Sử dụng thuốc trừ sâu trên rau muống nước Hỏi: Những trường hợp ngộ độc do ăn rau muống là do thuốc trừ sâu hay do nguyên nhân nào khác ? Đáp: Phần lớn những trường hợp ngộ độc cấp tính do ăn rau muống mà báo chí thông tin trong thời gian qua là do dư lượng thuốc trừ sâu, đây là hậu quả của việc người trồng rau phun thuốc trừ sâu không đúng qui định an toàn. Triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu điển hình là nạn nhân bị nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, vã mồ hôi. Có thể có những triệu chứng khác nhưng những triệu chứng như trên là phổ biến nhất. Thường các triệu chứng ngộ độc do thuốc trừ sâu xảy ra chỉ vài giờ sau khi ăn rau. Ngộ độc do nhiễm khuẩn thường cũng có những triệu chứng khó phân biệt với ngộ độc do thuốc trừ sâu nhưng thường xảy ra chậm hơn. Đó là đối với người tiêu dùng, còn với các cơ quan y tế thì chắc chắn sẽ căn cứ vào những triệu chứng mà chỉ trong ngành chuyên môn mới xác định được. Thường ngộ độc cấp tính do ăn rau có dư lượng thuốc trừ sâu chỉ xảy ra khi ăn phải rau có chứa dư lượng các thuốc trừ sâu rất cao và rất độc. Còn trong các trường hợp rau chứa dư lượng thuốc trừ sâu không quá cao và thuốc không quá độc thì chỉ gây nhiễm độc mãn tính không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài nên không biết được. Trong thời gian qua lượng thuốc trừ sâu Monitor, một loại thuốc cực độc bị cấm sử dụng ở nước ta, đã tràn từ Trung Quốc sang với giá quá rẻ nên người trồng rau đã mua và phun xịt trên rau nên gây ra những trường hợp ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, vào mùa khô nên lượng thuốc phun xịt không được rủa trôi do nước mưa như trong mùa mưa, do đó còn lưu lại nhiều trên cây rau làm cho dư lượng thuốc trừ sâu trên rau cao. Hơn nữa trong mùa khô sâu rầy thường phát triển mạnh nên người trồng rau phun thuốc rất nhiều. Tất cả những nguyên nhân nói trên đã gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính do ăn rau trong thời gian qua. Hỏi: Tại sao trong thời gian qua tình trạng ngộ độc phần lớn chỉ xảy ra do ăn rau muống nước ? Đáp: Rau muống nước là loại rau được trồng quanh năm hoặc liên tục qua nhiều năm trên cùng thửa ruộng chứ không luân canh như các loại rau khác. Do vậy sâu rầy có điều kiện phát triển liên tục, từ đó tích lũy số lượng càng ngày càng nhiều làm cho người trồng rau phải phun thuốc trừ sâu nhiều làm cho rau muống nước có nguy cơ ô nhiễm thuốc trừ sâu cao hơn các loại rau khác. Ngoài nguyên nhân chính như trên cón có một nguyên nhân nữa làm cho rau muống nước thường bị ô nhiễm cao dư lượng thuốc trừ sâu khiến cho người tiêu dùng thường ngộ độc do ăn rau muống nước là do đặc điểm cây rau muống nước không được tưới từ trên xuống như các loại rau ăn lá khác, nên lượng thuốc trừ sâu phun trên lá không bị rửa trôi như các loại rau trồng trên cạn. Ăn rau muống cạn thì ít có nguy cơ ngộ độc hơn rau muống nước, vì rau muống cạn không trồng liên tục qua thời gian dài và cũng được tưới nước thường xuyên nên cũng giống như các loại rau ăn lá khác. Hỏi: Làm cách nào để khắc phục tình trạng ngộ độc cho người tiêu dùng khi ăn rau muống nước ? Đáp: Ngoài nhiệm vụ của cơ quan nhà nước như quản lý việc mua bán thuốc BVTV để ngăn chặn các thuốc cấm lưu thông trên thị trường, quản lý việc sử dụng thuốc BVTV thì vai trò chính là ở người trồng rau muống nước. Do đó, muốn khắc phục tình trạng ngộ độc do ăn rau muống nước thì người trồng rau muống nước phải biết sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật. Trước hết là không được phun các loại thuốc trừ sâu mà nhà nước đã cấm sử dụng như Metyl Parathion, Monitor, Azodrin, Dimecron dưới bất kỳ nhãn hiệu nào. Ngoài ra bà con cũng không được phun rải các thuốc trừ sâu trong danh mục hạn chế sử dụng như Furadan, Thiodan, Bidrin, Sát trùng linh, Lannate hoặc bất cứ tên thuốc nào khác có chứa cùng hoạt chất với các thuốc trên. Hỏi: Vì sao chúng ta không sử dụng những loại thuốc trên ? Đáp: Vì các thuốc này quá độc nên chỉ cho phép sử dụng trên các cây trồng khác chứ không được sử dụng trên cây rau. Lý do rau là loại nông sản dễ ô nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu hơn các loại nông sản khác. Ngoài việc không dùng các thuốc cấm và thuốc quá độc thì bà con cần nên chọn lựa thuốc ít độc để trừ sâu khi cần thiết. Chẳng hạn để trừ các loại sâu như sâu ăn tạp, sâu đo, sâu xanh . thì nên phun các loại thuốc vi sinh Bt rất ít độc, rất an toàn như là Biocin, Dipel, Delfin, Aztron, . hoặc các thuốc hóa học thuốc nhóm chống lột xác tương đối ít độc như Atabron, Mimic, Match, Applaud, Butyl … Còn đối với các loại rầy rệp như rầy nhảy, rầy mềm, rầy xanh thì sử dụng các thuốc như ApplaudMipc, Trebon, Actara, Vertimec, Tập kỳ , Hỏi: Các thuốc nhóm cúc tổng hợp có thể sử dụng trên rau muống được không ? Đáp: Các thuốc nhóm cúc tổng hợp hiện nay có rất nhiều loại khác nhau như Visher, Sagomicin, Karate, có độ độc tương đối thấp và liều lượng sử dụng cũng tương đối thấp lại tương đối nhanh phân hủy nên có thể sử dụng trên rau được. Tuy nhiên, loại này giết nhiều thiên địch có hại cho cân bằng sinh thái đồng ruộng nên không phun quá nhiều. Và khi dùng thuốc nào thì bà con cũng phải luôn luôn giữ đúng thời gian cách ly và giữ đúng liều lượng như hướng dẫn có ghi trên nhãn thuốc, và không nên phun thuốc định kỳ, phun thuốc ngừa mà chỉ phun thuốc khi nào sâu rầy xuất hiện đến mức gây hại. Bởi vì, nếu phun thuốc phòng hay ngừa chẳng những sẽ làm cho sâu rầy mau lờn thuốc mà còn gây mất cân bằng sinh thái làm cho sâu rầy phát triển nhiều thêm. . rau muống nước thì người trồng rau muống nước phải biết sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật. Trước hết là không được phun các loại thuốc trừ sâu mà nhà nước đã cấm sử. các loại rau ăn lá khác, nên lượng thuốc trừ sâu phun trên lá không bị rửa trôi như các loại rau trồng trên cạn. Ăn rau muống cạn thì ít có nguy cơ ngộ độc hơn rau muống nước, vì rau muống cạn. Sử dụng thuốc trừ sâu trên rau muống nước Hỏi: Những trường hợp ngộ độc do ăn rau muống là do thuốc trừ sâu hay do nguyên nhân nào khác ? Đáp: