Hóa vô cơ ( phần 10 ) Thuỷ ngân 1. Tính chất hoá học a) Phản ứng với oxi: Khi đun nóng Hg phản ứng với Cl 2 và S ngay ở nhiệt độ thường. b) Phản ứng với axit oxi hóa: c) Phản ứng với muối Hg 2+ tạo thành Hg + : 2. Hợp chất Hợp chất của thuỷ ngân tồn tại ở 2 số oxi hoá : +2, +1. a) Oxit HgO: chất rắn, màu đỏ hoặc vàng, không tan và không tác dụng với nước. Tan trong axit, khi nung nóng bị phân tích thành Hg và O 2 . b) Hiđroxit: không bền, bị phân tích ngay khi vừa tạo thành: c) Muối: Các muối Hg(NO 3 ) 2 , Hg 2 SO 4 , HgCl 2 đều tan nhiều trong nước. Một số nguyên tố quan trọng khác Thiếc và chì (Sn, Pb) 1. Tính chất vật lý - Sn là kim loại màu trắng, Pb là kim loại màu xám. - Đều có nhiệt độ nóng chảy khá thấp. 2. Tính chất hoá học Là những kim loại hoạt động trung bình. Trong các hợp chất tồn tại ở 2 số oxi hoá: +2 và +4. a) Phản ứng với oxi: Ở nhiệt độ thường, trên bề mặt tạo thành lớp oxit bảo vệ. Khi nung nóng phản ứng mạnh với oxi tạo thành SnO 2 và PbO. b) Phản ứng với halogen Phản ứng tạo thành halogenua SnX 4 , PbX 2 : c) Phản ứng với nước Ở nhiệt độ thường tạo thành lớp hiđroxit bảo vệ. Khi có mặt oxi, Pb phản ứng được với H 2 O. d) Phản ứng với axit thường (HCl và H 2 SO 4 loãng). - Sn phản ứng chậm. - Pb hầu như không phản ứng vì tạo thành muối không tan bảo vệ. e) Phản ứng với axit oxi hoá - Pb phản ứng tạo thành muối Pb 2+ - Sn phản ứng tạo thành muối Sn 2+ và Sn 4+ tuỳ từng trường hợp: f) Phản ứng với dung dịch kiềm Cả 2 kim loại đều tan: 3. Hợp chất của Sn và Pb. a) Oxit: SnO 2 , PbO 2 , SnO, PbO Các oxit đều là chất rắn, không tác dụng với nước. Tác dụng với axit rất khó khăn (cả khi đun nóng). Tác dụng với kiềm nóng chảy PbO 2 thể hiện tính oxi hoá: b) Hiđroxit: Sn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , Sn(OH) 4 , Pb(OH) 4 đều là những chất không tan trong nước lưỡng tính. Ví dụ: c) Muối - Muối Pb 4+ : kém bền, dễ chuyển thành muối Pb 2+ . - Muối halogenua và sunfat Pb 2+ : ít tan. - Muối Sn 2+ có tính khử: Crom 1. Tính chất - Crom (Cr = 52) là kim loại sáng trắng, khó nóng chảy, rất cứng. - Crom bền đối với nước và không khí ở nhiệt độ thường. Khi nung nóng, ở trạng thái bột, crom dễ bị oxi hoá bởi các phi kim. Ví dụ: - Crom dễ dàng tan trong axit thường. - Crom bị thụ động hoá trong HNO 3 đặc, nguội và trong H 2 SO 4 đặc, nguội - Crom dễ dàng tác dụng với chất oxi hoá trong môi trường kiềm. 2. Hợp chất: Trong các hợp chất, crom tồn tại ở 2 số oxi hoá điển hình : +3 và +6. a) Oxit Cr 2 O 3 Là chất rắn, màu xanh lá cây, không tác dụng với nước, không tác dụng với dung dịch kiềm và axit. Cr 2 O 3 tác dụng với kiềm nóng chảy tạo thành muối cromit MeCrO 2 b) Hiđroxit Cr(OH) 3 Là chất không tan trong nước, màu xanh lá cây, lưỡng tính. c) Muối Cr 3+ Cr(NO 3 ) 3 , CrCl 3 , Cr 2 (SO 4 ) 3 đều tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch màu xanh lá cây. d) Hợp chất Cr +6 H 2 CrO 4 : axit cromic H 2 Cr 2 O 7 : axit đicromic. - Hợp chất Cr 6+ có tính oxi hoá: Mangan 1. Tính chất. - Mangan là kim loại trắng bạc, cứng dòn, khó nóng chảy,khá hoạt động (kém Al nhưng mạnh hơn Zn). - Mangan có thể tồn tại ở những mức oxi hoá +2, +3, +4, +6 và +7. Nhưng bền nhất và phổ biến nhất là các mức : +2 ; +4 ; +6 và +7. - Phản ứng với oxi: ở nhiệt độ thường tạo lớp oxit MnO 2 bảo vệ, ở dạng bột bị oxi hoá dễ dàng. - Phản ứng với các phi kim: tạo thành những hợp chất mangan (II). - Phản ứng với nước: ở nhiệt độ thường phản ứng chậm, ở nhiệt độ cao phản ứng nhanh hơn. - Phản ứng với axit thường và axit oxi hoá tạo thành muối Mn 2+ . - Mn bị HNO 3 đặc, nguội thụ động hoá. 2. Hợp chất a) Hợp chất Mn 2+ - Oxit MnO là chất rắn, tan trong axit, bị oxi hoá thành MnO 2 . - Hiđroxit Mn(OH) 2 là chất kết tủa trắng, dễ chuyển thành Mn(OH) 4 màu nâu. - Muốn Mn 2+ muối nitrat, clorua,sunfat, axetat tan nhiều trong nước. b) Oxit MnO 2 là chất rắn màu đen, không tan trong nước, phản ứng với axit tạo thành muối Mn 2+ . - Trong kiềm nóng chảy, oxi không khí oxi hoá được MnO 2 : Muối Mn 4+ kém bền, dễ bị chuyển thành muối Mn 2+ . c) Kali manganat K 2 MnO 4 . Là chất tinh thể màu xanh, tan trong nước, kém bền trong dung dịch, dễ bị chuyển thành KMnO 4 : d) Kali pemanganat KMnO 4 Là chất tinh thể màu tím, tan nhiều trong nước, có tính oxi hoá mạnh, tuỳ theo môi trường Mn 7+ bị khử: - Môi trường axit: - Môi trường trung tính: - Môi trường kiềm: Ví dụ: - KMnO 4 bị nhiệt phân giải phóng oxi: Coban và niken 1. Tính chất - Coban và niken đều là kim loại màu trắng bạc, đặc biệt Ni có vẻ sáng đẹp nên thường dùng để mạ kim loại. Cả 2 đều cứng, nặng, nhiệt độ nóng chảy cao. - Coban và niken đều đứng trước H trong dãy thế điện hoá, nhưng hoạt động kém Fe. - Khi đun nóng, coban và niken có khả năng tham gia phản ứng với một số phi kim như: O 2 , Cl 2 , S, P,… 2. Hợp chất của coban và niken Hợp chất của coban, niken có số oxi hoá +2 đặc trưng hơn +3 (khác Fe). a) Oxit CoO, NiO, Co 2 O 3 , Ni 2 O 3 . Các oxit này đều là chất rắn, không tác dụng với nước. Tác dụng với axit nhưng không tác dụng với kiềm: b) Hiđroxit - Me(OH) 2 : đều là chất kết tủa, Co(OH) 2 màu hồng, Ni(OH) 2 màu xanh lá cây. + Dưới tác dụng của chất oxi hoá mạnh (ví dụ NaClO) chuyển thành Me(OH) 3 . + Ni(OH) 2 không bị oxi hoá bởi oxi ở nhiệt độ thường. + Me(OH) 2 là những bazơ yếu, tan trong axit. - Me(OH) 3 : + Là những chất kết tủa, Co(OH) 3 màu xanh thẫm, Ni(OH) 3 mầu nâu đen. + Đều là bazơ yếu, hoà tan trong axit tạo thành muối có số oxi hoá +2. c) Muối: Chỉ có muối với oxi hoá +2 là bền. - Muối Co 2+ : muối khan màu xanh lam, khi bị hiđrat hoá và tan trong dung dịch có màu hồng. - Muối Ni 2+ : có màu xanh lá cây. - Các muối nitơrat, sunfat, halogenua tan nhiều trong nước. . Hóa vô cơ ( phần 10 ) Thuỷ ngân 1. Tính chất hoá học a) Phản ứng với oxi: Khi đun nóng Hg phản ứng với Cl 2 và S ngay ở nhiệt độ thường. b) Phản ứng với axit oxi hóa: c) Phản. Co(OH) 2 màu hồng, Ni(OH) 2 màu xanh lá cây. + Dưới tác dụng của chất oxi hoá mạnh (ví dụ NaClO) chuyển thành Me(OH) 3 . + Ni(OH) 2 không bị oxi hoá bởi oxi ở nhiệt độ thường. + Me(OH) 2 . PbO 2 thể hiện tính oxi hoá: b) Hiđroxit: Sn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , Sn(OH) 4 , Pb(OH) 4 đều là những chất không tan trong nước lưỡng tính. Ví dụ: c) Muối - Muối Pb 4+ : kém bền, dễ