Giải Phẫu Nối Động Mạch Vành Tim Trước đây, cựu tổng thống Bill Clinton được lên trang nhất nhiều tờ báo nhờ phải vô nhà thương mổ tim hay nói rõ hơn là để nối vòng động mạch tim. Số là ông tổng thống hảo ngọt này còn hảo nhiều thứ khác như khoai chiên, hăm bơ gơ Do đó, dù sau này ông đã kiêng ăn và tập thể dục cho xuống ký, những động mạch tim của ông vẫn bị tắc nghẽn quá nhiều, hậu quả của chế độ ăn uống bừa bãi từ nhiều năm trước. Kết quả là ông bị một cơn đau tim và bác sĩ đã khám phá ra những động mạch tim tắc nghẽn nặng của ông nên phải mang ông đi giải phẫu. Giống như những phần khác của cơ thể chúng ta, trái tim cần có dưỡng khí và những “thức ăn” khác nuôi dưỡng. Những động mạch mang máu đến nuôi bắp thịt tim nằm ngoằn ngoèo trên mặt trái tim và thường được gọi là động mạch vành tim (coronary artery). Khi một trong những động mạch bị nghẽn, phần bắp thịt tim nuôi bằng động mạch này sẽ bị ảnh hưởng. Mổ nối vòng động mạch tim (bypass surgery) là một cách giải phẫu dùng một đoạn tĩnh mạch lấy từ một phần khác của cơ thể bắc cầu qua phần động mạch tim bị nghẽn để máu có thể chẩy thông qua nuôi bắp thịt tim. Những ai cần phải mổ nối vòng động mạch vành tim Không phải ai có động mạch tim bị nghẽn cũng bị đưa đi mổ ngay. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thay đổi lối sống như bớt làm việc để tránh stress, tập thể dục đều đặn, ăn tránh chất mỡ Bệnh nhân cũng có thể phải dùng thuốc để giảm mức cholesterol và thuốc làm giảm cơn đau ngực hoặc chữa bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Nếu bệnh nhân hút thuốc, đây là lúc phải ngưng ngay. Khi những biện pháp này không làm giảm triệu chứng đau ngực của bệnh nhân hoặc động mạch đã nghẽn khá nhiều khiến bệnh nhân bị nguy cơ heart attack, bác sĩ sẽ nghĩ đến chuyện giải phẫu. Những trường hợp sau đây cần giải phẫu: 1. Bệnh nhân bị đau ngực đến nỗi không thể làm việc được vì những động mạch vành đã bị nghẽn khá nhiều, không mang máu đến nuôi bắp thịt tim đủ. Đôi khi, thủ thuật nong động mạch (angioplasty) cũng có thể giúp đỡ bệnh nhưng cách tốt nhất vẫn là mổ nối động mạch tim. 2. Nhiều động mạch bị nghẽn khiến tâm thất bên trái, cơ quan bơm máu chính của tim, không thể làm việc được. 3. Động mạch vành tim bên trái bị nghẽn, không nuôi được tâm thất trái 4. Chỗ nghẽn không thể dùng phương pháp nong động mạch để chữa hoặc đã nong rồi mà không hết. Thế nào là nối vòng động mạch tim? Có nhiều cách thực hiện thủ thuật giải phẫu nối vòng động mạch tim 1. Cách thông thường: Bác sĩ giải phẫu rạch một đường dài ngay giữa ngực, sau đó cắt xương ức cũng ngay giữa và banh lồng ngực ra, để lộ trái tim. Trong lúc giải phẫu, máu của bệnh nhân được chuyển qua một máy tim phổi (heart-lung machine) để lọc máu nhiều thán khí và bơm trở lại máu có nhiều dưỡng khí vào cơ thể, tức thay thế hệ thống tim phổi của bệnh nhân đang nằm im. Sau đó, bác sĩ dùng một đoạn tĩnh mạch ở chân bệnh nhân và nối vào động mạch tim, đi vòng (bypass) qua đoạn bị nghẽn. Thực ra, dùng tĩnh mạch không tốt bằng động mạch vì dễ bị nghẽn trở lại khiến bệnh nhân phải mổ đi mổ lại hoặc phải được nong chỗ nghẽn của đoạn tĩnh mạch mới. Tuy nhiên, mỗi người chỉ có một nguồn cung cấp động mạch rất giới hạn nên phải dùng tĩnh mạch. 2. Cách để tim vẫn đập: Một trong những điểm không tốt của máy tim phổi là nó có thể gây ra phản ứng viêm nặng. Máu bơm trở lại cơ thể từ máy sẽ được cơ thể coi như “vật lạ” và tấn công. Do đó, nhiều bác sĩ thực hiện cuộc mổ bằng cách vẫn để cho tim đập. Với cách này, bác sĩ phải làm việc vất vả hơn vì trái tim vẫn bóp. Người ta có thể dùng một dụng cụ làm một chỗ của tim bất động để bác sĩ làm việc dễ dàng hơn. 3. Cách ít đụng chạm: Bác sĩ cắt đường mổ nhỏ hơn. Bác sĩ cũng có thể phải rạch nhiều đường nhỏ hoặc cắt hẳn một phần xương sườn để nhìn rõ chỗ mổ hơn. Nếu phải nối nhiều động mạch, tốt hơn nên dùng cách thông thường. Kết quả Mổ nối vòng động mạch tim thường kéo dài khoảng 3 tới 6 giờ đồng hồ. Trong một vụ mổ, thường có đến 4,5 động mạch được nối vòng qua, đôi khi có tới 8, 9 cái được nối. Sau cuộc mổ, bệnh nhân được quan sát trong phòng Săn Sóc Đặc Biệt ICU khoảng 1, 2 ngày và phải nằm trong bệnh viện khoảng 1 tuần. Thời gian dưỡng bệnh kéo dài khoảng 6 tới 8 tuần. Đa số các bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau 6 tuần. Tuy cuộc mổ tái lập sự lưu thông của máu qua động mạch vành tim, nó không làm hết bệnh cứng động mạch của bệnh nhân. Theo thời gian, các động mạch còn lại có thể cũng bị nghẽn và ngay cả đường nối, nhất là nếu làm bằng tĩnh mạch, cũng sẽ nghẽn. Do đó, bệnh nhân cần triệt để theo những phương pháp sau đây để tránh tình trạng trên: • Ngưng hút thuốc lá • Giảm mức cholesterol trong máu • Giữ mức cân nặng vừa phải • Chữa bệnh cao huyết áp • Dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường thường xuyên • Tập thể dục, vận động Nguy cơ của cuộc giải phẫu Nguy cơ tử vong cuộc cuộc giải phẫu nối vòng động mạch tim chỉ vào khoảng 1,2 phần trăm nhưng cũng còn tùy vào sức khỏe toàn diện của bệnh nhân. Nếu vụ mổ cần phải thực hiện khẩn cấp hay nếu bệnh nhân có những bệnh khác như bệnh khí thủng (emphysema), bệnh thận, tiểu đường hay bệnh mạch máu, nguy cơ có thể cao hơn nhiều. Những biến chứng sau cuộc mổ gồm có tim đập thất nhịp, suy thận, tai biến mạch máu não hay nhiễm trùng. bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận . trái tim và thường được gọi là động mạch vành tim (coronary artery). Khi một trong những động mạch bị nghẽn, phần bắp thịt tim nuôi bằng động mạch này sẽ bị ảnh hưởng. Mổ nối vòng động mạch tim. nong động mạch để chữa hoặc đã nong rồi mà không hết. Thế nào là nối vòng động mạch tim? Có nhiều cách thực hiện thủ thuật giải phẫu nối vòng động mạch tim 1. Cách thông thường: Bác sĩ giải phẫu. Giải Phẫu Nối Động Mạch Vành Tim Trước đây, cựu tổng thống Bill Clinton được lên trang nhất nhiều tờ báo nhờ phải vô nhà thương mổ tim hay nói rõ hơn là để nối vòng động mạch tim. Số