1. Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là: A. tạo các giống cây ăn quả không hạt. B. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. C. tạo ưu thế lai D. nhân bản vô tính. 2. Kỹ thuật chuyển gen là: A. KT tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế khác. B. KT tạo SV biến đổi gen C. Kỹ thuật phân lập dòng tế bào xôma. D. kỹ thuật tách chiết thể truyền. 3. Trong tạo giống bằng công nghệ gen, giống cà chua có thể bảo quản lâu không bị hư hỏng là do: A. tác dụng của auxin trong quá trình chín hoá chậm. B. gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt. C. tác dụng của xitôkinin tác động vào quá trình chín hoá. D. gen sản sinh ra một loại Pr kháng vi nấm. 4. Trong kỹ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm " nhà máy " sản xuất các sản phẩm sinh học là: A. tế bào thực vật. B . tế bào động vật. C. vi khuẩn Ascherichia coli. D. tế bào người. 5. Giống lúa "gạo vàng" giúp điều trị cho các bệnh nhân bị các chứng rối loạn do thiếu vitamin A vì giống lúa này chứa: A. β- carôten. B. vitamin A. C. tinh bột. D. vitamin B 1 , B 2 , B 6 6. Loại prôtêin của người không do vi khuẩn E. Coli sản xuất là: A. vacxin viêm gen B. B. insulin. C. hoocmôn tăng trưởng của người. D. tirôzin 7. Vi khuẩn E. Coli SX vacxin viêm gan B để phòng bệnh viêm gan B ở người . Đây là kết quả của việc: A. gây đột biến gen để tạo những dòng đột biến. B. gây đột biến nhân tạo. C. dùng phagơ làm vectơ trong kỹ thuật chuyển gen. D. dùng plasmit làm thể truyền trong kỹ thuật chuyển gen. 8. Biện pháp nào sau đây được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của một vi sinh vật phù hợp với lợi ích của con người? A. đưa thêm một gen của một loài khác vào trong hệ gen. B. loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. C. làm biến đổi một gen nào đó đã có sẵn trong hệ gen D. Cả 3 biện pháp trên. 9. Trong kỹ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhân, các nhà khoa học đẫ sử dụng: A. thể truyền có gen đánh dấu hoặc gen thông báo. B. enzim restrictaza để nhận biết. C. xung điện để tìm các tế bào. D. mARN khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 10. Công nghệ gen là: A. quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. B. quy trình chỉ tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. C. quy trình chỉ tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. D. quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen đột biến mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới. 11. Trong kỹ thuật chuyển gen, để làm dãn màng sinh chất cho ADN tái tổ hợp đi qua, người ta dùng: A. CaCl 2 hoặc xung điện. B. virut Xenđê. C. Fe hoặc Mn. D. enzim ligaza. 12. Mục đích của kỹ thuật di truyền là: A. tạo biến dị tổ hợp. B. gây ra đột biến gen. C. chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. D. gây ra đột biến NST. 13. Trong các khâu sau đây: I. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện. II. Tách ADN từ NST của tế bào cho và tách ADN ( plasmit) từ vi khuẩn hoặc virut. III. Tạo ADN tái tổ hợp. Trình tự nào sau đây đúng với quy trình chuyển gen? A. I > III > II. B. I > II > III. C. III > II > I D. II > III > I 14. Kỹ thuật di truyền là: A. kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân sơ. B. kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân thực C. KT được thao tác trên nhiễm sắc thể. D. KT được thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. 15. Thành tựu nổi bật trong ứng dụng công nghệ gen so với lai hữu tính là: A. sử dụng các plasmit, vikhuẩn làm thể truyền. B. thực hiện nhan chóng, hiệu quả cao. C. tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài khác xa trong bậc thang phân loại loài. D. gắn được những gen cần chuyển vào thể truyền. 16. Trong KT chuyển gen, để có thể nối các đoạn ADN với nhau thành ADN tái tổ hợp người ta dùng: A. xung điện. B. Fe hoặc Mn. C. enzim ligaza. D. enzim restrictaza. 17. Điều nào sau đây là không đúng với plasmit? A. Được sử dụng làm vectơ trong kỹ thật chuyển gen. B. Có trong nhân của tế bào . C. Có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào D. Phân tử ADN nhỏ, dạng mạch vòng. 18. Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là: A. tế bào động vật. B. Tế bào người. C. tế bào thực vật. D. vi khuẩn Ascherichia coli. 19. Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của sinh vật? A. Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường. B. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. C. loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó. D. Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen. 20. Chọn giống động vật bằng kỹ thuật di truyền có ưu thế hơn so với tạo giống mới bằng các biện pháp thông thường là do: A. thay gen đúng mục tiêu. B. tiết kiệm được thời gian, tài chính. C. có hiệu quả trên mọi đối tượng. D. đơn giản, dễ thực hiện. 21. Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là: A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. thực khuẩn thể và plasmit C. plasmit và vi khuẩn. D. plasmit và nấm men. 22. Vi khuẩn E. Coli có thể sản xuất loại hoocmôn dùng điều trị bệnh tiểu đường ở người, hoocmôn này có tên là: A. noađrênalin. B. adrênalin. C. glucagôn. D. insulin. 23. Điều nào sau đây là không đúng với công nghệ gen? A. Chọn thể đột biến mang gen mong muốn làm vectơ. B. Là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật biến đổi gen. C. Chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác giữa các loài khác nhau. D. Là quy trình tạo ra các sinh vật có thêm gen mới. 24. Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là: A. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến. B. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp. C. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công nghệ lớn các sản phẩm sinh học nhờ vi sinh vật. D. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc. 25. Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là: A. ligaza. B. ADN polimeraza. C. restrictaza. D. AR N polimeraza. 26. Những thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen? A. Giống bông kháng sâu hại. B. Giống lúa lùn năng suất cao IR22. C. Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng. D. Giống lúa "gạo vàng" 27. Điều nào sau đây là không đúng với vectơ chuyển gen? A. Là các plasmit, phagơ, một số NST nhân tạo. B. Là một phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào. C. Tồn tại độc lập trong tế bào, mang được gen cần chuyển. D. Là một loại tARN. . 1. Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là: A. tạo các giống cây ăn quả không hạt. B. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. C. tạo ưu. dùng phagơ làm vectơ trong kỹ thuật chuyển gen. D. dùng plasmit làm thể truyền trong kỹ thuật chuyển gen. 8. Biện pháp nào sau đây được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của một vi sinh vật phù. bất hoạt. C. tác dụng của xitôkinin tác động vào quá trình chín hoá. D. gen sản sinh ra một loại Pr kháng vi nấm. 4. Trong kỹ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm " nhà