Cá Sặc Rằn Cá sặc rằn có thể được xem là một loài cá đặc biệt liên hệ thân thiết với người nông dân tại miền Nam Việt Nam. Cá tuy được xem là một nguồn thực phẩm tại các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan nhưng hiện đang được nuôi làm cá cảnh tại các nước Âu Mỹ. Cá sặc phơi khô và nướng chín là món nhậu 'tuyệt vờí khi ăn chung với soài chua hay bông điên điển. Văn chương bình dân đã có nhiều câu thơ ngắn như : ' Điên điển mà đem muối chua Ăn cặp sặc nướng đến vua cũng thèm.' Khô cá sặc hiện nay đã một sản phẩm được Thái Lan đóng gói và xuất cảng đi khắp thế giới. Một trong những món ăn đặc biệt có thể gọi là khó tìm hay không thể tìm được tại hải ngoại là món 'Mắm cá sặc' . Tác giả Đào Duy Hòa trong bài 'Lẩu Mắm miền Tây' (Giai phẩm Mới -Xuân Canh Thìn-2000) đã viết: 'Mắm dùng làm Lẩu mắm phải là mắm sặc, đặt mua từ Châu Đốc. Trườc khi ủ mắm, cá phải chặt bõ đầu, nếu không con mắm sẽ bị hôi dầu và có chất tiết ra từ mắt và óc cá. Muốn cho con mắm đặc biệt thơm ngon, phải chao mắm bằng củ ngãi mắm và ủ đúng thời gian :1 năm rưỡi !' Mắm sặc khi sử dụng thường cho thêm ít nước vào, đun sôi lên cho rã thịt, lược bỏ xương, để có nước mắm cốt. Từ mắm cốt này sẽ pha chế ra từng lẩu tùy theo nhu cầu của khách ăn và thời tiết. Trong lẩu gồm các nguyên liệu: mực, ốc lác, thịt ba rọi, tôm, tàu hủ và một trong các loại cá như: cá kèo, cá rô, chạch lấu, chạch nghệ, cá ngát, bông lau. Tùy theo túi tiền khách hàng có thể chọn loại cá phù hợp'. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi tại các lưu vực sông Cửu Long và sông ChaoPhraya ở Kampuchea, Thái Lan và Nam Việt Nam, Lào. Cá đã được đưa vào Philippines, Mã Lai, Indonesia, Singapore, Papua Tân Ghinê, Sri Lanka và Tân Caledonie. Tại Philippines, cá được tìm thấy tại các hồ Bombon (Taal), hồ Mainit (Mindanao). Trong vùng Đông Nam Á, Sặc rằn sống tại các ruộng lúa, hồ cạn, kinh mương, nơi nước đọng có nhiều thực vật thuỷ sinh. Trong những mùa lụt, cá có thể theo nước vào đến các khu vực rừng ngập nước nhưng sau đó sẽ theo nước để rút về lại vùng sông rạch ban đầu. Tại Việt nam, cá tập trung tại Cà Mau, Bạc liêu, Sóc trăng, Cần thơ và Long Xuyên Tên khoa học và các tên khác: Trichogaster pectoralis thuộc họ cá Osphronemidae. Tên Anh-Mỹ : Snakeskin gourami, Siamese gourami, Bubble nest builder Pháp: Gourami peau de serpent; Tây ban Nha : Gurami piel de serpiente, Gourami aplanado Tên Á châu : Thái lan : Pla salid, Pla bai mai; Kampuchea: Trey kantho Lào: Pa salit; Mã lai và Indonesia: Sepat siam Đặc tính sinh học: Cá sặc rằn có thể dài trên 20 cm, tối đa 25 cm, trung bình khoảng 15 cm. Thân thuôn dài tương đối hẹp màu từ xám nhạt đến nâu có ánh lục hay lam bạc. Vây lưng có 6 gai và 10 đến 11 tia. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, chạm đến vây đuôi. Cá cái có vây lưng tròn, vây không đến cuống vây đuôi. Điểm đặc biệt nhất của Sặc rằn là có một đường sắc tố chạy dài từ sống lưng xuống đến bụng khá rõ ràng nơi cá đực, và không màu sắc rõ nơi cá cái. Cá con có những lằn sọc zigzag kéo dài từ mắt xuống đến đuôi. Cá có bộ phận hô hấp sử dụng được không khí ngoài trời nên sống được ở điều kiện thiếu nước hay trong nước thiếu oxy, nước bẩn có nhiều chất hữu cơ. Cá cũng có thể hấp thu oxygen trong nước qua hệ thống mang. Trong thiên nhiên, Cá sặc đẻ trứng tại các ruộng lúa, kinh mương nơi có nhiều thực vật thủy sinh. Mùa sinh đẻ thường vào các tháng từ 4 đến 10. Cá phát dục và được xem như trưởng thành khi 7 tháng tuổi. Cá cái lúc phát dục có bụng căng tròn mang buồng trứng chứa khoảng 200 đến 300 ngàn trứng. Khi sinh sản, cá đực và cái bắt cặp và tìm những những nơi kín đáo ven bờ mương, ruộng để làm tổ. Cá cái đẻ trứng trong tổ, trứng nổi. Cá đực bảo vệ trứng chống lại những cá khác xâm nhập vào tổ, kể cả cá mái. Trứng thụ tinh và nở sau 24-26 giờ, cá bột sau khi nở sẽ sống bằng chất dinh dưỡng của noãn hoàng trong 2-3 ngày, lúc này cá nổi trên mặt nước. Sau đó cá di chuyển xuống dưới để tự kiếm mồi. Cá đạt chiều dài chừng 2-3 cm sau một tháng. Cá thuộc loại chậm lớn, sau 2 năm cân nặng khoảng 150 gram. Sặc rằng ăn các thực vật thủy sinh, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, tảo phiêu sinh Theo Cơ quan FAO, tổng số lượng cá đánh bắt trong thiên nhiên được ước lượng vào khoảng 24 ngàn tấn (năm 2005) và Indonesia là nước có con số đánh bắt cao nhất. Do ở giá trị kinh tế tương đối cao, và cá rất thích hợp để dùng làm thực phẩm tại các vùng nông thôn nên cá sặc rằn đã được nghiên cứu về khả năng nuôi chúng trong các ao, vùng ruộng lúa. - Các nghiên cứu về nuôi cá sặc rằn trong vùng ruộng lúa không đưa đến những kết quả khả quan: Sặc rằn chậm lớn nên mức tăng trưởng của cơ thể không nhanh bằng cá rô phi, và cá chép (Aquaculture Research Số 32- 2001). Tuy nhiên, khi nu6i cá trong ao, cho ăn các thực phẩm bổ xung như cám, bèo và các phế phẩm hữu cơ khác, cá có thể tăng trọng lượng nhanh hơn (khoảng 100 gram/ 6 tháng). Tổng sản lượng cá nuôi, theo FAO, lên đến 40 ngàn tấn (2005). Tại Thái Lan, sặc rằn là một trong 5 loài cá nước ngọt quan trọng nhất được nuôi trong các ao hồ. Sặc rằn nuôi làm cá cảnh: Tại các quốc gia Âu-Mỹ, sặc rằn được nuôi làm cá cảnh trong các hồ aquarium. Cá được xem là loài dễ nuôi nhất, thích hợp với những người bắt đầu nuôi nuôi cá cảnh, tuy cá có thể phát triển nhưng chúng là loại 'hiền lành', có thể nuôi chung với các loài cá khác trong cùng một hồ. Cá chỉ cần mực nước chừng 30cm. Nuôi trong hồ, sặc rằn thường sống nơi đáy hay nơi vùng giữa. Hồ thích hợp nhất cần có kích thước dài khoảng 61 cm (24-inch). Hồ có dung tích 10-20 gallon (38-76 lit) có thể nuôi 1 cá dài chừng 10 cm. Cá lớn hơn cần nuôi trong hồ cỡ 30 gallon (115 lit). Nước hồ cần có pH từ 5.8 đến 8.5 và nhiệt độ từ 72 đến 86 đô. F (22-30 đô. C). Hồ có thễ trồng cây tùy thích. Cá sặc nuôi trong hồ có thể lớn đến 20 cm, sinh sản khá mạnh. Cá sặc rằn thuộc loại ăn tạp, chúng ăn các thực phẩm sống như sâu Tubifex, sâu bọ, ấu trùng sâu bọ và tôm tép nhỏ , thực phẩm ép thành viên, rau băm vụn. Sặc rằn sanh nở khá dễ: Cá bắt đầu sinh sản khi đạt độ dài chừng 12.5 cm. Đây là loài cá cảnh sinh sổi nẩy nở mạnh nhất: chúng có thể sinh đến 5000 cá con trong một mùa. Cá đực tương đối hiền, ngay cả trong mùa giao phối và không ăn cá con. Sặc rằn dùng làm thực phẩm: Cá sặc rằn được xếp vào loài cá 'ngon', tương đối ít xương nhỏ. Cá thường dùng dưới dạng cá nướng hay nấu canh, nhưng sản phẩm được xem là lý tưởng nhất khi 'phơi khố (tại Việt Nam, khô sặc rằng 'Sóc trăng' đưọc cho là ngon nhất). Nghiên cứu tại Đại Học Chulalongkorn (Thái Lan) về phương thức chế biến cá Sặc rằng ướp muối-phơi khô chú ý đến lượng muối, độ béo của cá khô thành phẩm . Hai phương phái ướp muối được ghi nhận: ướp muối khô dùng các tỷ lệ 3:1, 5:1 và 7:1, tỷ lệ muối càng cao sẽ cho cá càng mặn; ướp muối nước dùng các dung dịch muối 15 đến 20 %. Cá sau khi ướp thường được phơi dưới nắng mặt trời (Thesis-1986) Thành phần dinh dưỡng: 100 gram cá, phần ăn được chứa : - Calories 95 - Chất béo 1.2 g - bảo hòa 0.3g - chưa bão hòa mono 0.6 g - chưa bão hòa poly 0.3 g - Cholesterol 40 mg - Chất đạm 21.0 g - Potassium 267.5 g - Sodium 85 g - Sắt 1.0 mg - Calcium 110.8 mg - Magnesium 33.2 mg - Vitamin B12 1.0 mcg - Vitamin B6 0.15 mg - Niacin 2.0 mg - Riboflavine 0.1 mg - Thiamime 0.1 mg Về phương diện dinh dưỡng, Cá sặc rằn được xem là một loại cá nạc, có thể giúp bổ xương (khi ăn chiên dòn cả xương), là một nguồn cung cấp chất đạm tương đối rẻ tiền, tuy nhiên khi ăn cá khô, những người huyết áp cao nên thận trọng vì lượng sodium trong cá khô ướp muối khá cao. Trong Nam dược, Cá sặc rằn có thể thay thế Cá rô đồng trong các phương thuốc bổ dưỡng, hay nấu cháo cho các bệnh nhân ở giai đoạn hồi sức sau cơn bệnh nặng. Ghi chú: Tại Việt Nam và Đông Nam Á còn có loài Trichogaster trichop terus ( Three-Spot Gourami, Blue Gourami) hay Sặc bướm, nhỏ hơn (trung bình 10 cm). Trên thân cá thường có 3 đốm mầu xậm. Cá sống phần chính trong các ao, hồ tù đọng. Với giới nuôi cá cảnh, Sặc bướm được xem là đẹp hơn và dễ thích ứng hơn trong các hồ nuôi nhỏ. . một trong 5 loài cá nước ngọt quan trọng nhất được nuôi trong các ao hồ. Sặc rằn nuôi làm cá cảnh: Tại các quốc gia Âu-Mỹ, sặc rằn được nuôi làm cá cảnh trong các hồ aquarium. Cá được xem là. và cá rất thích hợp để dùng làm thực phẩm tại các vùng nông thôn nên cá sặc rằn đã được nghiên cứu về khả năng nuôi chúng trong các ao, vùng ruộng lúa. - Các nghiên cứu về nuôi cá sặc rằn. Cá Sặc Rằn Cá sặc rằn có thể được xem là một loài cá đặc biệt liên hệ thân thiết với người nông dân tại miền Nam Việt Nam. Cá tuy được xem là một nguồn thực phẩm tại các quốc gia