Tuyển tập bộ đề 5 trắc nghiệm hóa học ( phần 3) Câu 1. Tên gọi nào sau đây của CH 3 CHO là sai: A. axetandehit. B. andehit axetic. C. etanal. D. etanol. Câu 2. C 5 H 10 O có số đồng phân andehit là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 3. Công thức tổng quát của andehit no đơn chức mạch hở là: A. C n H 2n O B. C n H 2n+1 CHO C. C n H 2n-1 CHO D. Cả A, B đều đúng. Câu 4. Chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức andehit, có công thức thực nghiệm là (CH 2 O) n . Công thức phân tử nào sau đây là đúng: A. CH 2 O B. C 2 H 4 O 2 C. C 3 H 6 O 3 D. Cả A, B đều đúng. Câu 5. Phản ứng nào sau đây dùng để nhận biết andehit axetic: A. Phản ứng cộng hidro. B. Phản ứng với Ag 2 O/dd NH 3 , t 0 . C. Phản ứng cháy. D. Phản ứng trùng ngưng. Câu 6. Khi cho 1,54 gam andehit no đơn chức X phản ứng hết với Ag 2 O trong dung dịch NH 3 , thu được axit hữu cơ và 7,56 gam bạc kim loại (cho Ag = 108). X có công thức là: A. HCHO B. CH 3 CHO C. C 2 H 5 CHO D. C 3 H 7 CHO Câu 7. Một andehit X trong đó oxi chiếm 37,21%. A chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Một mol X phản ứng với Ag 2 O/dd NH 3 đun nóng thu được 4 mol Ag (cho Ag=108). Vậy X là: A. HCHO B. CHO-CH 2 -CHO C. CHO - CHO D. CHO-C 2 H 4 -CHO Câu 8. Oxi hóa 2 mol rượu metylic thành anđehit fomic bằng oxi không khí trong một bình kín, biết hiệu suất phản ứng oxi hóa là 80%. Rồi cho 36,4 gam nước vào bình được dung dịch X. Nồng độ % anđehit fomic trong dung dịch X là: A. 58,87% B. 38,09% C. 42,40% D. 36% Câu 9. Cho 2 phương trình phản ứng: HCHO + H 2 Ni, to CH 3 OH (1) HCHO + Ag 2 O dd NH3 HCOOH + 2Ag (2) Hãy chọn phát biểu đúng sau, HCHO là chất. A. khử trong phản ứng (1) và oxi hóa trong phản ứng (2). B. oxi hóa trong phản ứng (1) và oxi hóa trong phản ứng (2). C. oxi hóa trong phản ứng (1) và khử trong phản ứng (2). D. khử trong phản ứng (1) và khử trong phản ứng (2). Câu 10. Một chất X mạch hở có công thức phân tử C 3 H 6 O. Số đồng phân bền của X là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 11. Lấy 7,58 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với Ag 2 O / dd NH 3 thu được hai axit hữu cơ và 32,4 gam Ag. Công thức phân tử hai anđehit là: A. CH 3 CHO và HCHO B. C 2 H 5 CHO và C 3 H 7 CHO C. CH 3 CHO và C 2 H 5 CHO D. C 3 H 7 CHO và C 4 H 9 CHO Câu 12. AgNO 3 cần dùng là: A. 8,5 gam B. 6,12 gam C. 5,9 gam D. 11,8 gam Câu 13. Cho 14,6 gam hỗn hợp 2 andehit đơn chức no đồng đẳng liên tiếp tác dụng hết với H 2 tạo ra 15,2 gam hỗn hợp hai rượu.Vậy công thức hai rượu là: A. CH 3 OH, C 2 H 5 OH B. C 2 H 5 OH, C 3 H 7 OH C. C 3 H 7 OH, C 4 H 9 OH D. C 4 H 9 OH, C 5 H 11 OH Câu 14. Phân tử X chứa 40% cacbon. Vậy công thức của X là: A. HCOO-CH 3 B. HCOO-CH 2 -CH 2 OH C. HO-CH 2 -CHO D. H-COOH Câu 15. Nhiệt độ sôi sắp theo thứ tự tăng dần như sau: A. Y < Z < X < G B. Z < X < G < Y C. X < Y < Z < G D. Y < X < Z < G Đáp án: d Câu 16. Axit axetic tan được trong nước vì A. các phân tử axit tạo được liên kết hidro với nhau. B. axit ở thể lỏng nên dễ tan. C. các phân tử axit tạo được l/kết hidro với các ph.tử nước. D. axit là chất điện li mạnh. Câu 17. Khi nói về axit axetic thì phát biểu nào sau đây là sai: A. Chất lỏng không màu, mùi giấm. B. Tan vô hạn trong nước. C. Tính axit mạnh hơn axit cacbonic. D. Phản ứng được muối ăn. Câu 18. Có 3 ống nghiệm: ống 1 chứa rượu etylic, ống 2 chứa axit axetic, ống 3 chứa andehit axetic. Lần lượt cho Cu(OH) 2 vào từng ống nghiệm, đun nóng thì A. cả 3 ống đều có phản ứng. B. ống 3 có phản ứng, còn ống 1 và ống 2 không phản ứng. C. ống 1 có phản ứng, còn ống 2 và ống 3 không phản ứng. D. ống 2 và ống 3 phản ứng, còn ống 1 không phản ứng. Câu 19. Điều kiện thuận lợi cho sự lên men giấm là: A. Bình đóng kín. B. Trong điều kiện yếm khí. C. Độ rượu cao. D. Rượu không quá 10 0 , nhiệt độ 25 - 30 0 C. Câu 20. Khi oxi hóa X thành axit hữu cơ thì X là: A. Este B. Andehit C. Rượu bậc 1 D. Cả B,C đúng. Câu 21. Khi hidro hóa X thu được rượu iso butylic. I) CH 3 -CH(CH 3 )-CHO II) CH 2 =C(CH 3 )-CH 2 OH III) CH 2 =C(CH 3 )- CHO X có công thức cấu tạo là: A. I,II B. I,II,III C. II, III D. I, III Câu 22. Khi đốt cháy một andehit số mol CO 2 bằng số mol H 2 O thì andehit thuộc loại A. đơn chức no. B. hai chức no. C. đơn chức có 1 nối C=C. D. hai chức có 1 nối C=C. Câu 23. Cho biết cách gọi tên nào đúng khi gọi axit có công thức sau CH 2 = C - COOH CH 3 A. axit acrylic B. axit iso butyric C. axit metacrylic D. axit 2-metyl butenoic Câu 24. C 5 H 10 O 2 có số đồng phân axit là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 25. Cho các công thức: (I). C n H 2n-1 COOH (II). C n H 2n O 2 (III). C n H 2n+1 COOH Trong các công thức tổng quát trên, công thức nào là axit no đơn chức: A. I, II B. II, III C. I, III D. Cả II, III đều đúng. Câu 26. Cho 3 axit: Axit fomic, axit axetic và axit acrylic, để nhận biết 3 axit này ta dùng: A. Nước brom và quỳ tím. B. Ag 2 O/dd NH 3 và quỳ tím. C. Natri kim loại, nước brom. D. Ag 2 O/dd NH 3 và nước brom. Câu 27. Cho các phản ứng: 2CH 3 COOH + Ca(OH) 2 (CH 3 COO) 2 Ca + 2H 2 O (1) 2CH 3 COOH + Ca (CH 3 COO) 2 Ca + H 2 (2) (CH 3 COO) 2 Ca + H 2 SO 4 2CH 3 COOH + CaSO 4 (3) (CH 3 COO) 2 Ca + SO 2 + H 2 O 2CH 3 COOH + CaSO 3 (4) Thực tế người ta dùng phản ứng nào để điều chế axit axetic: A. (1,4) B. (2,3) C. (2,4) D. (1,3) Câu 28. Cho 4 chất: X(andehit fomic), Y (axit axetic), Z (rượu metylic), T (axit fomic). Nhiệt độ sôi được sắp theo thứ tự tăng dần như sau: A. Y < Z < X < T B. X < Z < T < Y C. Z < X < Y < T D. X < Z < Y < T Câu 29. Cho 4 axit: CH 3 COOH, H 2 CO 3 , C 6 H 5 OH, H 2 SO 4 . Độ mạnh của các axit được sắp theo thứ tự tăng dần như sau: A. CH 3 COOH < H 2 CO 3 < C 6 H 5 OH < H 2 SO 4 B. H 2 CO 3 < C 6 H 5 OH < CH 3 COOH < H 2 SO 4 C. H 2 CO 3 < CH 3 COOH < C 6 H 5 OH < H 2 SO 4 D. C 6 H 5 OH < H 2 CO 3 < CH 3 COOH < H 2 SO 4 Câu 30. Có thể điều chế được bao nhiêu tấn axit axetic, từ 120 tấn canxi cacbua có chứa 8% tạp chất trơ, với hiệu suất của quá trình là 80%. (Cho Ca=40). A. 113,6 tấn B. 80,5 tấn C. 110,5 tấn D. 82,8 tấn . Tuyển tập bộ đề 5 trắc nghiệm hóa học ( phần 3) Câu 1. Tên gọi nào sau đây của CH 3 CHO là sai: A. axetandehit. B. andehit axetic. C. etanal. D. etanol. Câu 2. C 5 H 10 O có. phản ứng (1 ) và oxi hóa trong phản ứng (2 ). B. oxi hóa trong phản ứng (1 ) và oxi hóa trong phản ứng (2 ). C. oxi hóa trong phản ứng (1 ) và khử trong phản ứng (2 ). D. khử trong phản ứng (1 ) và. CaSO 3 (4 ) Thực tế người ta dùng phản ứng nào để điều chế axit axetic: A. (1 ,4) B. (2 ,3) C. (2 ,4) D. (1 ,3) Câu 28. Cho 4 chất: X(andehit fomic), Y (axit axetic), Z (rượu metylic), T (axit