Vài điều thú vị về Cây Si Trong giống Ficus ngoài các cây như Sung, Vả, Đa, Bồ đề còn có một cây khá đặc biệt không chỉ về dược tính nhưng cây còn là biểu tượng cho những mối tình thơ mộng âm thầm và thường một chiều. .đó là Cây Si Nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy trong bài "Cây Si" đã viết : "Nhớ chiều nào nơi đây, đứng dưới mái hiên trường này. Trộm nhìn em thơ ngây, mái tóc chấm ngang bờ vai, em thường nhìn mây bay nhưng nào đâu biết, mỗi khi em tan trường về, anh bên đường làm cây si " Nhà thơ Đỗ Quang Vinh cũng viết, trong bài "Cây Si buồn": Bé về nắng ngả trên môi Áo bay theo gió, hoa môi hé cười Gót mềm in lối cỏ tươi Chiều hôm ấy có một người bâng khuâng Lặng nhìn theo hút dấu chân Hình như đã có một lần phải không ? Lá thư chấm lửng giữa dòng Trái tim loạn nhịp giữa lòng anh đây. Bé về nên bé đây hay Anh trồng chỗ ấy môt cây si buồn (trong Dactrung.net). Cây Si (Weeping fig) là một loài cây trong giống Ficus, có nguồn gốc tại Đông Nam Á và Australia. Cây được Thái Lan nhận làm cây ‘ biểu tượng’ cho Thành phố Bangkok. Tại vùng nhiệt đới, cây phát triển thành đại thụ, trồng tại các công viên, thành phố hay ven các đại lộ, nhưng tại các vùng ôn đới, cây lại được trồng làm cây cảnh, trong các chậu để trang trí trong nhà. Cây mẫn cảm với thời tiết lạnh, nên cần được bảo vệ kỹ lưỡng trong mùa đông gíá. Khi trồng làm cây cảnh, do khả năng phát triển, cây cần được tỉa khá nhiều. Lá thay đổi nhanh theo các điều kiện ánh sáng. Theo Cơ quan NASA của Hoa Kỳ, cây Si có khả năng thanh lọc không khí trong nhà khá tốt, tuy nhiên về mặt sức khỏe, cây Si có thể là một cây gây ra khá nhiều trường hợp dị ứng. Tại Hoa Kỳ, Si được trồng tại Hawaii, phổ biến nhất là tại Maui: cây được trồng tập trung nhưng chưa phát triển nhiều, có lẽ do ỡ loài ong tạo thụ phấn chưa được du nhập vào các hải đảo này. Tên khoa học và các tên khác: Ficus benjamina (hay F. nitida) thuc họ thực vật Moraceae Tên Anh-Mỹ: Benjamin tree, Weeping fig, Java fig, Weeping Laurel Tại Ấn độ: Pakur (Bengal), Pimpri (Bombay) Đặc tính thực vật: Cây thuộc loại đại mộc, có thể mọc cao đến 30m, nhưng kích thước thay đổi tùy theo môi trường trồng. Thân màu nâu nhạt hay xám. Cành mọc ngang từ gốc. Không có rễ buông từ trên nhánh. Toàn cây có nhựa mủ. Phiến lá hình trái xoan, đầu nhọn và đáy tà; hai mặt đều nhẵn không lông, dài 5-9 cm rng 3-6 cm, có cuống dài 5-15 mm. Quả mọc từng đôi trên cành non, hình cầu hay hình trứng, không có cuống, đường kính 10-15 mm, khi chín có màu đỏ tươi rồi sau đó xậm đen. Cây ra quả quanh năm. (Riêng dạng Ficus benjamina var. comosa cho quả màu vàng, đường kính chừng 1.2 cm) Si được xem là có nguồn gốc từ Ấn độ, Miến điện, phân bố rng trong vùng Đông nam Á, Thái Lan, Nam Trung Hoa, sang đến Philippines, Australia. Tại Việt Nam, Si thuc loại cây hoang, tuy nhiên cũng được trồng làm cây cảnh tại khắp nơi. Khi được trồng làm cây cảnh, Si được các nhà vườn lai tạo thành nhiều chủng trồng như ‘Danielle’, ‘Naomi’, ‘Exotica’ và ‘Golden King’ Một số chủng cho lá có màu sắc đặc biệt, có thể biến đổi từ xanh lục nhạt đến thật xậm, có cả chủng cho lá xanh vằn trắng. Si cảnh chỉ cao từ 60cm đến 2m, thân mầu nâu nhạt, có khi được bện để tạo hình theo ý thích, Si cảnh rất hiếm khi có quả. Cây thường thích ứng riêng với nơi trồng, do đó có thể rụng lá ngay trong trường hợp cần đổi chỗ trong nhà, hay di chuyển từ ngoài trời vào nhà trong mùa Đông. Cây Si và vấn đề dị ứng: Tại Âu Mỹ, Si (Ficus benjamina) được trồng trong chậu để làm cây cảnh trong nhà. Các sinh kháng thể tạo dị ứng từ Si đã được nghiên cứu rất nhiều tại Âu châu và được xem là một tác nhân gây ra các loại bệnh đường hô hấp do IgE làm chất trung gian. Các triệu chứng loại dị ứng vì tiếp xúc với Si gồm sưng giác mạc (conjunctivitis), chảy nước mũi, suyễn, phù mắt và ngứa nổi mề đay. Các phản ứng do tiếp xúc với Si cũng xẩy ra nơi những người dị ứng với sung, vả và có thể cả với những người dị ứng với chất cao- su (1%) (Bulletin de la Société des Sciences Medicales de la Duché du Luxembourg Số 2-2002). Tại Hoa Kỳ, Si cảnh được khuyến cáo là không nên trồng trong nhà nếu có những người bị các bệnh đường hô hấp như suyễn, ho kinh niên Trong nhựa mủ (latex exudate) của Si có: các hợp chất loại sitosterol, Bergapten, Psoralen, Ficin, Cao-su, Cerotinic acid, Các phân hóa tố loại diastase, esterase, lipase Vài phương thức sử dụng: - Y dược Trung Hoa và Việt Nam : Theo ‘Đông Y’, Lá Si có vị đắng/chát, tính lạnh có các tác dụng tiêu viêm (chống sưng), tán ứ, tiêu thũng chữa được ứ huyết do chấn thương, va chạm, bị đánh đập. Nhựa Si có vị chát, tính hàn nhẹ, tác dụng làm tan máu ứ, chữa đau nhức đầu, kinh nguyệt không đều. Vỏ và Rễ rủ Si có vị đắng, tính ôn, trị sưng đau nhức chân tay, đau xương; lở ngứa; trị ho và làm ngưng cơn suyễn. Trong Nam dược: Dược liệu là nhựa trích từ thân cây, Rễ phụ thu hái và sao cho hơi vàng. Rễ Si được ngâm rượu (40 gram rễ tươi trong 30 ml rượu trắng hay vodka), uống trị đau nhức, hay thoa bóp bên ngoài chống sưng đau. Lá Si (100 gram), lá bưởi (100g) và muối ăn (5g): lá thái nhỏ, trộn muối rồi sao nóng, gói trong vải để chườm trị tụ máu, bầm tím do va đập, té ngã. - Tại Ấn độ: Lá, nước sắc trộn với dầu để thoa vào các vết lở loét; chất nhựa từ cây dùng làm thuốc trị tròng mắt bị trắng (?) . Vài điều thú vị về Cây Si Trong giống Ficus ngoài các cây như Sung, Vả, Đa, Bồ đề còn có một cây khá đặc biệt không chỉ về dược tính nhưng cây còn là biểu tượng cho. đây. Bé về nên bé đây hay Anh trồng chỗ ấy môt cây si buồn (trong Dactrung.net). Cây Si (Weeping fig) là một loài cây trong giống Ficus, có nguồn gốc tại Đông Nam Á và Australia. Cây được. đổi nhanh theo các điều kiện ánh sáng. Theo Cơ quan NASA của Hoa Kỳ, cây Si có khả năng thanh lọc không khí trong nhà khá tốt, tuy nhiên về mặt sức khỏe, cây Si có thể là một cây gây ra khá nhiều