Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
199,25 KB
Nội dung
CÔ GÁI CON THẦN NƯỚC MÊ CHÀNG ĐÁNH CÁ Ngày xưa, có một chàng đánh cá trẻ tuổi có giọng hát trong trẻo du dương. Nhà chàng vốn nghèo, tài sản chỉ có một con thuyền nhỏ và một túp lều dựng ở ven sông. Ngày ngày chàng chống thuyền ra giữa sông cùng với cha buông câu thả lưới làm kế sinh nhai. Trong khi làm việc, chàng thường cất cao giọng hát. Tiếng hát ấy vọng khắp xa gần làm cho mọi người ưa thích. Tiếng hát ấy còn làm cho một nàng công chúa thủy phủ say mê. Hàng ngày nàng vẫn đội lốt cá quanh quẩn bên thuyền để được nghe tiếng hát của chàng trai người trần. Một hôm, giữa khi đang mê mải nghe hát bên cạnh thuyền, nàng công chúa thủy phủ không may sa vào lưới. Khi gỡ cá dính lưới, người bố chàng trẻ tuổi thấy có con cá lạ có vảy đỏ lóng lánh đẹp mắt thì ném vào lòng thuyền định để cho con nuôi chơi. Nhưng rồi ông già lại quên đi không cho con biết. Cho nên, mấy ngày đầu sống dưới gầm thuyền chẳng có gì ăn, nàng công chúa thủy phủ sắp lả ra vì đói. Nhưng may sao, buổi sáng hôm sau, chàng trẻ tuổi đang ăn bỗng đánh đổ cơm lọt xuống gầm thuyền, nhờ vậy cá ta mới được một bữa no nê. Thấy cá lội tới đớp những hạt cơm rơi, chàng trẻ tuổi vội bắt lấy, ngắm nghía mãi không chán. Từ đó chàng bỏ cá vào chậu hết sức chăm chút cá không khác gì bạn thân. Một hôm, chàng trai bắt cá lên ngắm nghía, chẳng may buột tay đánh rơi cá xuống sông. Vắng nhà lâu ngày mới được thả ra, nàng công chúa đội lốt cá lập tức quay trở về thủy phủ. Cuộc chia ly gây nên niềm thương nỗi nhớ giữa hai bên. Chàng trẻ tuổi rất ân hận là đã đánh rơi cá đẹp xuống sông. Chàng rất nhớ cá, hàng ngày chàng cứ nhìn xuống mặt nước hy vọng tìm lại con cá quen thuộc. Về phần cá thì không quên được sự ân cần chăm sóc của chàng trẻ tuổi cũng như giọng hát mê ly của chàng. Nhưng từ ngày bị sa lưới trở về, nàng công chúa bị bố mẹ canh giữ ráo riết. Không được nghe tiếng hát quen thuộc, dần dần nàng nhuốm bệnh. Thấy bệnh con ngày một nặng, bố mẹ nàng tra hỏi. Nàng đành thú thật: không những mê tiếng hát của chàng trai trẻ trên trần mà còn ao ước được kết duyên với chàng. Nghe nói thế: vua Thủy đùng đùng nổi giận. Vua hạ lệnh phải canh giữ con gái mình nghiêm ngặt hơn nữa. Nhưng sau đó, nhờ hoàng hậu thương con ôn tồn khuyên can nên cơn giận của vua cũng dần dần nguôi. Khi thấy công chúa ngày một héo hon, cuối cùng, vua cũng đành để cho nàng toại nguyện. * * * Ba năm trôi qua Lúc này chàng đánh cá trẻ tuổi vẫn làm nghề cũ giọng hát của chàng văng vẳng trên sông vẫn trong trẻo du dương. Nhưng người bố của chàng thì đã vắng bóng. Bây giờ chàng dựng một túp lều bên cạnh hòn Non-nước nổi lên giữa dòng sông mênh mông như một hòn đảo. Một hôm ngồi trên thuyền câu, chàng đang cất cho giọng hát, thì bỗng một con cá vảy đỏ lóng lánh nhảy lên mạn thuyền. Bắt cá lên tay, chàng thấy cá nhìn mình đầy trìu mến. Bỗng chốc cá biến thành một cô gái xinh đẹp làm cho chàng kinh ngạc. - Nàng là ai? Chàng đánh cá hỏi. - Thiếp là con cá nhỏ năm xưa từng được chàng ân cần chăm sóc. Nói rồi cô gái kể lại cho chàng trai biết mọi việc xảy ra sau khi trở về thủy phủ. Đoạn nói tiếp: - Bây giờ hãy làm ơn cho thiếp sống bên chàng để được ngày ngày nghe chàng hát. Chàng đánh cá từ đấy có vợ. Chàng hát nhiều hơn trước. Hai vợ chồng sống với nhau êm đềm sung sướng. Câu hát trong dân gian: Xung quanh những chị em ngồi, Giữa hòn Non-nước mình tôi với chàng. là nói lên cuộc tình duyên êm đẹp đó[1]. KHẢO DỊ Một truyện Duyên tiên kể có hơi khác như sau: Có hai cha con một người dân chài ở hòn Non-nước. Con là Lý Lâm một hôm tát thuyền nhặt được một con cá nhỏ sót lại, có vây đỏ óng ánh đẹp mắt, bèn thả vào chậu nước, đặc biệt săn sóc. Cá lớn lên trông thấy và dưới dạng một cô gái đẹp thường trò chuyện với Lý Lâm trong giấc mộng. Một hôm có tên hào cường thấy cá đẹp toan bắt, nhưng Lý Lâm cố giữ, hai bên giằng nhau. Chậu vỡ, cá tuột xuống nước đi mất. Đó là con gái vua Thủy bị sa vào lưới nay mới trở về. Nhưng những ngày ở cõi trần được thấy Lý Lâm, nàng đâm ra tương tư. Lâu dần sinh bệnh, nhưng nàng không dám nói thật với bố. Khi vua Thủy biết sự thật, ông ra lệnh cho các tướng canh giữ nghiêm ngặt. Nhờ có người nữ tỳ dùng kế phục rượu cho các tướng say mềm, cô gái vua Thủy lại tìm đường đến hòn Non-nước hóa thành người, gặp lại Lý Lâm. Hai người trở thành vợ chồng rất tương đắc. Truyện còn thêm một đoạn kết có chất khôi hài là: một hôm nữ tỳ lên báo cho vợ Lý Lâm biết vua cha gọi nàng về gấp, có các tướng sắp tới bắt. Mưu kế cũ lại bày ra. Vợ Lý Lâm dọn tiệc cho thuồng luồng, ba ba làm cho hai tướng mềm môi, nhưng trong rượu có thuốc độc nên cả hai đều chết cả. Sau đó mưa to gió lớn nổi lên, các tướng khác của vua Thủy kéo tới định bắt cô gái bướng bỉnh, nhưng họ lại bị dân làng hết sức che chở chống cự, nên không làm gì được. Từ đấy hai vợ chồng sống yên ổn[2]. Dân tộc Cor có truyện Nàng tiên cá cũng là một dị bản của các truyện trên: Một anh chàng đánh cá có một túp lều bên bờ hồ. Hàng ngày quăng lưới, anh hát giọng hát du dương, có lúc lại đánh nhạc chiêng. Một hôm kéo lưới thấy nặng tay, bỗng có một bàn tay người giơ lên vẫy vẫy, và có tiếng nói: - "Xin chàng thả em ra!" Kéo lên thì là một cô gái đẹp da trắng, tóc đen nằm gọn trong lưới. Chàng đánh cá ngắm không chán mắt, đoạn buông thả. Về đến thủy cung, cô gái thầm cảm ơn chàng trai. Về phía chàng trai cũng đâm ra nhớ cô gái, lại ra chỗ cũ kéo lưới. Cô gái cũng tìm đến chỗ cũ để được nhìn mặt và nghe giọng hát của anh chàng người trần. Một hôm, nàng bỏ thủy cung lên bờ, hai người đẹp duyên. Nàng tiên cá sau đó đẻ được hai người con trai đều giống bố. Lớn lên chúng lấy vợ người làng, cũng sinh con. Một hôm, có một trận bão dữ dội thổi nàng tiên cá ra hồ, rồi biến mất. Không thấy vợ trở về, chồng khóc thương vô hạn. Hàng ngày, chàng thường ra chỗ gặp gỡ cũ ca hát, nhưng giọng không còn trong trẻo nữa. Đau buồn, thất vọng, chàng chết, người ta chôn bên cạnh lều. Thế rồi một hôm nàng tiên cá lại xuất hiện, đến lều tìm chồng. Đêm nào nàng cũng ngồi cạnh mộ khóc than, nhưng không thể làm cho chồng sống lại được nữa[3]. Truyện Chàng Ta Luông của người Dao có đoạn đầu cũng cùng một mô-típ với hai truyện trên, duy đoạn sau thì gắn với hình ảnh một số truyện như: Nàng tiên trong vỏ ốc (Khảo dị truyện số 118) và Ai mua hành tôi? (số 135), đều ở tập III, như sau: Ta Luông khỏe mạnh, đẹp trai, nhưng mồ côi, nhà nghèo, sống bằng nghề đốn củi và câu cá, có giọng hát rất hay làm cho các cô gái trong vùng mê như điếu đổ, nhưng anh chưa để ý một ai. Gần vùng có một vực sâu ăn thông với các sông hồ gọi là Vũng-sâu. Ta Luông ngày ngày câu ở đây. Tiếng hát của anh vang đến tận thủy phủ làm cho vua ở đây là Long vương nghe mê mẩn, ngày nào cũng biến thành một con cá nhỏ đến nghe. Không ngờ một hôm có một ông lão kéo vó gần đó cất được "cá nhỏ". Thấy cá đẹp, Ta Luông xin về chơi nhưng không biết bỏ vào đâu, cuối cùng lại thả xuống vũng. Được giải phóng, Long vương cảm ơn anh bằng cách cho người lên mời ân nhân xuống chơi thủy phủ, đãi anh rất hậu, và khi anh về tặng anh một bình nước thần có thế làm mưa lụt. Như các truyện trên, công chúa con gái Long vương sau khi gặp Ta Luông mê anh đến tương tư thành bệnh. Long vương can không được, cuối cùng cho lên trần lấy Ta Luông nhưng bắt thu hết phép mầu. Công chúa hóa thành con cá vàng theo trận mưa rơi xuống ở nhà Ta Luông, được anh nuôi trong một vại nước. Từ đấy nhà Ta Luông ngày ngày có cơm canh dọn khi anh vắng mặt. Anh để tâm rình, và cuối cùng biết cá vàng chính là nàng công chúa mà anh gặp ở thủy cung và anh cũng thầm yêu trộm nhớ từ ngày ở thủy phủ về. Từ đấy họ thành vợ chồng. Nhưng công chúa rất đẹp khiến Ta Luông không muốn xa vợ giây phút nào. Vợ bèn tự vẽ chân dung của mình cho anh ngắm nghía trong lúc đi làm. Bức tranh ấy một hôm không phải bị quạ tha mà bị một cô láng giềng của Ta Luông vì ghen yêu nên trộm lấy đem dâng một tên vua hiếu sắc. Thế là trong khi Ta Luông vắng nhà, vua cho lính bắt vợ chàng về kinh. Nhận ra dấu hạt cải do vợ rắc. Ta Luông tìm đến kinh đô. Trong khi đó thì tên vua vẫn chưa chinh phục được cô gái thủy phủ, vì từ lúc vào cung nàng vẫn không chịu nói cười. Và nàng chỉ cười khi nghe tiếng hát của chồng từ ngoài cổng thành. Thấy vậy, vua sai đưa Ta Luông vào. Cũng như truyện Ai mua hành tôi, nhưng ở đây không có gánh hành, vua buộc chàng đổi áo quần hy vọng có giọng hát hay như anh ta. Vừa đổi xong thì Ta Luông đã hô lính chém chết vua và khi bọn lính nhận ra Ta Luông không phải là vua thì chàng đã giội bình nước thần, thành một trận lụt, nhận chìm hết chúng. Ta Luông từ đó lên ngôi vua[4]. Loại truyện cùng một sơ đồ như các truyện trên có khá nhiều ở các dân tộc anh em cũng như ở Đông nam Á, nhưng mỗi truyện có ít nhiều tiến triển và sắc thái khác nhau. Ví dụ truyện Nàng Long Nữ và chàng Tam Lan của Trung-quốc cũng nói đến một chàng trẻ tuổi có tiếng đàn (hay sáo) tuyệt vời làm cho con gái Long vương nghe mà mê mệt và thầm yêu trộm nhớ, nhưng cũng bị bố giam giữ không cho liên lạc với người yêu như truyện của ta. Cuối cùng được một nhân vật khác giúp, chàng trẻ tuổi dọa đun sôi nước biển khiến cho Long vương hoảng sợ, buộc phải để cho đôi bên lấy nhau, v.v Xem thêm các truyện Chàng thổi khèn (Khảo dị số 135, tập III), Tiếng khèn Tồng Páo (Khảo dị số 149) của người Mèo, Anh Ba và quan thổ ty (Khảo dị số 148) của người Choang (Trung-quốc), đều ở tập IV, v.v Người Nùng có truyện Tài Xì Phoòng[5] gần như là một với truyện Người con gái cá của người Xạ Phang (xem Khảo dị truyện Của Thiên trả Địa, số 42, tập II) đều có một số hình ảnh có phần tương tự với các truyện trên. (HẾT TẬP IV) [1] Theo Đinh Gia Thuyết. Non nước Ninh-bình, trong Thực nghiệp dân báo và theo lời kể của người Ninh-bình. [2] Theo Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt-nam, tập III. [3] Theo Đỗ Thiện, Ngọc Anh, Đinh Văn Thành. Truyện cổ Tây-nguyên, đã dẫn. [4] Theo Hoàng Quyết, Hoàng Thao, Mai Sơn, sách đã dẫn. [5] Xem Hoàng Quyết. Truyện cổ Tày Nùng. KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ Tính từ ngày tập I của bộ sách được xuất bản (1957), cho đến khi tập V ra đời (1982), tới nay (1993), đã gần bốn chục năm qua, giá trị của bộ sách và công lao của soạn giả đã hoàn toàn được khẳng định. Sách được tái bản nhiều lần, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc, tôi muốn nói đến các thế hệ bạn đọc. Lớp này nối tiếp lớp khác. Cả người nghiên cứu và độc giả bình thường, đều thấy cần có sách, mà là có cả bộ, chứ không phải từng quyển riêng lẻ. Có cả bộ trọn vẹn - cả phần Nghiên cứu và phần Khảo dị - chứ không phải chỉ có riêng phần Truyện để đọc cho vui. Không đợi đến các nhà chuyên môn phân tích đánh giá, khuynh hướng bạn đọc như vậy chứng minh một sự thực cần được nhắc lại: đây là một công trình khoa học, chứ không phải chỉ là một sách sưu tầm bình thường. Tôi muốn nhấn mạnh điều này, để lưu ý những bạn yêu thích truyện cổ và đã thích thú sưu tầm, nên rút kinh nghiệm của người đi trước nhằm nâng cao thêm chất lượng các loại sách tương tự sẽ ra đời. Vì phải nói thực rằng, từ sau 1982, không hiếm gì những bộ sưu tầm cổ tích mới, song chưa có bộ nào đuổi kịp bộ Kho tàng. Đó là chưa nói đến không ít những truyện vay mượn Kho tàng, vay nhiều khi vụng, mà mượn nhiều khi sót[1]. Sự công nhận giá trị bộ sách đã là nhất trí. Điều hầu như ai cũng thấy rõ là một công phu tích lũy lâu dài, đặc biệt là trình độ uyên bác của người soạn. Không thiết tha với kho tàng cổ tích, không theo dõi và thu thập tài liệu một cách cần mẫn bao quát, rộng rãi thì không thể tiến hành việc khảo dị một cách khá đầy đủ ở sau mỗi câu chuyện chính văn như vậy được. Người đọc cảm thấy như thế, và các bài phê bình cũng xác nhận như thế. Song nếu chỉ dừng lại với nhận xét ấy thì quả là chưa thỏa đáng đối với những đóng góp của soạn giả. Tôi rất hy vọng, nhất là trong giới nghiên cứu phôn-clo (folklore) ở Việt-nam, nhất là các nhà khoa học chuyên sâu về loại hình tự sự dân gian, sẽ có dịp bàn sâu về bộ sách này. Bộ sách đã đặt ra những vấn đề, về mặt lịch sử là hoàn toàn mới với phương pháp tiếp cận, về mặt chuyên môn thì có nhiều gợi ý cho việc đi vào các nhận định khoa học. Nhà học giả tuy đã khuất, nhưng chắc cũng như các bạn đồng nghiệp vẫn chờ đợi tri âm. Bao giờ thì có? Xin thú thực rằng, tuy cũng say mê nghiên cứu phôn-clo, và cũng đã có dịp được cái duyên là bạn vong niên của tác giả mà tôi luôn luôn xem là người Anh, người Thầy, nhưng lại không chọn địa bàn cổ tích làm miếng đất chuyên sâu, nên ở góc độ này, tôi chỉ có thể góp thêm một vài cảm tưởng. Tôi nghĩ đến phương pháp tiếp cận của Nguyễn Đổng Chi trong bối cảnh chung về việc sưu lầm cổ tích. Không nói đến những Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Thính văn dị lục hay Kiến văn lục (và nhiều bộ sách khác nữa) là những tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh xã hội trước, những cuốn sưu tầm cổ tích (hay truyện cổ) từ khi chúng ta tiếp xúc với văn hóa phương Tây, kể cả một số nhà trí thức nước ngoài có sống ở Việt-nam nữa, rõ ràng chỉ thiên về tạp trở (miscellanées) hoặc về hợp tuyển (chrestomathie). Việc sưu tầm của họ chứng minh được nhiệt tình hoặc sự quan tâm, nhiều hơn là ở ý đồ nghiên cứu. Tôi nói về mặt lịch sử, Nguyễn Đổng Chi có cái mới là ở đó (rất tiếc là ở nhiều cuốn sưu tầm cổ tích gần đây nhất, vẫn chưa thể hiện được cái mới [...]... sách so với đương thời (trong nước ta và cả nhiều nước ngoài sưu tập cổ tích Việt-nam Các truyện cổ tích Việt-nam đều có thể đem ra so sánh sự tương đồng hoặc khác biệt giữa các típ hoặc mô-típ Xét địa danh xuất xứ của các truyện ấy (dân tộc hay quốc gia), có thể tiến đến vẽ con đường đi của các truyện để thấy rõ mối giao lưu văn hóa cổ kim, Đông Tây Đó là cách tiếp cận khoa học mà ở ta, trước Nguyễn Đổng... tích thần kỳ, cổ tích thế sự Chia loại nhỏ thì phân ra cổ tích diễm tình, cổ tích lịch sử, v.v (còn nhiều nữa) Đã có những ý kiến phê bình tính cách hình thức, hoặc sự ngộ nhận, sự xô bồ trong việc phân loại này Bộ Kho tàng của Nguyễn Đổng Chi đã không rơi vào sự lúng túng đó trong khi xếp thành các mục Mười mục trong bộ sách này được trình bày theo các thứ tự: 1 Nguồn gốc sự vật 2 Sự tích đất nước. .. hình tự sự dân gian chưa ai phác ra, nhưng có lẽ sau thần thoại, sử thi (Nguyễn Đổng Cho đã có riêng một cuốn Lược khảo về thần thoại Việt-nam), thì các truyện khác phải ra đời ở từng chặng thời gian nào đó Lần theo mười mục của Nguyễn Đổng Chi có thể cảm nhận dấu vết thời đại (cố nhiên không thể rành mạch như việc phân kỳ lịch sử) cho việc xuất hiện các cốt truyện tương ứng Đây chính là sự trình bày... III: Truyện cổ Việt nam qua các thời đại) mà M Đuy-răng (M Durand) và Lê Văn Hảo đều đã thừa nhận[2] Một vài nhà nghiên cứu có cách định vị cho trường hợp truyện này hay truyện khác, nhưng hình như đã không quan tâm đến tổng thể cũng như đến lịch trình Tôi vẫn nghĩ rằng cách nhìn của Nguyễn Đổng Chi, đến nay là thỏa đáng và đi trước nhiều người Còn một điều nữa Phải chăng cách gộp những câu chuyện theo... người thời nay, thì cách kể cũng phải cho hợp thời một chút Viết cổ tích là làm một công trình nghệ thuật, chứ không đơn giản là một việc sưu tầm như đi ghi âm lời của các ông già bà cả Rất mong là sẽ có dịp nhất trí về vấn đề này Song tôi vẫn cứ băn khoăn khi đọc nhiều soạn giả Rất nhiều người muốn nhân việc kể chuyện để làm văn, cứ như họ viết truyện ngắn Nhiều người khác, nhất là các nhà văn, còn đảo... mẩu "cổ học tinh hoa" Các nhà tân học kể chuyện bằng tiếng Pháp, dẫu có được lối diễn đạt sáng sủa của Pháp văn (không nhiều người lắm), nhưng lúc ấy cái hồn Việt văn lại giảm bớt Tôi thấy Nguyễn Đổng Chi - dù chưa toàn bích - đã cố gắng để tránh được những hạn chế của người đi trước, kể cả những người đồng thời với anh Cách kể của anh hồn nhiên, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ Ở những trang... với các nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là với lý thuyết về "típ" và "mô-típ" của học giả Liên-xô cũ Prốp (Ia Propp) mở ra một hướng tìm tòi xuất sắc Ở phần Khảo dị trong bộ Kho tàng của Nguyễn Đổng Chi, tuy nhà học giả chúng ta không trực tiếp bàn đến vấn đề (bộ sách của Anh có mục đích và có chủ đề khác), nhưng rõ ràng ta có thể khẳng định sự hơn hẳn của bộ sách so với đương thời (trong nước. .. Tôi không rõ trong sự say mê của người đọc bộ sách có bao nhiêu phần vì nội dung của truyện và bao nhiêu phần vì cách kể của soạn giả Bởi vì, quả thực, cho đến hôm nay, tìm được một tác giả xuất sắc kể truyện cổ tích Việt-nam, cũng còn phải đắn đo suy nghĩ Và ngay yêu cầu khoa học, yêu cầu thẩm mỹ của phương pháp kể cũng có ý kiến khác nhau Có người bảo phải kể cho đúng phong cách dân gian Có người còn... trình bày theo các thứ tự: 1 Nguồn gốc sự vật 2 Sự tích đất nước Việt 3 Sự tích các câu ví 4 Thông minh, tài trí, sức khỏe 5 Sự tích anh hùng nông dân 6 Truyện phân xử 7 Truyện thần tiên, ma quỷ, phù phép 8 Đền ơn trả oán 9 Tình bạn, tình yêu, nghĩa vụ 10 Truyện vui tươi dí dỏm Tôi nghĩ rằng, có hai điểm đang được lưu ý trong cách xếp mục (chưa nói phân loại) này Những cốt truyện được gộp vào một mục,... duy hiện đại") Các cụ ngày xưa thường viết gọn hơn, nhưng lại hay khuôn theo đạo đức, lễ giáo phong kiến, làm mất khá nhiều bản sắc dân gian Những tác giả cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, với văn quốc ngữ buổi đầu, giữ được ít nhiều phần chân chất, song thường là kể chuyện không trôi chảy Các học giả tân học có vốn kiến thức Nho học buổi giao thời (nhất là ở miền Bắc) giữ được phong cách cổ kính hơn . CÔ GÁI CON THẦN NƯỚC MÊ CHÀNG ĐÁNH CÁ Ngày xưa, có một chàng đánh cá trẻ tuổi có giọng hát trong trẻo du dương. Nhà chàng vốn nghèo, tài sản chỉ có một con thuyền nhỏ và. tay, chàng thấy cá nhìn mình đầy trìu mến. Bỗng chốc cá biến thành một cô gái xinh đẹp làm cho chàng kinh ngạc. - Nàng là ai? Chàng đánh cá hỏi. - Thiếp là con cá nhỏ năm xưa từng được chàng. giữa hai bên. Chàng trẻ tuổi rất ân hận là đã đánh rơi cá đẹp xuống sông. Chàng rất nhớ cá, hàng ngày chàng cứ nhìn xuống mặt nước hy vọng tìm lại con cá quen thuộc. Về phần cá thì không quên