc đôi

- Cue Note: (nốt chú thích) có giá trị bằng 70% nốt nhạc chính, nốt chú thích vẫn được tính trường độ trong ô nhịp

11 Revert to Raw(tạo ra nốt thô):

Lệnh này sẽ bỏ tất cả các gạch chân nốt, dấu nối, dấu láy của các nốt nhạc trong khối đã chọn Tất cả các hình nốt khi dùng lệnh này đều có dạng chấm đen như nhau, dấu lặng sẽ mất đi

12 Guess Duration (ước lượng trường độ) Ctrl+G

Dùng lệnh để chuyển tất cả những nốt ở dạng thô trở về bình thường

Trang 16

IV TRÌNH ĐƠN MEASURE:

Là trình đơn dùng để sử lý ô nhịp, gồm có 13 lệnh

1 Add Measure:

Lệnh thêm ô nhịp, mặc nhiên chương trình chọn sẵn là thêm ô nhịp (phía trước hoặc phía sau) ngay ở vị trí dấu nháy Khi chọn lệnh này sẽ xuất hiện hộp thoại cùng tên, có các câu lệnh sau:

- Add  measure  Before ( After) measure (thêm… ô nhịp… trước (sau) ô nhịp số…)

- All staves: cho tất cả các khuông nhạc)

- Only on staff: (chỉ trên khuông nhạc thứ…)

2 Delete Measure (xoá ô nhịp):

Với hộp thoại Delete measure có các câu lệnh sau:

- From measure  to  : từ ô nhịp… đến ô nhịp… hoặc đến ô nhịp cuối

- (which to totals… measure: tổng số ô nhịp xóa là)

- From all staves: từ tất cả các khuông nhạc

- Only from staff: chỉ từ khuông nhạc thứ…

Lưu ý: hai lệnh thêm và xoá ô nhịp khi đã thực hiện thì không thể

phục hồi lại

3 Tempo: Đặt hoặc thay đổi tốc độ cho từng đoạn hoặc cho cả tác

phẩm

Trang 17

4 Time Signature (nhịp):

Lệnh này có một số lựa chọn về nhịp: C, C chẻ, 2/2, 3/4, 4/4, 6/8 ngoài ra chúng ta có thể thêm vào một số nhịp khác bằng cách tích vào ô Other và thêm số nhịp

- Hide meter: khi chọn vào ô này chi số báo nhịp sẽ ẩn đi

5 Key Signature (dấu hoá): Lệnh này giúp chúng ta chọn dấu hoá

suốt cho ca khúc (điệu thức chính của bài) Đặt dấu nháy vào ô nhịp đầu tiên vào Measure chọn Key Signature

Trang 18

- From measure… to… : từ ô nhịp … đến ô nhịp… (hoặc đến hết bài)

- Khi cần dấu hóa thăng, giáng, nhấp chuột vào thanh cuốn trong ô có khóa sol, vào mũi tên để chọn

- Move notes  Up: dịch giọng lên Sử dụng đối với một bản nhạc đã được soạn, người soạn muốn dịch lên một giọng khác Ví dụ: từ giọng CMajor muốn dịch lên DMajor, ta chọn Move notes up và chọn DMajor, OK

- Move notes Down: dịch giọng xuống Sử dụng tương tự dịch giọng lên

- Move Ending and Symbols: cho phép dịch chuyển dấu phân đoạn và

các ký hiệu nhạc để phù hợp với việc chuyển cung nhạc Lệnh này chỉ đậm lên khi chúng ta chọn ô lệnh Move notes

- Just delete the current Key signature: Làm ẩn cung nhạc mới chuyển Lệnh này thường chỉ dùng trong một đoạn nhạc

- Just this Staff (một dạng với chuyển giọng tạm thời) chỉ có tác dụng nơi đặt dấu nháy

6 Barline Types (các loại vạch nhịp):lựa chọn dấu quay lại, kết

thúc cho tác phẩm Đặt dấu nháy vào ô nhịp dự định thay đổi Vào trình

Trang 19

đơn Measure, chọn lệnh Barline Types để có hộp thoại cùng tên.

- Vùng Selection:

+ Apply to Range of Measure: ứng dụng đến các ô nhịp From measure… to… từ ô nhịp… đến ô nhịp

+ Apply to Each Measure in range: ứng dụng đến mỗi ô nhịp

+ Apply to selected measure: ứng dụng cho các ô nhịp đã chọn

+ Play Repeats diễn lặp lại: khi gặp dấu tái đoạn chương trình sẽ tự động diễn lại khi chọn ô này

+ Left Style và Right Style: Cho phép chọn kiểu vạch nhịp bên trái

và bên phải ô nhịp

7 Ending (các dấu về khung thay đổi)

Trang 20

- Lệnh này cho phép đặt khung thay đổi ở vị trí dấu nháy.

- Các loại khung thay đổi từ 1 đến 6: fist, second, third, fourth, fifth, sixth

Có thể kết hợp hai, ba… khung thay đổi với nhau

- Có thể chọn phông và kích cỡ số khung thay đổi với nút chọn Font Kích cỡ thường chọn là 9- 11

8 Coda Phrases (Dấu kết):

Với hộp thoại Coda Phrase có thể lựa chọn các ký hiệu Segno, Coda, Fine Ngoài ra còn có thể thay đổi phông và kích cỡ chữ ở nút Font

-  Start with First Measure: đánh số từ ô nhịp đầu tiên

-  First bar is Pickup Bar: bỏ qua ô nhịp đầu, đánh số từ ô nhịp hai

-  Enclose Number in Box: đóng khung chữ số ghi ô nhịp

- Place  spaces above staff: đặt vị trí số ô nhịp phía dưới khuông nhạc

 below staff: phía trên khuông nhạc

10 Compressed Rests (nén các dấu lặng):

Ở các ô nhịp liền nhau có các dấu lặng có trường độ bằng nhau,với lệnh này chúng ta sẽ được một ô nhịp với 1 dấu lặng dài có trường độ bằng tổng trường độ các dấu lặng

11 Align Playback :

Trang 21

Lệnh này có tác dụng sắp xếp diễn đều đặn theo trường độ của các nốt trong ô nhịp.

Lệnh này dùng để viết tiêu đề, ghi chú trên hoặc dưới bài nhạc, đánh

số trang-ngày-giờ-ghi chú tác quyền Mỗi mục có thể dùng Font chữ khác nhau

- Score title (center): tiêu đề chính, thường là tên ca khúc, tác phẩm, được đặt ở đầu tác phẩm

- Instructions (left title): Chỉ dẫn, ghi sắc thái của tác phẩm, được đặt

ở phía trái

- Composer (right title): người soạn nhạc, được đặt ở phía phải

- Head và Footers: sử dụng để ghi các lời ghi chú, số trang, ngày tháng… được đặt ở đầu hoặc cuối trang nhạc

- Copyright Notice: ghi chủ quyền tác giả, người soạn thảo…

2 Add Page: Với lệnh mở tập tin mới chúng ta chỉ có một trang, khi

cần thêm trang mới tiếp theo hoặc trước trang một thì ta chọn lệnh này

- Add… pages: cộng … trang

+ Before page 1: trước trang 1

+ After page 1: sau trang 1

3 Delete Page (xoá trang):

Lệnh này chỉ dùng được khi bản nhạc có từ 2 trang trở lên

Sau khi soạn thảo xong nếu thừa trang chúng ta dùng lệnh này

- From page… to… : xóa từ trang… đến trang… (hoặc đến hết)

- NOT UNDOABLE: Khi đã xóa chương trình không cho phục hồi

4 Add Staff (thêm khuông nhạc): với lệnh này chúng ta sẽ có thêm

một số khuông nhạc phía trên hoặc phía dưới khuông nhạc đã chọn

Trang 22

- Add… Regular Staves: thêm… khuông nhạc đơn

Khi chọn lệnh này ở vùng Type phía dưới sẽ cho ta 4 lựa chọn:

+ Note: khuông nhạc bình thường+ Tab: dành cho Guitar

+ Rhythm: chỉ có 1 đường kẻ mờ dùng để ghi nhịp điệu (tiết tấu)

+ Percussion: dành cho trống

- Add a Piano Staff: thêm hai khuông nhạc nữa dành cho Piano

- Change this to a Piano Staff: Thay đổi khuông nhạc đang có thành khuông nhạc dành cho Piano

*Chúng ta có thể chọn thêm khuông nhạc ở trên hoặc ở dưới bằng cách chọn vào Add Above hoặc Add Below

5 Delete Staff (xoá khuông nhạc)

Lệnh này mặc định bị mờ, khi muốn sử dụng chúng ta phải đặt con trỏ chuột ở bên trái phía ngoài khuông nhạc muốn xoá hoặc nhấp kép chuột để đánh khối toàn bộ khuông nhạc Trước khi xóa chương trình sẽ đưa ra câu thông báo “This operation cannot be undone Do you wish to continue anyway?” nghĩa là “Thao tác này không phục hồi lại được Bạn có muốn tiếp tục không?”

6 Tablature Staff (tạo khuông nhạc cho Guitar):

Trên khuông này không ghi nốt nhạc mà chỉ ghi chú cho cách diễn của Guitar

7 Percussion Staff:

Lệnh này sẽ chuyển một khuông nhạc đã chọn thành một khuông nhạc ghi cho trống Với lệnh này ta sẽ có một hộp thoại với nhiều loại trống

để lựa chọn

8 Connect Staves (ngoặc nối các khuông nhạc)

Lệnh này có 3 ô để chúng ta chọn: Break barline (vạch nhịp liền giữa

2 khuông nhạc trên và dưới), Bracket (dấu nối giữa khuông nhạc trên và dưới), Brace (dấu ngoặc giữa khuông nhạc trên và dưới) Để dùng được lệnh này ta phải đánh khối khuông nhạc cần nối

Trang 23

10 Center Staves: Lệnh này sẽ di chuyển tất cả các khuông nhạc

theo phương đứng để canh đều trang nhạc

11 Center System: Lệnh này sẽ canh đều tất cả các dòng nhạc theo

phương đứng của các khuông nhạc

12 Measures per System: thay đổi số ô nhịp cho khuông nhạc.

Trong khi soạn thảo có thể các ô nhịp trên khuông quá dày hoặc quá thưa, đặt trỏ vào khuông nhạc chọn lệnh này:

- Set measure per system: số ô nhịp cần thay đổi

- Only this system: chỉ với khuông nhạc đã chọn

- All remaining system: với tất cả các khuông nhạc kể từ khuông nhạc

đã chọn

Lệnh thay đổi ô nhịp có thể làm thay đổi số trang, do việc dồn hoặc dãn số khuông nhạc trong trang làm thay đổi số trang

13 System per page: Thay đổi số khuông nhạc trong một trang.

- Set system on page 1 to: số khuông nhạc cần thay đổi trong trang 1 là

- Only this page: chỉ đối với trang chọn

- All remaining pages: với tất cả các trang nhạc kể từ trang nhạc đã chọn.Việc thay đổi số khuông nhạc trong trang có thể thay đổi số trang nhạc nhưng không ảnh hưởng đến số ô nhịp trên mỗi khuông nhạc Nếu số khuông nhạc quá nhiều không phù hợp với trang in, thì số khuông nhạc này

sẽ tràn qua lề dưới của trang in, khi in các khuông nhạc này sẽ bị mất

VI TRÌNH ĐƠN VIEW:

1 Show/Hide: Cho phép hiển thị hoặc không hiển thị một số chi tiết

trong bản nhạc như: thước (Rulers), biên lề (Page margin), ẩn khoá nhạc (Initial Clef & time)

- Ruler (thước): được dùng thường xuyên để canh vị trí của các khuông nhạc

- Staff name: tên của khuông nhạc Thường dùng để ghi tên các nhạc

cụ trong các bản tổng phổ, hợp xướng

Ngày đăng: 02/08/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng mã Unicode. - Giới thiệu phần mềm Encore ppsx
Bảng m ã Unicode (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w