HIỂU VỀ TÍNH PHÓNG XẠ QUA 5 CÂU HỎI CHỦ YẾU pdf

5 818 0
HIỂU VỀ TÍNH PHÓNG XẠ QUA 5 CÂU HỎI CHỦ YẾU pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HIỂU VỀ TÍNH PHÓNG XẠ QUA 5 CÂU HỎI CHỦ YẾU 1/ Tính phóng xạ (radioactivité) phải chăng là một sáng tạo của con người hay vốn đã có trong tự nhiên ? Vâng, tính phóng xạ hiện hữu ở trạng thái tự nhiên. Trong lòng nguyên tử là các hạt nhân. Vài hạt nhân, mỏng manh hơn những hạt nhân khác, bị vỡ một cách ngẫu nhiên, đó là sự phân rã hạt nhân (fission) đồng thời làm thoát ra năng lượng dưới dạng nhiệt và các bức xạ (rayonnements). Chính năng lượng này mà ta có thể đo được. Chính những bức xạ được phát ra như thế ta gọi là tính phóng xạ (radioactivité). Ngay cả cơ thể con người hay những ngôi nhà bằng granit ở Bretagne (3 mSv) cũng phát ra các bức xạ. Khi đi du lịch bằng máy bay, bức xạ vũ trụ (rayonnement cosmique) gây nên một phát xạ (irradiation) 0,05 mSv đối với một chuyến bay khứ hồi Paris- Nữu Ước. Những hiệu quả đầu tiên được phát ra bởi các muối uranium đã được khám phá bởi Henri Becquerel vào năm 1896. Năm sau, Marie Curie chọn chủ đề nghiên cứu này cho luận án của mình. Bà nghiên cứu vấn đề cùng với chồng mình là Pierre. Tất cả ba đã nhận giải Nobel về vật lý vào năm 1913 do những công trình này. Từ đó con người cố gắng chế ngự nguồn năng lượng này. 2/ Những chất phóng xạ (substances radioactives) được phát ra vào lúc tai nạn nhà máy nguyên tử là gì ? Trong một đám mây được phát ra từ một tai nạn nguyên tử ta tìm thấy những chất bay hơi do sự phân rã hạt nhân (fission) trong trung tâm của lò phản ứng nguyên tử (réacteur nucléaire). Đó chủ yếu là các phân tử iode và césium. Và chính những chất này có ảnh hưởng lớn nhất lên sức khỏe. Nguy hiểm khác được liên kết với những bức xạ không nhìn thấy được như các hạt alpha và bêta, và các bức xạ gamma (gần giống với các tia X). Những bức xạ này càng nguy hiểm nếu ta ở gần nguồn phát xuất ra chúng. 3/ Mây phóng xạ (nuage radioactif) trở thành gì ? Hiện giờ, trái với tai họa Tchernobyl, các phát xạ độc (émissions toxiques) từ các lò nguyên tử bị tai biến đã không bay lên cao lắm trong khí quyển. Những yếu tố khí tượng, gió và thời tiết xấu, sẽ có một ảnh hưởng quan trọng lên sự tiến triển của nó, trong thời gian và không gian. Thành phần chính xác của đám mây gồm những phần tử phóng xạ (particules radioactives) cũng sẽ có tính chất quyết định : lượng iode được chia hai mỗi tám ngày, trong khi chu kỳ khoảng 30 năm đối với césium. Đối với Pháp, những dự đoán khá an lòng. “Ít có khả năng biến cố này (ở Nhật) gây những hậu quả ở Pháp, tuy nhiên IRSN được yêu cầu kiểm tra bằng các tính toán có tính đến những kịch bản cực đoan nhất”, theo Olivier Gupta, phó tổng giám đốc của ASN, nhân một cuộc họp báo. Ngược lại “Sẽ có những hạt phóng xạ được phát hiện trong bầu không khí trên toàn thế giới”, Jacques Repuusard, giám đốc của IRNS hôm qua đã đánh giá như vậy. 4/ Sự khác nhau nào giữa phát xạ (irradiation) và ô nhiễm (contamination) Thường lẫn lộn, hai thuật ngữ này tuy vậy lại rất khác nhau. Sự phát xạ (irradiation) là hậu quả trực tiếp của một sự tiếp xúc bên ngoài của một cơ thể (dầu còn sống hay đã chết với những bức xạ ion hóa (rayonnements ionisants). Ngược lại ta nói ô nhiễm (contamination) khi một sản phẩm phóng xạ (produit radioactif) lắng đọng trên một người hay một đồ vật hay khi nó được hít hay nuốt vào. Trong trường hợp phát xạ, tác dụng sẽ ngừng khi ta lánh xa vật hay người khỏi nguồn bức xạ (source de rayonnement). Ngược lại, trong trường hợp ô nhiễm, sự sản xuất hoạt tính phóng xạ (radioactivité) tiếp tục và dài lâu chừng nào nguồn gây ô nhiễm (source de contamination) đã không được loại bỏ. Trong trường hợp tai nạn nguyên tử, các công nhân chủ yếu bị các phát xạ (iradiations). Dân chúng sống kế cận các nhà máy nguyên tử chủ yếu có nguy cơ bị lây nhiễm, các phần tử phóng xạ (particules radioactives) đi vào trong cơ thể qua da hay do hít vào. Sự ô nhiễm cũng có thể được thực hiện qua đường tiêu hóa, do ăn vào những thức ăn bị ô nhiễm. 5/ Những nguy cơ đồi với sức khỏe là gì ? Những hậu quả đối với cơ thể phần lớn tùy thuộc vào liều lượng nhận được. Liều lượng này có thể đạt nhiều sievert đối với những công nhân làm việc gần trung tâm của những lò phản ứng nguyên tử. Không được điều trị, sự tiếp xúc với một liều lượng 6 sievert (Sv) gây tử vong trong 100% các trường hợp. Sự tiếp xúc với những liều lượng thấp hơn, khoảng 1 sievert gây nên một hội chứng phát xạ cấp tính (syndrome d’irradiation aigue). Hội chứng này được thể hiện bởi nôn mửa trong những giờ tiếp theo sau sự phát xạ, rồi những triệu chứng khác xuất hiện sau một thời gian tiềm phục vài ngày : sốt, ỉa chảy, xuất huyết, nhiễm trùng những dấu hiệu này thể hiện một sự phá hủy ồ ạt các tế bào của cơ thể. Những tế bào của thành tiêu hóa và của tủy xương (những tiền thân của các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) là nhạy cảm nhất với các bức xạ (radiations). Các mô phôi thai và các cơ quan sinh sản cũng rất nhạy cảm với tia X (radiosensible), điều này giải thích nguy cơ bị dị tật bào thai, và bệnh vô sinh, nơi đàn ông cũng như phụ nữ. Về dài lâu, sau nhiều năm, một sự quá mức các ung thư (ung thư máu, các khối u tuyến giáp, của phổi) được quan sát. Đó là hậu quả chính đối với dân chúng sống gần những lò nguyên tử. Nguy cơ bị ung thư tỷ lệ với liều lượng nhận được. Nguy cơ này xuất hiện đối với một sự tiếp xúc trên 100 mSv, và gia tăng 5,5% mỗi sievert. Chỉ có các ung thư tuyến giáp là có thể được phòng ngừa một cách hiệu quả, bằng cách dùng sớm các viên thuốc iode. . HIỂU VỀ TÍNH PHÓNG XẠ QUA 5 CÂU HỎI CHỦ YẾU 1/ Tính phóng xạ (radioactivité) phải chăng là một sáng tạo của con người hay vốn đã có trong tự nhiên ? Vâng, tính phóng xạ hiện hữu. nhân chủ yếu bị các phát xạ (iradiations). Dân chúng sống kế cận các nhà máy nguyên tử chủ yếu có nguy cơ bị lây nhiễm, các phần tử phóng xạ (particules radioactives) đi vào trong cơ thể qua. trường hợp phát xạ, tác dụng sẽ ngừng khi ta lánh xa vật hay người khỏi nguồn bức xạ (source de rayonnement). Ngược lại, trong trường hợp ô nhiễm, sự sản xuất hoạt tính phóng xạ (radioactivité)

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan