Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
159,61 KB
Nội dung
MÃNG CẦU XIÊM, một trái cây hữu dụng Gia đình Na hay Mãng cầu có một số cây cho quả ăn khá ngon và có thêm các dược tính khá đặc biệt Các cây đáng chú ý gồm Na, Mãng cầu xiêm, Bình bát và ngay tại Hoa Kỳ còn có những cây lai tạo để cho những loại quả không gặp được tại Việt Nam như Atemoya. Mãng cầu xiêm là một trái cây nhiệt đới rất thông dụng trong vùng Nam Mỹ và Đông Ấn (West Indies). Đây cũng là một trong những cây đầu tiên được đưa từ Mỹ châu về lục địa 'Cựu Thế-giới', và mãng cầu xiêm sau đó được trồng rộng rãi suốt từ khu vực Đông-Nam Trung Hoa sang đến Úc và những vùng bình nguyên tại Đông và Tây Phi châu. Tên của cây có lẽ có nguồn gốc từ tiếng Hòa lan Zuurzac, củng được gọi trong vùng Antilles (thuộc Hòa lan) và tại Indonesia. Tên Mã lai durian Belanda cũng có những chi tiết thú vị: danh từ Belanda (có nghĩa là người Hòa lan) được dùng tại Mã lai để chỉ những gì từ ngoại quốc, thường từ Hòa lan đưa đến Mã, và vỏ ngoài da của mãng cầu sần sùi. Có vẻ có gai nên được cho là thuộc nhóm 'sầu riêng' (!) Tên khoa học, tên thông thường và Đặc tính thực vật: Tên khoa học: Annona muricata thuộc họ thực vật Annonaceae. 'Annona, phát xuất từ tên tại Haiti, anon, nghĩa là thu-hoạch của năm 'muricata' có nghĩa lả mặt bên ngoài sần lên, có những mũi nhọn. Các tên thông thường: Soursop (Anh-Mỹ), Guanabana, Graviola, Brazilian Paw Paw, Corossolier (Pháp), Guanavana, Durian benggala Nangka londa Mãng cầu xiêm thuộc loại tiểu mộc, có thể cao 6-8 m. Vỏ thân có nhiều lỗ nhò màu nâu. Lá hình trái xoan, thuôn thành ngọn giáo, mọc so le. Lá có mùi thơm. Phiến lá có 7-9 cặp gân phụ. Hoa mọc đơn độc ở thân hay nhánh già; hoa có 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh goa màu xanh-vàng, và 3 cánh trong màu vàng. Nhị và nhụy hoa tạo thành 1 khối tròn. Quả thuộc loại quả mọng kép, lớn, hỉnh trừng phình dài 20-25 cm, màu xanh lục hay vàng- xanh, khi chín quà mức sẽ đổi sang vàng. Quả có thể kết tại nhiều vị trí khác nhau trên thân, cành hay nhánh con, và có thể cân nặng đến 5kg (15 lb). Vò rất mỏng, bên ngoài có những nốt phù thành những múi nhỏ nhọn hay cong, chứa nhiều hạt màu đen. Quả thường được thu hái lúc còn xanh, cứng và ăn ngon nhất vả lúc 4-5 ngày sau khi hái, lúc đó quả trở thành mềm vừa đủ để khi nhấn nhẹ ngón tay vào sẽ có một vết lõm. Phần thịt của quả màu trắng chia thành nhiều khối chứa hạt nhỏ. Mảng cầu xiêm được trồng nhiều tại những tỉnh phía Nam Việt Nam. Thành phần dinh dưỡng và hóa học: 100 gram phần thịt của quả, bỏ hạt, chứa: - Calories 53.1-61.3 - Chất đạm 1 g - Chất béo 0.97 g - Chất sơ 0.79 g - Calcium 10.3 mg - Sắt 0.64 mg - Magnesium 21 mg - Phosphorus 27.7 mg - Potassium 287 mg - Sodium 14 mg - Beta-Carotene (A) 2 IU - Thiamine 0.110 mg - Riboflavine 0.050 mg - Niacin 1.280 mg - Pantothenic acid 0.253 mg - Pyridoxine 0.059 mg - Vitamin C 29.6 mg Lá Annona muricata chứa các Acetogenins loại monotetrahydrofurane như Annopentocins A, B và C; Cis và Trans-annomuricin-D-ones(4, 5), Muricoreacin, Muricohexocin ngoài ra còn có tannins, chất nhựa resin Quả chứa các alkaloids loại isoquinoleine như: annonaine, nornuciferine và asimilobine. Hạt chứa khoảng 0.05 % alcaloids trong đó 2 chất chính là muricin và muricinin. Nghiên cứu tại ĐH Bắc Kinh (2001) ghi nhận hạt có chứa các acetogenins: Muricatenol, Gigantetrocin-A, -B, Annomontacin, Gigante tronenin Trong hạt còn có các hỗn hợp N-fatty acyl tryptamines, một lectin có ái lực mạnh với glucose/mannose; các galactomannans Vài phương thức sử dụng: Mãng cầu xiêm được dùng làm thực phẩm tại nhiều nơi trên thế giới. Tên soursop, cho thấy quả có thể có vị chua, tuy nhiên độ chua thay đổi, tùy giống, có giống khá ngọt để ăn sống được, có giống phải ăn chung với đường. Quả chứa nhiều nước, nên thường dùng để uống hơn là ăn! Như tại Ba tây có món Champola, tại Puerto Rico có món Carato là những thức uống theo kiểu 'nuớc sinh tố' ở Việt Nam: mảng cầu xay chung với sữa, nước (tại Philippines, còn pha thêm mảu xanh, đỏ như sinh tố pha si-rô ở Việt Nam). Mãng cầu xiêm (lá, rễ và hạt) được dùng làm thuốc tại rất nhiều nơi trên thế-giới, nhất là tại những quốc gia Nam Mỹ: Tại Peru, trong vùng núi Andes, lá mãng cầu được dùng làm thuốc trị cảm, xổ mũi; hạt nghiền nát làm thuốc trừ sâu bọ; trong vùng Amazon, vỏ cây và lá dùng trị tiểu đường, làm dịu đau, chống co giật Tại Guyana: lá và vỏ cây, nấu thành trà dược giúp trị đau và bổ tim. Tại Batây, trong vùng Amazon: lá nấu thành trà trị bệnh gan; dầu ép từ lá và quả còn non, trộn với dầu olive làm thuốc thoa bên ngoài trị thấp khớp, đau sưng gân cốt. Tại Jamaica, Haiti và West Indies: quả hay nước ép từ quả dùng trị nóng sốt, giúp sinh sữa và trị tiêu chảy; vỏ thân cây và lá dùng trị đau nhức, chống co-giật, ho, suyển. Tại Ấn độ, cây được gọi theo tiếng Tamilnadu là mullu-chitta: Quả dùng chống scorbut; hạt gây nôn mửa và làm se da. Tại Việt Nam, hạt được dùng như hạt Na, nghiền nát trong nước, lấy nước gột đầu để trị chí rận. Một phương thuốc Nam khá phổ biến để trị huyết áp cao là dùng vỏ quả hay lá Mãng cầu xiêm, sắc chung với Rễ nhàu và rau cần thành nước uống (bỏ bã) mỗi ngày. Dược tính của Mãng cầu xiêm: Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của Mãng cầu xiêm từ 1940 và ly trích được nhiều hoạt chất. Một số các nhgiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian 1940 đến 1962 ghi nhận vò thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co-giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú vật. Đến 1991, tác dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm đã được tái xác nhận. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm Hoạt tính của các acetogenins: Trong một chương trình nghiên cứu về dược thảo của National Cancer Institute vào năm 1976, lá và chồi của mãng cầu xiêm được ghi nhận là có hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư. Hoạt tính này được cho là do ở nhóm hợp chất, đặt tên là annonaceous acetogenins. Các nghiên cứu về acetogenins cho thấy những chất này có khả năng ức chế rất mạnh Hỗn hợp phức tạp I (Complex I) ở trong các hệ thống chuyển vận electron nơi ty thể (mitichondria) kể cả của tế bào ung thư: các cây của gia đình Anonna có chứa nhiều loại acetogenins hoạt tính rất mạnh, một số có tác dụng diệt tế bào u-bướu ở nồng độ EC50 rất thấp, ngay ở 10-9 microgram/ mL. Trường ĐH Purdue là nơi có nhiều nghiên cứu nhất về hoạt tính của gia đình Annona, vả giữ hàng chục bản quyền về acetogenins, và công bố khá nhiều thí nghiệm lâm sàng về tác dụng của acetogenins trên ung thư, diệt bướu ung độc: Một nghiên cứu năm 1998 ghi nhận một loại acetogenin trích từ Mãng cầu xiêm có tác dụng chọn lựa, diệt được tế bào ung thư ruột già loại adenocarcinoma, tác dụng này mạnh gấp 10 ngàn lần adriamycin. Theo các kết quả nghiên cứu tại Purdue thì: 'các acetogenins từ annonaceae, là những acid béo có dây carbon dài từ 32-34, phối hợp với một đơn vị 2-propanol tại C-2 để tạo thành một vòng lactone. Acetogenins có những hoạt tính sinh học như chống u-bướu, kích ứng miễn nhiễm, diệt sâu bọ, chống protozoa, diệt giun sán và kháng sinh. Acetogenins là những chất ức chế rất mạnh NADH: Ubiquinone oxidoreductase, vốn là một enzym căn bản cần thiết cho complex I đưa đến phàn ứng phosphoryl-oxid hóa trong mitochondria. Acetogenins tác dụng trực tiếp vào các vị trí ubiquinone- catalytic nằm trong complex I và ngay vào men glucose dehydrogenase của vi trùng. Acetogenins cũng ức chế men ubiquinone-kết với NADH oxidase, chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư (Recent Advances in Annonaceous Acetogenins-Purdue University -1997) Các acetogenins: Muricoreacin và Muricohexocin có những hoạt tính diệt bào khá mạnh trên 6 loại tế bào ung thư như Ung thư prostate loại adenocarcinoma (PC-3), Ung thư lá lách loại carcinoma (PACA-2) (ĐH Purdue, West LaFayette, IN- trong Phytochemistry Số 49-1998). Một acetogenin khác: Bullatacin có khả năng diệt được các tế bảo ung thư đã kháng được nhiều thuốc dùng trong hóa-chất trị liệu, do ở hoạt tính ngăn chận sự chế tạo Adenosine triphosphate (ATP) cần thiết cho hoạt động của tế bào ung thư (Cancer Letter June 1997). Các acetogenins trích từ lá: Annomutacin, cùng các hợp chất loại annonacin-A-one có hoạt tính diệt được tế bào ung thư phổi dòng A-549 (Journal of Natural Products Số Tháng 9-1995). Các duợc tính khác: Các alkaloid: annonaine, nornuciferine và asimilobine trích được từ quả có tác dụng an thần và trị đau: Hoạt tính này do ở khả năng ức chế sự nối kết của [3H] rauwolscine vào các thụ thể 5-HT1A nằm trong phần yên của não bộ. (Journal of Pharmacy and Pharmacology Số 49-1997). Dịch chiết từ quả bằng ethanol có tác dụng ức chế được siêu vi trùng Herpes Simplex (HSV-1) ở nồng độ 1mg/ml (Journal of Ethnophar macology Số 61-1998). Các dịch chiết bằng hexane, ethyl acetate và methanol từ quả đều có những hoạt tính diệt được ký sinh trùng Leishmania braziliensis và L.panamensis (tác dụng này còn mạnh hơn cả chất Glucantime dùng làm tiêu chuẩn đối chiếu). Ngoài ra các acetogenins cô lập được annonacein, annonacin A và annomuricin A có các hoạt tính gây độc hại cho các tế bào ung thư dòng U-937 (Fitotherapia Số 71-2000). Thử nghiệm tại ĐH Universidade Federal de Alagoas, Maceio-AL, Ba Tây ghi nhận dịch chiết từ lá bằng ethanol có khả năng diệt được nhuyến thể (ốc-sò) loài Biomphalaria glabrata ở nồng độ LD50 = 8.75 ppm, và có thêm đặc điểm là diệt được các tụ khối trứng của sên (Phytomedicine Số 8-2001). Một lectin loại glycoproteine chứa 8% carbohydrate, ly trích từ hạt có hoạt tính kết tụ hồng huyết cầu cũa người, ngỗng, ngựa và gà, đồng thời ức chế được sự tăng trưởng của các nấm và mốc loại Fusarium oxysoporum, Fusarium solani và Colletotrichum musae (Journal of Protein Chemistry Số 22-2003). Mãng cầu xiêm và bệnh Parkinson: Tại vùng West Indies thuộc Pháp, nhất là ỡ Guadaloupe có tình trạng xẩy ra bất thường về con số các bệnh nhân bị bệnh Parkinson, loại kháng- levo dopa: những bệnh nhân này đều tiêu thụ một lượng cao, và trong một thời gian lâu dài Soursop hay Mãng cầu xiêm (A.muricata). Những nghiên cứu sơ khởi trong năm 1999 (công bố trên tạp chí Lancet Số 354, ngày 23 tháng 10 năm 1999) trên 87 bệnh nhân đưa đến kết luận là rất có thể có sự liên hệ giữa dùng nhiều mãng cầu xiêm, vốn có chứa các alkaloids loại benzyltetrahydroisoquinoleine độc hại về thần kinh. Nhóm bệnh nhân có những triệu chứng Parkinson không chuyên biệt (atipycal), gồm 30 người dùng khá nhiều mãng cầu trong cách ăn uống hàng ngày. Nghiên cứu sâu rộng hơn vào năm 2002, cũng tại Guadeloupe, nhằm vào nhóm bệnh nhân Parkinson (atypical) cho thấy khi tách riêng các tế bào thần kinh (neuron) loại mesencephalic dopaminergic và cấy trong môi trường có chứa dịch chiết toàn phần rễ mãng cầu xiêm, hoặc chứa các hoạt chất cô lập như coreximinine, reticuline, có các kết quả như sau: [...]... là những alkaloids trích từ Mãng cầu xiêm có thể có tác dụng điều hợp chức năng cùng sự thay đổi để sinh tồn của các tế bào thần kinh dopaminergic trong các thử nghiệm 'in vitro'; và rất có thể có những liên hệ tác hại giữa việc dùng mãng cầu xiêm ở lượng cao và liên tục với những suy thoái về tế bào thần kinh Do đó bệnh nhân Parkinson, do yếu tố an toàn nên tránh ăn mãng cầu xiêm! (Movement Disorders... chia làm 3-4 lần/ ngày Trên thị trường Hoa Kỳ có một số chế phẩm, mang tên Graviola, dưới các dạng viên nang (capsule) và thuốc tincture Không nên dùng các chế phẩm làm từ Lá, rễ và hạt Mãng cầu xiêm (phần thịt của quả không bị hạn chế) trong các trường hợp: - Có thai: do hoạt tính gây co thắt tử cung khi thử trên chuột - Huyết áp cao: Lá, Rễ và Hạt có tác dụng gây hạ huyết áp, ức chế tim, người dùng... Graviola có thể gây các rối loạn về vi sinh vật trong đường ruột - Một số trường hợp bị ói mửa, buồn nôn khi dùng Graviola, trong trường hợp này nên giảm bớt liều sử dụng - Không nên dùng Graviola chung với CoEnzyme Q 10 (một trong những cơ chế hoạt động của acetogenins là ngăn chặn sự cung cấp ATP cho tế bào ung thư, và CoEnzym Q.10 là một chất cung cấp ATP), uống chung sẽ làm giảm công hiệu của cả 2 . MÃNG CẦU XIÊM, một trái cây hữu dụng Gia đình Na hay Mãng cầu có một số cây cho quả ăn khá ngon và có thêm các dược tính khá đặc biệt Các cây đáng chú ý gồm Na, Mãng cầu xiêm, Bình. những cây lai tạo để cho những loại quả không gặp được tại Việt Nam như Atemoya. Mãng cầu xiêm là một trái cây nhiệt đới rất thông dụng trong vùng Nam Mỹ và Đông Ấn (West Indies). Đây cũng là một. rận. Một phương thuốc Nam khá phổ biến để trị huyết áp cao là dùng vỏ quả hay lá Mãng cầu xiêm, sắc chung với Rễ nhàu và rau cần thành nước uống (bỏ bã) mỗi ngày. Dược tính của Mãng cầu xiêm: