1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Làm thế nào để thoả thuận các nguyên tắc với con cái pot

3 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 127,86 KB

Nội dung

Làm thế nào để thoả thuận các nguyên tắc với con cái Có phải con bạn than phiền rằng những nguyên tắc bạn đưa ra là không hợp lý? Có phải con bạn đang có những hành động phá phách gây sự chú ý? Có phải bạn bị cho là quá nghiêm khắc? Con bạn nói rằng “Bố/Mẹ không hiểu con chút nào cả”? Nếu vậy đã đến lúc bạn phải “đàm phán” với con về những nguyên tắc mới, điều này giúp tạo nên không khí hợp tác giữa bố mẹ và con cái. Sau đây Stylist.vn muốn chia sẻ một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ. 1. Lắng nghe cẩn thận Hãy xem xét quan điểm của con bạn. Lắng nghe những gì con bạn bày tỏ về các nguyên tắc đã đưa ra. Nếu con bạn không đồng ý, hãy để chúng biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc về những điều chúng nói. Nếu bạn sẵn sàng lắng nghe những lời phản bác và xem xét những điều con bạn đưa ra, chắc chắn quá trình “đàm phán” giữa hai bên sẽ bớt căng thẳng hơn. Dĩ nhiên bạn sẽ muốn nói chuyện thẳng thắn với con hơn là để con lén lút làm những điều bạn không cho phép. 2. Thể hiện quan điểm rõ ràng Hãy để con bạn biết rằng những nguyên tắc nào bạn đưa ra có thể thương lượng, và những nguyên tắc nào không. Ví dụ những qui định có thể thay đổi được như giờ giới nghiêm, tiền tiêu vặt và công việc nhà. Những qui định không thể lay chuyển có thể là những việc về học hành hay sử dụng các loại thức uống có cồn. 3. Giải thích lý do cho những nguyên tắc bạn đưa ra Khi con cái hiểu tại sao bạn lại đưa ra những qui định đó, chúng sẽ dễ chấp nhận “đàm phán" những nguyên tắc mới và quan tâm đến những điều lo lắng bạn dành cho chúng hơn. Đồng thời chúng sẽ trở nên cân nhắc kĩ hơn về những hành động của mình. Một cuộc nói chuyện cởi mở không chỉ tăng cường sự hợp tác mà còn tạo cơ hội cho bạn dạy bảo con. Trò chuyện về các lý do đằng sau những nguyên tắc này sẽ khiến cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. 4. Khuyến khích con đưa ra quan điểm của mình Những cô/cậu bé có thể đưa ra những lập luận nhằm thay đổi một nguyên tắc nào đó chính là những đứa trẻ có tư duy phán xét tốt. Khi trẻ suy nghĩ về các nguyên tắc đồng nghĩa với việc chúng cũng tìm cách hành động phù hợp. 5. Trò chuyện về những hậu quả Những cô bé cậu bé tuổi teen thường nghĩ rằng “Điều đó sẽ không xảy ra với mình”. Trò chuyện về những hậu quả có thể xảy ra sẽ giúp con bạn suy nghĩ kĩ trước khi chúng hành động và sống có trách nhiệm hơn. 6. Xem xét những hành vi trong quá khứ của con Khi bàn bạc về những qui định với con cái, hãy xem xét những hành vi trong quá khứ của con. Nếu chúng đã thực hiện đầy đủ những trách nhiệm và có những quyết định đúng đắn, nhiều khả năng chúng sẽ thích nghi tốt với những nguyên tắc mới. Hãy tin tưởng con mình vì những lựa chọn đúng mà chúng đã làm. 7. Chọn cách thoả thuận khéo léo Hãy để con bạn có khoảng không rộng rãi hơn nếu chúng thể hiện được sự trưởng thành trong việc đánh giá sự việc. Không nên tranh cãi, áp đặt những nguyên tắc đã quá “lạc hậu”. Hãy để con bạn tự do hơn, giúp chúng phát triển và xây dựng bản thân. Hãy để con có tiếng nói hơn đối với những lựa chọn trong cuộc sống. 8. Tôn trọng ý kiến của con Con cái sẽ sẵn sàng hợp tác khi chúng có được tiếng nói trong những vấn đề ảnh hưởng đến bản thân chúng. Vì vậy, hãy thực sự tôn trọng khi con bày tỏ ý kiến và quan điểm. . Làm thế nào để thoả thuận các nguyên tắc với con cái Có phải con bạn than phiền rằng những nguyên tắc bạn đưa ra là không hợp lý? Có phải con bạn đang có những hành. khắc? Con bạn nói rằng “Bố/Mẹ không hiểu con chút nào cả”? Nếu vậy đã đến lúc bạn phải “đàm phán” với con về những nguyên tắc mới, điều này giúp tạo nên không khí hợp tác giữa bố mẹ và con cái. . chúng sẽ thích nghi tốt với những nguyên tắc mới. Hãy tin tưởng con mình vì những lựa chọn đúng mà chúng đã làm. 7. Chọn cách thoả thuận khéo léo Hãy để con bạn có khoảng không rộng rãi hơn

Ngày đăng: 02/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w