Chế độ ăn giàu chất béo giúp giảm co giật ở trẻ động kinh Nghiên cứu của Anh cho thấy, những trẻ bị động kinh quá nặng, không thể kiểm soát bằng thuốc thông thường, sẽ được cải thiện đáng kể về sức khỏe khi áp dụng chết độ ăn giàu chất béo, nghèo carbohydrat và protein. Kết quả bước đầu của nghiên cứu gây ấn tượng tới mức các chuyên gia tại Bệnh viện Great Ormond Street đã phải yêu cầu Bộ Y tế Anh cho áp dụng rộng rãi phương pháp này tại các trung tâm thần kinh nhi khoa. Sau khi dùng chế độ ăn đặc biệt từ 3 tháng trở lên, cuộc sống của một nửa trong số 14 trẻ tham gia thử nghiệm đã thay đổi hoàn toàn. Trước điều trị, các cháu bị hàng trăm cơn co giật mỗi tháng, mặc dù vẫn dùng thuốc chống động kinh. Sau khi áp dụng chế độ ăn mới, số lần co giật giảm ít nhất 50% ở 7 trẻ. Bốn trong 7 cháu này giảm được 75% số cơn co giật hoặc hơn, trong đó 2 cháu hiện hoàn toàn không co giật nữa. Điển hình là cậu bé Tobias Harto, 13 tuổi, vốn bị tàn phế vì động kinh nặng từ năm lên 3. Trước khi bắt đầu chế độ ăn điều trị cách đây 10 tháng, Tobias thường bị 3 cơn động kinh mỗi ngày. Cậu cũng gặp khó khăn trong đi lại, thị lực kém và không có khả năng tập trung. Mẹ Tobias kể rằng, hiện nay, cách 3 ngày cháu mới bị một cơn co giật, và nếu có lên cơn thì cũng hồi tỉnh nhanh hơn. Tobias rất thích vẽ và bơi, những điều mà trước đó cậu không hề biết tới. Phương pháp điều trị mà các cậu bé được áp dụng mang tên chế độ ăn sinh xeton, gồm rất nhiều chất béo, ít carbohydrat và protein. Nó mô phỏng hiệu quả của tình trạng thiếu ăn, khi mà cơ thể sử dụng mỡ thay vì carbohydrat như nguồn năng lượng chính. Quá trình phân hủy chất béo sẽ làm sản sinh các thể xeton, có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật ở một số bệnh nhân. Như vậy, với chế độ ăn sinh xeton, não sẽ phải dùng chất béo như nguồn năng lượng chính và sản sinh ra nhiều xeton. Hiện Bệnh viện đang tiến hành thử nghiệm đồng thời hai chế độ ăn kiểu này. . Chế độ ăn giàu chất béo giúp giảm co giật ở trẻ động kinh Nghiên cứu của Anh cho thấy, những trẻ bị động kinh quá nặng, không thể kiểm soát bằng thuốc. trăm cơn co giật mỗi tháng, mặc dù vẫn dùng thuốc chống động kinh. Sau khi áp dụng chế độ ăn mới, số lần co giật giảm ít nhất 50% ở 7 trẻ. Bốn trong 7 cháu này giảm được 75% số cơn co giật hoặc. phân hủy chất béo sẽ làm sản sinh các thể xeton, có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật ở một số bệnh nhân. Như vậy, với chế độ ăn sinh xeton, não sẽ phải dùng chất béo như nguồn năng lượng