1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁC PROTHESE HIGH-TECH CHỐNG LẠI BỆNH ĐIẾC TAI NHỮNG ĐIỂM MỐC CÁC CON SỐ potx

7 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 112,59 KB

Nội dung

CÁC PROTHESE HIGH-TECH CHỐNG LẠI BỆNH ĐIẾC TAI NHỮNG ĐIỂM MỐC CÁC CON SỐ. Những công trình nghiên cứu mới nhất ước tính rằng ở Pháp khoảng hơn 5.100.000 người bị giảm sút thính giác (déficience auditive) (8,7% dân số). Trong số những người này, 14% nói là sử dụng một hay nhiều thiết bị hỗ trợ thính giác (aide auditive). Tỷ lệ lưu hành của chứng điếc thường trực khi sinh (surdité permanente néonatale) được ước tính khoảng 1 trường hợp đối với 1000 lần sinh. Ngoài ra có nhiều trẻ em bị điếc bên trái hơn là bên phải. Và từ 80.000 đến 120.000 người điếc sử dụng ngôn ngữ bằng dấu hiệu tiếng Pháp. NGUỒN GỐC. Có nhiều nguyên nhân của giảm sút thính giác. Có thể là do di truyền hay mắc phải trong thời kỳ thai nghén một căn bệnh (thí dụ toxoplasmose hay rubéole), do bị những bệnh lý sau khi sinh (như viêm màng não), do chấn thương âm thanh (traumaisme sonore), do thương tổn của vài vùng của não bộ, do vài loại thuốc hay do tuổi già. MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG. Những trắc nghiệm đơn giản và không đau đớn là cần thiết để xác định mức độ điếc của một người. Đó là xác định sự giảm tri giác âm thanh (perception de sons) với những tần số khác nhau (từ cao đến trầm). Mất dưới 20 décibel, thính giác được xem như bình thường. Mất từ 20 đến 40 dB, ta nói là điếc nhẹ (surdité légère). Nhưng một cuộc đối thoại bình thường ở mức 40 dB, điều đó có thể gây trở ngại một đứa trẻ ở trường. Sau đó là những điếc mức độ trung bình, nặng và sâu (mất bổ sung 90dB). IMPLANT. Đối với những mất thính giác trên 120 dB, ta nói là điếc hoàn toàn (hay cophose). Trong những trường hợp mất thính giác do một loạn năng của ốc tai (cochlée), một cơ quan nhỏ rất phức tạp, sẽ biến đổi những rung âm đến từ bên ngoài thành tín hiệu điện cho dây thần kinh thính giác. Có thể làm giảm sự suy sút này bằng cách thiết đặt những implant ốc tai, sẽ mang trực tiếp một tín hiệu điện đến dây thần kinh thính giác. Các implant ốc tai đã cho phép mỗi năm khoảng 700 người Pháp nghe được trở lại. OREILLE. Những vấn đề gây điếc đa dạng và ảnh hưởng lên rất nhiều người. Trong số những tiến bộ quan trọng nhất trong những năm qua là các implant ốc tai. Công nghệ học mũi nhọn (technologie de pointe) này chỉ được đề nghị sau khi các hỗ trợ thính giác (aide auditive) cổ điển thất bại. Các implant ốc tai được đặt cho các trẻ em bị chứng điếc vào lúc sinh (surdité de naissance) và cho những người lớn trở nên điếc, hoặc là do tai nạn (thí dụ sau một vụ nổ) , hoặc do một bệnh di truyền như bệnh xốp tai (otospongiose), được đặc trưng bởi sự vắng dẫn truyền của các rung âm (vibration sonore) đến tai trong (oreille interne), trong thế nặng của bệnh. “Tin vui, đó là các implant ốc tai, được gọi như thế bởi vì các điện cực của chúng được đặt vào tai trong để kích thích trực tiếp các tế bào cảm giác thính giác (cellules auditives sensorielles), đã nhận được những cải tiến cua các hỗ trợ thính giác cổ điển. Cũng như các các hỗ trợ thính giác này, các implant mới đã trở nên có thể phân biệt giữa tiếng ồn chung quanh và tiếng ồn của một cuộc nói chuyện (người ta gọi điều đó là débruitage), để phục hồi tốt nhất một cuộc đối thoại, GS Bruno Frachet, ORL (bệnh viện Avicenne) đã giải thích như vậy. Ngoài ra, kỹ thuật ngoại khoa cũng đã tiến triển: “Khi vẫn còn tồn tại một khả năng nghe được những âm trầm, điều này thường xảy ra nơi những người trưởng thành trở nên bị lảng tai sau khi bị một căn bệnh, người thầy thuốc ngoại khoa khi đặt các điện cực sẽ chú ý bảo tồn chức năng còn lại này. Điều đó cho phép có được một thính giác tự nhiên hơn và một sự thông hiểu hơn lời nói, nhất là trong một bầu không khí ồn ào, GS Fracher đã xác nhận như vậy. Mặt khác, mặc dầu kỹ thuật ngoại khoa này ngày nay được hiệu chính tốt (với một sự can thiệp khoảng 1 giờ 30 đến 2 giờ với gây mê tổng quát và một sự kiểm tra thính giác vào lúc cuối phẫu thuật) một kỹ thuật ngoại khoa còn nhẹ nhàng hơn, với hệ thống hướng dẫn nhờ một robot, theo dự kiến sẽ được phát triển từ nay đến 2012. Như vậy còn có thể rút ngắn thêm thời gian phẫu thuật ” Vậy còn hơn là phẫu thuật, giai đoạn phục hồi chức năng (rééducation) vẫn còn là giai đoạn tế nhị nhất : “Những người lớn được mổ, ngày xưa vốn đã nghe rõ và như thế đã học nói một cách bình thường, lành bệnh với một thời gian phục hồi chức năng ngắn (trung bình từ 4 đến 6 tháng) trong khi những trẻ em điếc khi sinh sẽ cần một thời gian phục hồi chức năng dài hơn nhiều để có thể khôi phục lại âm thanh được nghe và tạo mối liên hệ với ý nghĩa của nó”, BS Christine Poncet-Wallet, ORL (bệnh viện Avicenne) đã ghi nhận như vậy. Những kết quả sẽ tốt hơn nếu đứa trẻ được đặt prothèse đúng trước năm 6 tuổi (lý tưởng là trước 24 tháng) và chính vì thế nhiều cố gắng đã được thực hiện về phương diện này, với những trung tâm chẩn đoán sớm, chuyên về chẩn đoán bệnh điếc cho các trẻ rất nhỏ. Vấn đề còn lại là phải đảm bảo sự điều chỉnh prothèse qua năm tháng. Bởi vì mặc dầu hiện nay ở Pháp không nhiều hơn 700 implant ốc tai được thiết đặt, nhưng dầu sao điều đó vẫn tạo nên nhiều người cần được theo dõi sát. Thật vậy, tất cả các implant ốc tai cần một sự theo dõi hàng năm. Đó là lý do tại sao những trung tâm rất chuyên khoa mới được thành lập, như Institut francilien d’implantation cochléaire de Rothschild, theo dự kiến sẽ khai trương từ nay đến 2011. Dầu cho những tiến bộ này quan trọng như thế nào đi nữa, chúng vẫn theo đuổi cùng mục tiêu : làm giảm bớt các rối loạn về thính giác. Thế mà các nhà nghiên cứu từ nay còn muốn đi xa hơn và dứt khoát muốn chữa lành những căn bệnh làm chết các tế bào thính giác quý báu của chúng ta. “Chúng ta chưa đến giai đoạn ghép các tế bào thính giác, vẫn còn lâu, GS Frachet đã nhấn mạnh như vậy, nhưng ta sẽ có thể từ nay đến 3 năm nữa, nhỏ vào tai trong, qua các implant ốc tai của chúng ta, những loại thuốc, thí dụ corticoides, rất hữu ích để chống lại quá trình viêm. Hoặc là antiglutamate, một chất bảo vệ các tế bào thần kinh thính giác, có nhiệm vụ truyền tín hiệu âm thanh từ những tế bào thính giác lên đến não bộ (sau một chấn thương âm thanh, glutamate, khi được phóng thích với lượng lớn, phá hủy những neurone này). Đó là một hướng nghiên cứu đầy hứa hẹn trước mắt. NHỮNG TẾ BAO QUÝ BÁU Về lâu về dài hơn, các nhà nghiên cứu cũng hy vọng làm dễ sự mọc trở lại của những tế bào cảm giác thính giác. Để đạt được điều đó, họ dựa trên sự khám phá gène Atoh 1, có nhiệm vụ bảo đảm sự mọc của những tế bào quý giá này, nhưng chỉ trong thời kỳ phát triển phôi thai. Được đưa vào trong các tế bào cảm giác thính giác của những động vật gặm nhấm trưởng thành bị điếc, mặc dầu vậy gène Atoh 1 này đã cho phép những tế bào mới tái xuất hiện và sự đáp ứng thính giác đã tiến triển. Dĩ nhiên, ta vẫn còn trong giai đoạn chập chững của lý thuyết di truyền này, vì vậy không có gì được dự kiến về phương hướng này từ nay cho đến 15 năm nữa. “Những thí dụ về những con chim mang lại hy vọng cho các nhà nghiên cứu: nơi các con chim này, sau một chấn thương âm thanh, sự mọc trở lại các tế bào cảm giác thính giác xảy ra một cách tự động và tự nhiên”, GS Rémi Marianowski, trưởng khoa ORL (Brest) đã kết luận như vậy. (LE FIGARO 7/3/2011) Ghi Chú : - Implant : tất cả dụng cụ tự nhiên hay nhân tạo được đưa vào trong cơ thể. Các implant nhằm thay thế các cơ quan bị bệnh hay nhằm cải thiện chức năng của nó, để điều trị vài căn bệnh, hay để làm phân tán các loại thuốc hay các hormone, hay để điều biến (modeler) hình dáng. - Implant cochléaire : Các điện cực được đặt bằng ngoại khoa bên trong ốc tai (cochlée), ở tai trong (oreille interne). Một implant ốc tai chỉ đươc đặt khi các prothèse thính giác không có hiệu quả, trong bệnh điếc do tri giác (surdité de perception) nặng, hoặc do bẩm sinh, hoặc do thương tổn tai trong do ngộ độc. Kỹ thuật ngoại khoa vi thể này vẫn còn ít được sử dụng. - Otospongiose : Bệnh di truyền của tại giữa, tiến triển từ từ và gây nên điếc. Otospongiose xảy ra sau tuổi dậy thì, thuong là nơi nữ . Đó là một bệnh khiến các cử động của xương bàn đạp(étrier) bị khóa lại. Xương bàn dap là một xương nhỏ của tại giữa, nằm dựa trên mê cung. Sự bất động này chịu trách nhiệm một sự giảm rung của xương bàn đạp và một sự dẫn truyền âm thanh kém về phía tai trong. . CÁC PROTHESE HIGH-TECH CHỐNG LẠI BỆNH ĐIẾC TAI NHỮNG ĐIỂM MỐC CÁC CON SỐ. Những công trình nghiên cứu mới nhất ước tính rằng ở Pháp. nữa. Những thí dụ về những con chim mang lại hy vọng cho các nhà nghiên cứu: nơi các con chim này, sau một chấn thương âm thanh, sự mọc trở lại các tế bào cảm giác thính giác xảy ra một cách. cho các trẻ em bị chứng điếc vào lúc sinh (surdité de naissance) và cho những người lớn trở nên điếc, hoặc là do tai nạn (thí dụ sau một vụ nổ) , hoặc do một bệnh di truyền như bệnh xốp tai

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:20

w