Chữa viêm dạ dày - tá tràng bằng thuốc Nam Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, khoa học y học chưa chứng minh được nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter Pylori. Ngay từ thời đó chúng tôi đã có dự cảm rằng 1 trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng có khả năng liên quan vi khuẩn. Hồi đó trao đổi về vấn đề này đi tiên phong là Bác sỹ Bùi Duy Quỳ, bác sỹ Nguyễn Văn Minh, Hoàng Sầm. Dự cảm này được hình thành ngày càng rõ nét sau khi điều trị 2 ca kiết lỵ bán cấp dai dẳng. Trên người bệnh có viêm loét dạ dày tá tràng. Khi sử dụng Furazolidol và Vitingliting, một loại kháng sinh thảo mộc của Trung quốc, chủ yếu điều trị hết triệu chứng lỵ cũng là lúc bệnh nhân thấy thuyên giảm rồi khỏi hẳn bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Mà ta biết 2 thuốc này có tác dụng chủ yếu là kháng khuẩn và diệt 1 số ký sinh trùng, nguyên sinh động vật. Để chứng minh điều đó bằng con đường gián tiếp. Chúng tôi sử dụng Tetracyclin để điều trị thử những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Kết quả thật bất ngờ, 1 số bệnh nhân thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Một số khác hoàn toàn không thuyên giảm. Vi khuẩn Helicobacter Pylori tại niêm mạc dạ dày Đến nay, việc xét nghiệm chứng minh sự hiện diện vi khuẩn Helicobacter Pylori(HP) đã rõ ràng, việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng kháng sinh đã được giới y học thừa nhận như 1 chuẩn mực thì chúng tôi lại có 1 dự cảm ngược lại. Viêm nhiễm dạ dày do (HP) chỉ là nhiễm trùng cơ hội đặc hiệu (HP chỉ gây viêm dạ dày và ngược lại viêm dạ dày do vi khuẩn là do HP). Nói đến nhiễm trùng cơ hội là chúng tôi muốn nói đến sự suy giảm khả năng bảo vệ của bản thân nội tại dạ dày trước tác nhân gây bệnh. Bởi lẽ: - Bình thường pH của dạ dày từ 1,6 đến 3,1 nghĩa là môi trường tại đó rất acid. Một khi tổng dự trữ kiềm bị suy giảm, giảm thiểu nhày mucin viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra trên cả thực nghiệm lẫn lâm sàng. Để điều trị, người ta chỉ cần làm tăng môi trường kiềm ở dạ dày. Ví dụ NaHCO3 và băng niêm mạc dạ dày bằng Cavet là có thể khỏi - Những trường hợp loét dạ dày tá tràng mà được cho rằng có liên quan chặt chẽ đến dây X (dây thần kinh phế vị), phẫu thuật cắt dây X hoặc cắt dây X chọn lọc, siêu chọn lọc là khỏi bệnh - Một số bài thuốc dân gian chỉ hướng tới việc bồi dưỡng sức khỏe và tái tạo niêm mạc như: bột nghệ, bột tam thất, bột dạ dày nhím hoặc các bài thuốc nâng cao sức đề kháng cơ thể của y học cổ truyền như: hương sa lục quân, tứ quân tử thang, sâm linh bạch truật tán … được dùng đúng chỉ định theo biện chứng đều có thể chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng - Về mặt giải phẫu bệnh, người ta thấy: Vào 25 tuổi đã có hiện tượng xơ hóa động mạch thân tạng, 30 tuổi xơ hóa và xuất hiện xơ vữa động mạch vành vị của dạ dày… như vậy, việc thiểu dưỡng dạ dày là điều khó có thể chối cãi - Một số ít trường hợp dùng các vị thuốc có tính kháng sinh thực vật như khổ sâm, bồ công anh, hoàng bá, hoàng liên, rễ chàm, quán chúng… được dùng khi bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn với các biểu hiện: rêu lưỡi vàng dày, người nóng, thở hôi, môi khô nẻ. thậm chí có sốt, kết quả điều trị rất tốt. Tất cả những luận cứ trên chỉ để nói lên rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng phải là sự suy giảm khả năng đề kháng nội tại của niêm mạc dạ dày tá tràng trước các tác nhân gây bệnh: căng thẳng thần kinh, chất kích thích (cafe, rượu bia, thức đêm, nhiễm khuẩn cơ hội đặc hiệu…) Trên cơ sở giả thuyết này, năm 1988 chúng tôi đi tới xây dựng 1 bài thuốc theo định hướng của nguyên tắc Dĩ bổ vi công, Nhân cường tật nhược. Đó là tiền thân của bài thuốc Dưỡng vị điều trị viêm loét dạ dày nổi tiếng ngày nay. Nguyên tắc xây dựng bài Dưỡng vị trên cơ sở tiêu chí sau: 1. Bổ dưỡng niêm mạc dạ dày và bổ dưỡng toàn thân. 2.Tăng cường hệ thống tuần hoàn nuôi dưỡng dạ dày bằng các thuốc hoạt huyết 3. Dùng các vị thuốc bình can, sơ can, giải uất nhằm điều hòa quá tình hưng phấn và ức chế của dây phế vị 4.Kiềm hóa nhẹ môi trường trong lòng dạ dày nhằm điều chỉnh pH của dạ dày theo hướng hạn chế tác dụng của acid chlohydric (HCl) và giảm hiện tượng khuyết tán ion Hydro ngược dòng 5. Tăng cường kích thích sự hồi phục niêm mạc của các vết loét, băng niêm mạc ở những nơi bị viêm, kích thích phục hồi ở những nơi niêm mạc bị teo đét 6. Điều hòa nhu động dạ dày bằng các vị thuốc có tính chất hành khí, lý khí khoan trung 7. Dùng 1 số kháng sinh thực vật như bồ công anh, khổ sâm, bản lam căn, sơn đậu căn để giải quyết tình trạng nhiễm trùng cơ hội đặc hiệu đã nói ở trên Cấu trúc của bài thuốc như sau: Nhân sâm Bạch truật Phục linh Sài hồ Hương phụ Thổ phục linh Cam thảo Hoàng bá nam Quán chúng Sơn đ ậu căn Huyền hồ Chỉ xác Tam thất Nga truật Tô mộc B ản lam căn Khổ sâm B ồ công anh Ô t ặc cốt Ngõa lăng tử Kim ngân hoa Liên kiều Trên cơ sở tính toán liều lượng các vị sao cho tương thích với khả năng dung nạp của người bệnh. Với bài thuốc này chúng tôi đã điều trị trên 10.000 trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, liệu trình điều trị cho trường hợp cấp tính là 7 đến 10 ngày; các trường hợp mãn tính. Thời gian điều trị trung bình là 35 ngày; các trường hợp suy kiệt bệnh kéo dài dai dẳng thời gian điều trị không quá 3 tháng. Qua tổng kết 1251 ca (từ năm 1993 - 1996) Tỷ lệ thất bại trong điều trị của Dưỡng vị đối với viêm loét dạ dày – tá tràng là 4,95% (62 trong tổng số 1251 ca). Một số lưu ý khi dùng bài thuốc này: - Những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng có kèm theo viêm đại tràng mãn tính phân lỏng nát cần phối hợp điều trị đồng thời với VĐT Saman. Nếu không có sự phối hợp này, hiện tượng đau bụng phân lỏng nát sẽ ra tăng tần suất và cường độ. - Có 1 tỷ lệ “công thuốc” trong 3 đến 5 ngày đầu - Bài thuốc này có tác dụng giảm nhẹ men gan trong các trường hợp kiềm bệnh viêm gan - Phòng chống ung thư hóa dạ dày tá tràng - Lưu ý khi sắc thuốc: Đổ nước ngập dược liệu, ngâm dược liệu chừng 15 phút để trương nở hết. Đun sôi 5 phút bắc nồi thuốc ra ngoài, 10 phút dùng đũa khuấy 1 lần, khuấy độ 5 -6 lần thì chắt lấy nước đầu, nước thứ 2 cũng làm như trên. Đem cô chung 2 nước lấy 300ml chia làm 3 lần uống xa bữa ăn khoảng 1 giờ. - Bài dưỡng vị còn được dùng trong trường hợp dính ruột sau phẫu thuật ổ bụng và chống dính ruột tái phát có hiệu quả cao. Kết luận: Dưỡng vị thang là bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có hiệu quả cao với những trường hợp đã kháng trị bởi 1 số thuốc khác. Bài thuốc được xây dựng trên cơ sở những luận chứng tây y kết hợp với lý luận tứ tính, ngũ vị, sự thăng, giáng, trầm, phù của dược vật. Trong nó vừa hàm chứa tính hiện đại vừa tôn trọng tính cổ truyền của thuốc y học dân tộc. . Chữa viêm dạ dày - tá tràng bằng thuốc Nam Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, khoa học y học chưa chứng minh được nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có liên. độ. - Có 1 tỷ lệ “công thuốc trong 3 đến 5 ngày đầu - Bài thuốc này có tác dụng giảm nhẹ men gan trong các trường hợp kiềm bệnh viêm gan - Phòng chống ung thư hóa dạ dày tá tràng - Lưu. người ta chỉ cần làm tăng môi trường kiềm ở dạ dày. Ví dụ NaHCO3 và băng niêm mạc dạ dày bằng Cavet là có thể khỏi - Những trường hợp loét dạ dày tá tràng mà được cho rằng có liên quan chặt