Lời khuyên cho các bà mẹ cho con bú - Khi mới ôm đứa bé vào lòng người mẹ trẻ thường căng thẳng, điều đó không có lợi cho việc lưu thông máu huyết, ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Vì vậy bạn hãy thật thoải mái khi cho con bú, vì con, hãy quên hết mọi điều phiền muộn trong lòng. 1. Giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái Khi mới ôm đứa bé vào lòng người mẹ trẻ thường căng thẳng, điều đó không có lợi cho việc lưu thông máu huyết, ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Vì vậy bạn hãy thật thoải mái khi cho con bú, vì con, hãy quên hết mọi điều phiền muộn trong lòng. 2. Chọn tư thế thích hợp Để bé có thể bú được một cách thuận lợi, có người mẹ suốt một thời gian dài cúi đầu so vai cong lưng, dẫn tới đau mỏi cổ và lưng. Thực ra để chọn được một tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé không khó, bạn có thể tự thử nhiều cách. Nếu vẫn thấy quá khó, thì trên thị trường hiện nay có bán loại gối cho con bú cong hình chữ C, để đỡ bé, rất thích hợp dùng cho mùa đông, sau này còn có thể giúp bé tập ngồi (Người viết bài này đã mua loại gối kể trên tại cửa hàng Đầm bầu ANNA và rất ưng ý). Nếu không có điều kiện mua gối hình chữ C, bạn có thể thay thế gối cho bú bằng một chiếc gối ngủ cao nhưng không quá mềm. Cần chú ý là tư thế thoải mái nhưng phải đảm bảo cho bé ngậm sâu vào quầng nhũ. Nếu một thời gian dài bé ngậm không đúng cách, kéo dài đầu nhũ, thì không chỉ là bé khó ép cho sữa ra mà còn làm tổn thơng đầu nhũ, làm đau hoặc có thể gây viêm nhiễm. 3. Đừng chán nản Thời gian gần đây đa số các sản phụ ít sữa, không chỉ các sản phụ sinh mổ mà ngay cả những sản phụ đẻ thường cũng vậy. Thời gian đầu ngay sau khi sinh có thể sữa chưa về hoặc về ít, nhưng bạn đừng nản chí mà cho rằng mình không có sữa rồi không cho con bú, vì như vậy bạn sẽ mất sữa thật sự đấy. Hãy cố gắng cho bé bú ngay sau khi sinh, chính động tác bú của bé sẽ kích thích việc tiết sữa. Đây là phản xạ có điều kiện giữa mẹ và con. Điều quan trọng nhất là bạn phải có niềm tin. 4. Chú ý chăm sóc đầu nhũ Cố gắng không để đầu nhũ bị tổn thương. Đầu nhũ bị tổn thương không chỉ ảnh hưởng đến việc bú của bé mà còn làm tăng gánh nặng tâm lý cho mẹ. Khi nhũ hoa đã bị tổn thương, bạn không nên trực tiếp mặc áo lót chất cotton, vì áo sẽ dính vào chỗ bị tổn thương, khi cởi áo không cẩn thận càng làm vết thơng nặng hơn. Nếu đầu nhũ bị đỏ, đau hay bị nứt (dân gian gọi là nứt cổ gà), bạn không nên chần chừ hãy hỏi ý kiến bác sĩ, hiện nay có loại thuốc bôi, không cần rửa lại cho đến khi bé bú, thuốc đồng thời giúp bé hết rơ lưỡi (tưa lưỡi). Nhưng cần có ý kiến bác sĩ, dù là thuốc tốt bạn cũng không nên tự mua dùng cho bản thân và bé. 5. Nghỉ ngơi Nhiều sản phụ cho rằng sức khoẻ mình tốt, nên vừa mới sinh con được vài ngày là bận rộn với việc này việc kia, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, như vậy sẽ làm lượng sữa tiết ra ít hơn, mà chất lượng giảm đi. Vì vậy để đảm bảo cả về chất và lượng sữa sản phụ cần nghỉ ngơi nhiều, ngủ đẫy giấc. Hãy tranh thủ ngả lưng khi bé ngủ và nhờ những người thân làm giúp việc nhà. Bạn đừng quên là việc dọn dẹp nhà cửa hay giặt giũ quần áo ai cũng có thể làm giúp bạn được nhưng việc cho con bú chỉ mình bạn làm được! 6. Ăn uống đủ dinh dưỡng Bé bú sẽ làm bạn tiêu hao một lượng lớn năng lượng. Vì vậy bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. . Lời khuyên cho các bà mẹ cho con bú - Khi mới ôm đứa bé vào lòng người mẹ trẻ thường căng thẳng, điều đó không có lợi cho việc lưu thông máu huyết, ảnh hưởng. khi cho con bú, vì con, hãy quên hết mọi điều phiền muộn trong lòng. 2. Chọn tư thế thích hợp Để bé có thể bú được một cách thuận lợi, có người mẹ suốt một thời gian dài cúi đầu so vai cong. mái cho cả mẹ và bé không khó, bạn có thể tự thử nhiều cách. Nếu vẫn thấy quá khó, thì trên thị trường hiện nay có bán loại gối cho con bú cong hình chữ C, để đỡ bé, rất thích hợp dùng cho