Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
120,46 KB
Nội dung
Vài đặc tính trị liệu của Cây ĐA Cây Đa có nguồn gốc tại Ấn độ, Sri Lanka và Pakistan. Cây thường được trồng tại những sân vườn của Đền thờ, Chùa và được xem là một cây ‘linh thiêng’ của Ấn giáo và Phật giáo. Cây được trồng khá phổ biến tại các Vườn hoa công cộng, vườn bách thảo ỡ nhiều nơi trên thế giới. Trong thiên nhiên, cây Đa thuộc loại cây rất lớn. Cây khởi đầu như một loài khí sinh sống bám vào một cây chủ khi chim ăn quả đa và hạt không tiêu hóa được chim đặt vào cây. Cây tăng trưởng, và sinh ra rất nhiều rễ buông xuống từ các cành và các rễ khí sinh này khi chạm đất sẽ tạo ra tiếp theo nhiều rễ ăn xuống đất. Các rễ buông thòng này có thể tự tạo thành một rừng cây riêng. Đa có thể cao 30-35 m vả với khối rễ buông khổng lồ có thể mọc lan quanh một vùng có thể rộng đến vài acres. Một cây Đa nổi tiếng gần Poona, Ấn độ đo được đến một nửa mile quanh nơi thân chính và có thể che mưa được 2000 người tuy nhiên cây Đa lớn nhất được cho là cây Great Banyan tại Vườn Bách thảo Howrah (Ấn độ) Tại Việt Nam, cây Đa cũng rất quen thuộc và được dùng làm biểu tượng cho đời sống nông thôn, các tranh vẽ đồng quê Việt Nam cũa miến Bắc thường có những cây Đa Cây Đa đã đi vào trí tưởng tượng của thiếu nhi Việt Nam với câu chuyện cổ tích ‘ Chú cuội’ và mỗi năm vào dịp Trung Thu các em vẫn thấy bóng dáng cây Đa trên cung trăng. Nhạc sĩ Chung Quân trong bài ‘Làng tôi’ đã viết : “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam”. Và Nhạc sĩ Phạm Duy trong bài ‘Chú cuội’ : “Ra nghe Chú cuội Ngồi gốc cây đa Cuội ơi Để trâu ăn lúa Nhìn mây theo gió Miệng ca bồi hồi ” Đa cũng là hình ảnh quen thuộc tại các Chùa Phật gíáo: “Con Vua thì sẽ làm Vua; con Sãi chùa thì quét lá Đa”. Văn chương bình dân nhắc đến lá Đa nhưng lại tượng trưng cho những hình ảnh không thanh cảnh Trong thơ Hồ Xuân Hương có những câu : “ bao giờ thong thả lên chơi nguyệt Nhớ hài cho xin nắm lá đa”. Một số cây trong giống Ficus được gọi là Đa tại Việt Nam : Ficus benghalensis là cây đa ‘chính’ thường gọi là Đa xoan, ngoài ra còn có Ficus altissima hay Đa tía, đa tròn; Ficus elastica hay Đa búp đỏ; Ficus drupaceae = F. pilosa là Đa lôn g= Đa hạch 1- Cây Đa xoan: Tên khoa học và các tên khác: - Ficus benghalensis (hay Ficus indica) thuộc họ thực vật Moraceae Tên Anh-Mỹ : Bengal fig, Indian fig, Indian Banyan hay Banyan Tên Ấn độ : Bar (Bengali), Bargad (Hindi). Đặc tính thực vật: Cây Đa lá tròn hay Đa xoan (Ficus benghalensis) thuộc loại đại mộc, cao 10-30 m. Cây có nhiều rễ phụ khí sinh. Cành non có lông ngắn và dầy. Phiến lá màu xanh lục xậm, xoăn, dài 10-22 cm, góc lá tròn hay hình trái tim, gân chính màu vàng nhạt nổi lên rất rõ, có 5-7 đôi gân phụ, cuống lá dài 1-7 cm.(Lá đa xoan được dùng làm dĩa tại một vùng Á châu) Quả thuộc loại sung, mọc từng đôi ở nách lá đã rụng. Quả hình cầu hay trái xoan, đường kính 1.5 cm, không lông, màu đỏ xậm đến tím, vị rất kém. Đa xoan có nguồn gốc từ Ấn độ, phân bố qua Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Kampuchea, Việt Nam và đến cả Indonesia, Australia. Một số công dụng: Các bộ phận được dùng: Vỏ thân, Sợi tách từ rễ, Lá, Hạt và Nhựa cây - Dược học dân gian: Theo Dược học Ayurveda: Cây có tác dụng thu liễm, tạo vị chát cho hệ tiêu hóa, dùng trị các vết thương lở loét, ói mửa, bệnh nơi bộ phận sinh dục phụ nữ, nóng sốt, sưng tấy. Vỏ được xem là bổ-chát, sắc để dùng trị tiểu đường Theo Dược học Unani : Nhựa cây có tính kích dục, bồi bổ cơ thễ, giúp giảm sưng viêm; dùng trị các bệnh như trĩ, sưng mũi, lậu mũ Phần rễ khí sinh (rễ buông từ cành) có tác dụng cầm máu, dùng trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan Theo Dược học dân gian Việt nam : Rễ và lá có tính lợi tiểu; Vỏ có tác dụng bổ; Hạt làm mát và bổ. - Trong công nghiệp: Cây được trồng để bảo vệ đất; Gỗ có thể dùng chế tạo đồ mộc, làm bột giấy. Lá (chứa 9.63% chất đạm thô) dùng làm chất độn cho thức ăn gia súc. - Nghiên cứu khoa học: Một số nghiên cứu khoa học tại Ấn độ ghi nhận : - Vỏ cây có chứa các leucoantocyanidins có hoạt tính làm hạ đường trong máu khi thử ở chuột. - Lá có chứa glutathion. 2- Đa búp đỏ: Tên khoa học và các tên khác: Ficus elastica thuộc họ thực vật Moraceae Tại Việt Nam còn được gọi là Đa dai, Đa cao-su Tên Anh-Mỹ: Indian Rubber-fig, Rubber tree, Rubber bush Đặc tính thực vật: Cây thuộc loại đại mộc mọc, lá xanh quanh năm, có thể mọc cao đến 30-35 m, ( trung bình từ 8 đến15 m),đường kính thân đến 70 cm Rễ phát triển mạnh trên cành và buông xuống đất. Lá to, dài 10-35 cm rộng 5-15 cm, hình bầu dục hay trái soan. Lá ở cây non (dài đến 45cm) lại lớn hơn các cây già ( dài chừng 10cm). Phiến lá màu xanh lục bóng ở mặt trên, dầy và dai. Chồi ngọn bao bởi một cái búp đỏ do lá kèm tạo ra, khi lá mở ra thì các búp rụng xuống. Hoa, mọc thành cụm, hình cầu dẹt, mọc ở nách lá. Hoa cần được thụ phấn do ong (wasp) Quả nhỏ, hình bầu dục dài 1cm, khi chín màu vàng lục, mềm dễ nát, hầu như không ăn được (thường dùng làm thực phẩm cho cá) Cây trổ hoa, ra quả vào các tháng 1-3. Đa búp đỏ có nguồn gốc từ Ấn độ (Assam), Nepal phân bố trong vùng Miến điện, Mã Lai, Việt Nam, Indonesia (Sumatra và Java) Tại Việt Nam, cây mọc hoang tại các vùng rừng núi, làng và được trồng phổ biến làm cây tạo bóng mát Tại Âu Mỹ, Ficus elastica được trồng làm cây cảnh, trong nhả. Cây được giữ duới dạng cây nhỏ, trồng trong chậu. Cây tuy có thể chịu được một số điều kiện nhiệt độ nhưng tối thiểu trong mùa đông, nhiệt độ cần trên 55 độ F (12 độ C), cần giữ ẩm độ tại những nơi quá ấm. Ficus elastica được Cơ quan NASA xem là một cây có khả năng lọc không khí rất tốt. Nhựa mủ của Đa búp đỏ đã được dùng làm cao-su trên thị trường cho đến khi khám phá được nhựa cây Cao-su (Hevea). Một số công dụng: Cây thường được trồng để tạo cảnh, bóng mát nhưng không trồng ven đường vì dễ bị gẫy đổ khi gió lớn, do đó thường được tỉa cành và tỉa bớt thân nhỏ tạo từ rễ phụ. - Dược học dân gian Việt Nam: Tại Việt Nam, Rễ phụ và lá được xem là có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, làm thoát mồ hôi vả được dùng trị phù thũng, bụng báng giữ nước do sơ gan. Mủ dùng chữa mụn nhọt. Nghiên cứu khoa học về Vỏ rễ Ficus elastica: Vỏ rễ của Đa búp đỏ đã được Y dược dân gian tại Đông Phi châu dùng đễ trị đau nhức bắp thịt và khớp xương. Một nghiên cứu, công bố trên Tạp chí Archives internationale de Pharmacodynamie et de Therapie Số tháng 5 năm 1986 ghi nhận hoạt tính chống sưng và đau của F. elastica tương tự như indomethacin khi thử nghiệm trên chuột bị gây sưng và phù do carra geenin: Liều nước sắc vỏ rễ (2-10 mg/kg) có hoạt tính ức chế đau và sưng tương đương với liều indomethacin (1-5 mg/kg). Hoạt tính chống đau và sưng này được cho là do các flavonoids trong cây. 3- Đa tía = Đa tròn Tên khoa học và các tên khác: Ficus altissima thuộc họ thực vật Moraceae Tên Anh-Mỹ : Lofty fig, False banyan, Council tree Đặc tính thực vật: Cây thuộc loại đại mộc cao đến 25- 30m, nhánh to và nhẵn, đường kính thân khoảng 40-90 cm. Lá mọc so le, cứng và dai. Phiến lá nhẵn, lớn hình bầu dục thuôn dài : dài 10-19 cm ngang 4-8 cm. Cuống có rãnh dài 2.5- 4 cm. có lông mịn màu xám Quả sung mọc trên những nhánh có lá, hình trứng không có cuống, lớn chừng 2 cm x 1.5 cm, khi chín màu tím. Cây trổ hoa trong các tháng 3 và 4, ra quả trong các tháng 5-7. Cây có nguồn gốc từ Ấn độ, phân bố khắp Đông Nam Á, Trung Hoa. Tại Việt Nam, đây là loài đa phổ biến rộng rãi nhất từ Bắc xuống Nam Mủ lấy từ thân Đa tròn chứa rất nhiều nhựa. Khi cô đặc thành phần của mủ gồm 65 % nhựa và 30% chất cao-su. Tại Trung Hoa : rễ phụ (khí sinh) được dùng làm thuốc giải nhiệt và thanh độc. 4- Đa lông hay Đa hạch: Tên khoa học và các tên khác: Ficus drupacea (hay Ficus pilosa) thuộc họ thực vật Moraceae. Tên Anh- Mỹ: Hairy fig Tại Việt Nam còn gọi là Sung lông. Trung Hoa: Tân di thụ Đặc tính thực vật: Cây thuộc loại đại mộc có thể cao 15-20 m. Cành nhánh to, khi non có lông mềm và dài sau đó trở thành nhẵn. Lá to hình trái xoan hay bầu dục, mọc so le, dài 5-12 cm (có khi đến 25 cm), rộng 3-6 cm, khi non có lông hoe, sau đó nhẵn. Phiến lá mặt trên láng, có 11-16 đôi gân phụ. Cuống lá dài 7-15 mm. Lá bẹ dài 1 cm phủ lông tơ màu vàng, dầy đặc. Hoa màu đỏ-cam, mọc thành cụm sung trên các nhánh mang lá, hoa có thể đơn độc hay xếp thành cặp ỡ nách lá. Quả hình trứng dài 1.5-2 cm. Đa lông có nguồn gốc tại Đông Nam Á, phân bố khắp Việt Nam, Kampuchea qua đến Indonesia, Australia. Vỏ thân Đa lông chứa khoảng 2.1 % tannin, Sáp, Nhựa (chứa cao-su) và các hợp chất loại glucoside. Nhựa (latex) chứa 71.6 % độ ẩm, chất rắn tổng cộng cô đặc 28.4 %, chất trích từ alcohol 12.5 %, chất trích từ chloroform 13.4 %. Vài phương cách sử dụng: [...]...- Tại Việt Nam, vỏ cây và tua rễ được dùng làm thuốc Vị thuốc được cho là có tính mát, vị nhạt, có tác dụng lợi tiểu và làm ra mồ hôi Rễ tua dùng trị phù nề, trướng nước do sơ gan Vỏ cây dùng trị bao tử - Theo Nam Dược thần hiệu (Tuệ Tĩnh): lá đa lông được dùng chung lá cây vẩy ốc để trị ‘Khí hư’ - Lá và búp lá đa lông được dùng trị vàng da, phù thũng - Tại Miến điện : Quả... thuốc trị nóng sốt, Vỏ thân sắc trị bệnh ung loét bao tử Lá tươi nghiền nát đắp mụn nhọt sưng tấy Ghi chú: Trong Bàn thảo Cương mục có ghi vị thuốc Lão công tu (Lao-kungHsu) hay Rễ khí sinh (Fici Aerius Radix) của các loài Đa tại Trung Hoa như F retusa, F microcarpa Vị thuốc được xem là có vị đắng/chát, tính bình có các tác dụng : Khu Phong, Thanh Nhiệt, Bổ Huyết và Tiêu Độc Rễ phơi khô dùng trị Cảm . Vài đặc tính trị liệu của Cây ĐA Cây Đa có nguồn gốc tại Ấn độ, Sri Lanka và Pakistan. Cây thường được trồng tại những sân vườn của Đền thờ, Chùa và được xem là một cây ‘linh thiêng’ của. xin nắm lá đa . Một số cây trong giống Ficus được gọi là Đa tại Việt Nam : Ficus benghalensis là cây đa ‘chính’ thường gọi là Đa xoan, ngoài ra còn có Ficus altissima hay Đa tía, đa tròn; Ficus. thường có những cây Đa Cây Đa đã đi vào trí tưởng tượng của thiếu nhi Việt Nam với câu chuyện cổ tích ‘ Chú cuội’ và mỗi năm vào dịp Trung Thu các em vẫn thấy bóng dáng cây Đa trên cung trăng.