1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Câu 13 ppt

2 144 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tại sao nói lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư? Như chúng ta đã biết : Để tạo ra giá trị hàng hoá tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm hai phần là : lao động quá khứ (lao động vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c) ; và lao động hiện tại (lao động sống), tức là lao động tạo ra giá trị mới (m + v). Đứng trên quan điểm xã hội mà xét thì, chi phí lao động này gọi là chi phí thực tế của xã hội, chi phí tạo ra giá trị hàng hoá : W = c + v + m. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hoá họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí này gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là k: k = c + v. Giữa chi phí sản xuất và giá trị hàng hoá khác nhau cả về chất lẫn về lượng. Cụ thể là : + Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản, nó không có quan hệ gì đến việc hình thành giá trị và quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị; còn giá trị hàng hoá là chi phí thực tế về lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. + Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là nhỏ hơn giá trị của hàng hoá (W) (vì : k = c + v < W = c + v + m). Khi c + v = k là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì số tiền mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hóa theo giá cả thị trường trội hơn k gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Giá cả hàng hóa (G) bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận (G = k + p). Do nhà tư bản gộp hai nhân tố c + v thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa nên người ta không nhận thấy lợi nhuận sinh ra từ v mà lầm tưởng rằng c cũng tạo ra lợi nhuận. Thực chất, lợi nhuận là hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư do lao động sống tạo ra, được quan niệm như là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước (k). Bởi vì: + Về chất, lợi nhuận có nguồn gốc từ giá trị thặng dư. + Về lượng, nếu cung (S) bằng cầu (D) thì giá cả hàng hóa (G) bán ra đúng bằng giá trị (W) của nó, do đó lợi nhuận bằng giá trị thặng dư (p = m) ; nếu S > D thì G < W nên p < m và nếu S < D thì G > W, nên p > m. Nhưng trong toàn xã hội, do tổng giá cả bằng tổng giá trị hàng hóa nên tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư. Tức là cơ sở của lợi nhuận là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư càng nhiều thì khối lượng lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Song, cũng như giá cả xoay quanh giá trị của nó, trong hiện thực, mức lên xuống của lợi nhuận xoay quanh giá trị thặng dư.

Ngày đăng: 02/08/2014, 07:20

Xem thêm: Câu 13 ppt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w