Một cuộc phỏng vấn hoàn hảo và cách trả lời Tất cả công lao khó nhọc bỏ ra để viết bản lý lịch và thư xin việc đã mang lại kết quả. Một công ty đã mời bạn đến phỏng vấn cho vị trí công việc mới. Còn chờ gì nữa, chuẩn bị thôi! Phỏng vấn có thể là một thử thách thần kinh đối với bạn. Ðể tránh bị thất thố trong cuộc phỏng vấn, bạn nên dành thời gian chuẩn bị trước khi đến ngày đó. Làm một vài nghiên cứu cơ bản về công ty Tối thiểu thì bạn cũng nên biết về sản phẩm và dịch vụ của công ty, mục đích hoạt động của công ty, trụ sở và hoạt động tại Việt Nam. Phần lớn các thông tin này đều có thể tìm thấy trên web của các công ty hoặc trong các tài liệu về quan hệ công cộng và tiếp thị. Tìm các bài báo hoặc tạp chí về công ty trong thư viện. Cuối cùng, hãy hỏi bạn bè hoặc họ hàng nếu họ biết ai đó đang làm việc ở công ty đó sẵn sàng cung cấp cho bạn thông tin. Thử một vài câu hỏi phỏng vấn trước với một người bạn không quen lắm. Làm việc đó với một người lạ hoặc một người không quen biết nhiều sẽ giúp bạn có trước kinh nghiệm phỏng vấn nhiều hơn nếu bạn làm thử với bạn vè hoặc người trong gia đình vì với những người này bạn sẽ có cảm giác thoải mái hơn. Các câu phỏng vấn điển hình: + Hãy kể về bản thân mình + Vì sao anh/chị lại xin làm công việc này? + Anh/chị muốn biết gì về công ty? + Vì sao anh/chị lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi? + Vì sao chúng tôi nên tuyển anh/chị làm công việc này? + Anh/chị mô tả về bản thân như thế nào? + Những ưu điểm của anh/chị là gì? + Nhược điểm lớn nhất của anh/chị là gì? + Anh/chị thích loại công việc nào nhất? + Anh/chị có mối quan tâm nào khác ngoài công việc? + Những thành tích nào khiến anh/chị hài lòng nhất? + Thiếu sót lớn nhất của anh/chị trong công việc trước đây là gì? + Vì sao anh/chị lại thôi việc ở cơ quan cũ? + Học vấn và kinh nghiệm của anh/chị liên quan thế nào đến công việc này? + Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là như thế nào trong năm năm tới? + Mục tiêu trong cuộc sống của anh/chị là gì? + Anh/chị được trả lương bao nhiêu tại cơ quan cũ? Biểu hiện bên ngoài rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn Hãy chú ý giữ quần áo sạch sẽ và được là cẩn thận. Tóc bạn phải được chải và móng tay phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn. Trả lời trực tiếp tất cả các câu hỏi, súc tích và chân thành Không nên đánh giá thấp thành công của mình mà nên làm ngược lại, không phóng đại công việc của bạn đã hoàn thành. Một ý tưởng hay là bạn nên chuẩn bị sẵn một ít câu hỏi cho người phỏng vấn Các câu hỏi thích hợp: + Ðiều gì làm cho một người thành công ở công ty này? + Có những kênh giao tiếp nào giữa những người tập sự và những người giám sát họ? + Xin hãy cho biết một số việc thường làm trong năm đầu tiên? + Xin hãy cho biết văn hoá tổ chức và phong cách quản lý của công ty? + Công ty có những kế hoạch gì cho phát triển trong tương lai? + Các hoạt động của công ty ở Việt Nam phù hợp thế nào với các chương trình và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hãy mang danh sách các câu hỏi đến buổi phỏng vấn. Hãy tập trung chú ý trong quá trình phỏng vấn vào bất kỳ lĩnh vực mở rộng nào mà bạn muốn tìm hiểu. Người sử dụng lao động muốn gì? Công ty tư vấn quốc tế, Watson Wyatt liệt kê sau đây những phẩm chất cần nhất của một nhân viên ngày nay: + Sẵn sàng chia sẻ thông tin và ý tưởng + Gắn bó với nhóm làm việc + Thích ứng với thay đổi + Có khả năng làm việc dưới áp lực + Có ý thức về quyền sở hữu công việc và ý tưởng + Sẵn sàng chấp nhận rủi ro tính trước và dám chấp nhận hậu quả + Kinh nghiệm đa văn hoá và khả năng nói nhiều ngôn ngữ + Khả năng giao tiếp rõ ràng và trung thực với đồng nghiệp, các cán bộ lãnh đạo và khách hàng + Hiểu biết chiến lược kinh doanh + Có quyết tâm tiếp tục học hỏi và phát triển kỹ năng Thư cám ơn Sau bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào bạn cũng nên gửi một thư cảm ơn cho người bạn đã phỏng vấn. Cho dù kết quả phỏng vấn như thế nào, hãy gửi một thư cảm ơn, danh thiếp hoặc thư điện tử ngay lập tức. Thư cảm ơn nên là một sự bày tỏ ngắn gọn, chân tình biết ơn người phỏng vấn đã dành thời gian tiếp và nếu có thể, nhắc lại quan tâm của bạn về lĩnh vực đó. Một lá thư cảm ơn sẽ làm bạn khác hẳn những ứng cử viên khác, giúp người sử dụng lao động ghi nhận lại một lần nữa những khả năng của bạn và tăng cường quan hệ của bạn trên thị trường việc làm. Cách trả lời phỏng vấn tất nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: công việc bạn mong muốn, văn hóa công ty mới, phong cách người tuyển dụng, kinh nghiệm của bạn, và còn phụ thuộc rất nhiều vào tài ứng biến của bạn.Đôi khi, những câu hỏi có vẻ truyền thống cũng chưa chắc đã dễ trả lời. Bạn thử tham khảo vài ví dụ sau nhé. Tại sao bạn lại tìm công việc mới? Không nên trả lời: Giám đốc cũ của tôi chán lắm, chả có khách hàng nào ưa ông ta cả Lời khuyên: Trả lời theo chiều hướng tích cực về nơi mà bạn muốn đến chứ không phải về lí do bạn chuyển đi Nên trả lời: Tôi muốn tìm công việc có nhiều cơ hội sử dụng những kĩ năng chuyên môn của tôi hơn, nhận được nhiều trách nhiệm công việc hơn, và có cơ hội thăng tiến hơn. Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi? Không nên trả lời: Tôi đã nộp đơn ở rất nhiều nơi nhưng chả có công ty nào nhận tôi cả. Lời khuyên: Trước khi phỏng vấn, hãy ghé thăm các trang web của công ty để tìm hiểu thông tin. Khi trả lời câu này, bạn nên sử dụng nghệ thuật “nịnh nọt” một chút, tập trung vào một số những điểm nổi bật của công ty. Đó chính là lí do để bạn muốn gia nhập công ty. Nên trả lời: Tôi cảm thấy hứng khởi với những sản phẩm của quý công ty, những lợi ích của chúng đối với cộng đồng. Doanh thu tăng vọt trong ba năm vừa qua là điều đáng tự hào cho công ty cũng như toàn thể nhân viên cùng tham gia công tác. Thật hãnh diện khi được trở thành thành viên của một đơn vị đạt nhiều thành tích như vây, và đặc biệt lại dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc hiện hành Tại sao bạn lại thay đổi công việc quá nhiều lần? Không nên trả lời: Vì tôi là người cả thèm chóng chán Lời khuyên: Đưa những lí do hợp lí nhưng chú ý hướng vào thực tế là hiện tại bạn đang muốn làm việc cho công ty. Đó chính là điều mà họ bận tâm Nên trả lời: Khi còn trẻ, tôi luôn muốn thử thách mình trong nhiều lĩnh vực. Theo cách đó, tôi có thể lựa chọn đường đi đúng đắn nhất trong sự nghiệp của mình, một công việc mà tôi có thể gắn bó lâu dài. Và bây giờ, tôi nghĩ đây là điểm dừng chân của mình. Đó là lí do tại sao tôi có mặt ở đây ngày hôm nay. Điểm mạnh của bạn là gì? Không nên trả lời: Tôi có thể nói dối tỉnh bơ, không ai biết Lời khuyên: Nói về ba hoặc bốn lợi thế của bạn liên quan tới công việc bạn đang phỏng vấn và đưa ra một vài ví dụ lợi thế đó đã giúp được bạn những gì trong công việc Nên trả lời: Tôi là người khá khó tính trong công việc. Hồi còn làm việc ở công ty A, mặc dù không làm bên phòng kiểm tra sản phẩm, nhưng với những lô hàng quan trọng, tôi vẫn đích thân kiểm tra lại trước khi xuất xưởng, điều này đôi khi gây khó chịu cho một số người. Một số điểm mạnh khác của tôi là Tại sao tôi nên nhận bạn vào làm? Không nên trả lời: Tôi đang rất cần tiền Lời khuyên: Đây chính là cơ hội bạn lăng xê bản thân. Nhấn mạnh vào những kĩ năng chuyên môn liên quan tới vị trí công việc bạn muốn Nên trả lời: Khi đọc tin tuyển dụng của công ty, tôi đã có cảm giác mình phù hợp với công việc này. Và giờ đây, khi nói chuyện với ông, tôi biết thêm về yêu cầu của công ty, và tôi tin rằng tôi sẽ là một ứng cử viên phù hợp với công việc. Tôi tin rằng mình sẽ đáp ứng được mong mỏi và yêu cầu của quý công ty bằng những kinh nghiệm nghề nghiệp của mình… Mục tiêu hiện tại và lâu dài của bạn là gì? Không nên trả lời: Mong muốn hiện tại của tôi là vượt qua cuộc phỏng vấn này. Còn trong tương lai, khoảng một vài năm nữa thôi, tôi sẽ nghỉ việc và mở cửa hàng nhỏ cho riêng mình. Lời khuyên: Đôi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn điều này bởi vì họ muốn biết bạn có ý định làm việc lâu dài cho công ty hay chỉ là công việc tạm thời thôi. Chả ai muốn nhận một người làm việc chỉ một vài năm rồi lại nghỉ để thực hiện dự định của riêng mình cả. Một số khác muốn đánh giá bạn qua các kế hoạch trong tương lai. Nên trả lời: Trước tiên, trong thời gian ngắn, tôi muốn tìm được vị trí để có thể tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng. Rồi sau đó, tôi muốn được củng cố thêm nghiệp vụ chuyên môn của mình trong một vài năm tới. Khi có đủ kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn, tôi cố gắng hết mình trong công việc để có cơ hội thăng tiến. Qua một vài ví dụ trên đây, bạn đã biết nên trả lời thế nào khi phỏng vấn rồi chứ? Nếu vận dụng tốt khả năng ứng biến, đừng ngạc nhiên nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn câu tiếp theo: “Khi nào bạn có thể bắt đầu làm việc cho chúng tôi?”. (Theo Fabjob) . Một cuộc phỏng vấn hoàn hảo và cách trả lời Tất cả công lao khó nhọc bỏ ra để viết bản lý lịch và thư xin việc đã mang lại kết quả. Một công ty đã mời bạn đến phỏng vấn cho vị. tin. Thử một vài câu hỏi phỏng vấn trước với một người bạn không quen lắm. Làm việc đó với một người lạ hoặc một người không quen biết nhiều sẽ giúp bạn có trước kinh nghiệm phỏng vấn nhiều. phải sạch. Khi phỏng vấn, không nên ngồi rũ trên ghế hoặc dựa vào bàn, giật tóc hay nghịch bút một cách bồn chồn hoặc liên tục tránh tiếp xúc bằng mắt với người phỏng vấn bạn. Trả lời trực tiếp