QUẾ VÀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG Báo Pharmacy Times số tháng 5 có đưa ra một “case study”: một phụ nữ Mễ đến hiệu thuốc đưa 1 chai quế (Cinnamon cassia) viên nang 500 mg. Bà ta giải thích cho người dược sĩ là bà đã đi khám bác sĩ và uống thuốc nhưng mức đường vẫn chưa kiểm soát được. Bạn bà ta mách dùng quế, uống 2 viên ngày 3 lần bệnh sẽ khá hơn. Người dược sĩ tìm lại hồ sơ thuốc của bà này thì thấy bác sĩ cho metformin 1000 mg ngày 2 lần. Đứng địa vị người dược sĩ chúng ta nên giải thích cho người bệnh như thế nào? Cách đây một vài năm, trên www.khoahoc.net có một bài của một dược sĩ ở Canada cho biết quế có tính chất hạ đường và có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Báo Diabetes Care số tháng 1 năm 2008, đăng nghiên cứu của Alam Khan và cộng sự, thử nghiệm 60 người bệnh tiểu đường type 2, gồm 30 nam và 30 nữ tuổi 52.2 ± 6.3, chia ngẩu nhiên thành 6 nhóm. Nhóm 1,2 và 3 uống 1, 3 và 6 gam quế mỗi ngày theo thứ tự, nhóm 4,5 và 6 dùng giả dược. Quế dùng trong 40 ngày tiếp theo là 20 ngày để loại ra khỏi cơ thể. Kết quả: sau 40 ngày, cả 3 liều quế giảm mức đường bụng đói (18- 29%), triglycerid (23-30%), LDL-cholesterol (7-27%) và cholesterol toàn phần (12-26%); nhóm dùng giả dược không thấy thay đổi đáng kể. Kết luận: dùng quế mỗi ngày giảm glucose, triglycerid, LDL-C, cholesterol toàn phần ở người bệnh tiểu đường type 2, gợi ý đưa quế vào thực đơn cho bệnh tiểu đường 2 sẽ giảm yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Tuy nhiên, cũng trên Diabetes Care số tháng 2 năm 2008, một phân tích meta của Tiến sĩ Dược William L. Baker, chuyên khoa dược lâm sàng, và cộng sự lại có ý kiến khác: Họ tìm trên y văn cho đến tháng 7/2007 những nghiên cứu ngẫu nhiên, kiểm chứng với giả dược về quế với dữ liệu về A1c, mức glucose bụng đói hay thông số lipid huyết. Họ tìm được 5 nghiên cứu viển tưởng như vậy (n=282). Khi phân tích meta, dùng quế không thay đổi đáng kể A1c, mức glucose nhịn đói hay thông số lipid huyết ở bệnh nhân bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Trong 5 nghiên cứu này có cả nghiên cứu của tiến sĩ Alam Khan nêu trên. Họ không tìm thấy sự liên quan giữa liều và đáp ứng với quế từ 1 đến 6 gam. Thời gian trung bình điều trị và theo dõi của những nghiên cứu trên là 12 tuần. Thời gian này thích hợp để quan sát thay đổi lâm sàng đáng kể về mức glucose bụng đói và thông số lipid. Tuy nhiên, có vẻ quá ngắn để thấy tác dụng toàn phần lên mức A1c. Nhóm phân tích hy vọng tìm đước chiều hướng thay đổi mức A1c có lợi cho người bệnh. Sự thật, họ thấy mức A1c ở người uống quế tăng cao hơn mức ở người uống giả dược trong phân tích meta, nên đã đánh mất niềm tin là quế có lợi để kiểm soát mức đường lâu dài. Chúng ta thấy những nghiên cứu dược liệu trên số người tham dự quá nhỏ, số người thử mỗi liều quế trong nghiên cứu của tiến sĩ Alam Khan chỉ có 10 người, nên không đại diện cho toàn quần thể người mắc bệnh tiểu đường.Chúng ta cũng không biết rõ thiết kế nghiên cứu có bảo đảm được tính vô tư hay không. Và không phải chỉ có 1 nghiên cứu có kết quả tốt là đủ để chứng minh một dược liệu có thể dùng trong điều trị. Chúng tôi hy vọng hai nghiên cứu trên giúp các dược sĩ có thể giải thích rõ ràng cho người bệnh có nên dùng quế để trị bệnh tiểu đường hay không. Dược sĩ Lê-văn-Nhân . toàn phần ở người bệnh tiểu đường type 2, gợi ý đưa quế vào thực đơn cho bệnh tiểu đường 2 sẽ giảm yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Tuy nhiên, cũng trên Diabetes Care. cứu của Alam Khan và cộng sự, thử nghiệm 60 người bệnh tiểu đường type 2, gồm 30 nam và 30 nữ tuổi 52.2 ± 6.3, chia ngẩu nhiên thành 6 nhóm. Nhóm 1,2 và 3 uống 1, 3 và 6 gam quế mỗi ngày theo. cho người bệnh như thế nào? Cách đây một vài năm, trên www.khoahoc.net có một bài của một dược sĩ ở Canada cho biết quế có tính chất hạ đường và có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Báo