Kĩ thuật cạo mủ cao su
Hớng dẫN kỹ thuật cạo mủ cao su I.Quy định chung về khai thác mủ cao su: 1- Tiêu chuẩn vờn cao su khai thác mủ: - Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi đo ở độ cao 1 m cách mặt đất có vòng thân 50 cm trở lên, độ dày vỏ đạt 6 mm trở lên. - Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì lô cao su đó đợc đa vào khai thác mủ. 2- Phân loại vờn cao su khai thác: - Vờn cây nhóm 1: Từ năm cạo thứ 1 đến năm cạo thứ 10. - Vờn cây nhóm 2: Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 17. - Vờn cây nhóm 3: Từ năm cạo thứ 18 đến năm cạo thứ 20. Sau năm cạo thứ 20 tuỳ theo điều kiện cụ thể từng vờn mà áp dụng chế độ cạo tận thu, hoặc thanh lý vờn cây. 3- Thời vụ cạo mủ và sản lợng mủ: - Thời vụ cạo mủ thông thờng từ 15/4 hàng năm kéo dài đến hết tháng 2 năm sau và căn cứ : nghỉ cạo khi lá bắt đầu nhú chân chim, khi cây ổn định tán lá thì bắt đầu mùa cạo mới. - Thời vụ mở miệng cạo cho vờn cây mới đa vào khai thác đợc tiến hành vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm. - Năm cạo đầu tiên, năng suất mủ thấp; từ năm cạo thứ 6 trở lên đến năm cạo thứ 15 năng suất mủ đạt cao nhất, từ năm cạo thứ 16 năng suất mủ giảm dần đến năm thứ 20. Tính bình quân 20 năm khai thác, năng suất thiết kế cho vờn cao su tiểu điền từ 1.200 kg/ha/ năm đến 1.300 kg/ha/năm (mủ quy khô). - Trong năm, năng suất mủ biến động theo mùa. Mùa khô hạn từ tháng 5 đến hết tháng 7 năng suất mủ thấp , mùa ma từ tháng 9-10-11-12 năng suất mủ đạt cao nhất trong năm . - Theo chế độ cạo thông dụng hiện nay 1/2S d/2 6d/7 (cạo nữa vòng thân, hai ngày cạo một lần, 6 ngày cạo 1 ngày nghỉ trong tuần) tranh thủ bảo đảm lát cạo từ 110 lát-120 lát cạo/năm; độ hao dăm từ 18-20 cm/năm sẽ bảo đảm thu hoạch ổn định, lâu dài cho vờn cao su. II. kỹ thuật cạo mủ cao su. 1- Chế độ cạo mủ: - Kiểu miệng cạo: Ký hiệu bằng chử S. Đây là kiểu miệng cạo hình xoắn ốc, đợc áp dụng hiện nay trong kỹ thuật cạo mủ cao su. 1 - Độ dài miệng cạo: Là độ dài của miệng cạo so với vòng thân cây; đợc biểu thị bằng một phân số đứng trớc chử S . Ví dụ: S là cạo xoắn ốc cả vòng thân; 1/2S ( cạo nữa vòng thân theo đ- ờng xoắn ốc); 1/4S (cạo một phần t vòng thân theo đờng xoắn ốc) - Hớng miệng cạo (Có 2 hớng miệng cạo) : + Cạo ngữa, có khi gọi là cạo xuôi, cạo kéo (ký hiệu) có hớng miệng cạo từ trên xuống. Cạo ngữa áp dụng cho vờn cây nhóm 1 (năm cạo thứ 1đến thứ 10), vỏ đợc cạo từ trên xuống. + Cạo ngợc (ký hiệu ) hay gọi là cạo úp, cạo đục, có hớng miệng cạo từ dới lên; áp dụng cho vờn cây trung niên nhóm 2 (năm cạo thứ 11-17) và cây già nhóm 3 (năm cạo thứ 18- 20), vỏ đợc cạo từ dới lên . Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 20 áp dụng cạo cả hai hớng đợc ký hiệu ( ) trên cùng một cây, cạo cùng một lúc và độ dài miệng cạo giống nhau. Nếu chỉ có miệng cạo ngữa thì không cần ghi. - Nhịp độ cạo: Là số ngày cạo giữa 2 lần cạo, ví dụ: d/2 là 2 ngày cạo một lần; d/3 là 3 ngày cạo một lần. Chữ d ký hiệu cho ngày cạo, số 2, số 3 là ký hiệu cho số ngày giữa 2 lần cạo. Nếu có ký hiệu ( d/2 6d/7) nghĩa là 2 ngày cạo một lần trên một phần cạo, 6 ngày cạo 1 ngày nghỉ trong tuần 7 ngày cho cả 2 phần cạo A-B. Nhịp độ cạo phổ biến hiện nay đợc áp dụng theo d/2; khi có diện tích từ 3ha/hộ nên áp dụng nhịp độ cạo d/3 có sử dụng thuốc kích thích sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Chế độ cạo là sự kết hợp giữa độ dài miệng cạo (1/2S) với nhịp độ cạo (d/2 hoặc d/3). Chế độ cạo đợc áp dụng tại Thừa Thiên-Huế đối với vờn cây nhóm 1 (năm cạo thứ 1 đến thứ 10) nh sau: + Năm cạo thứ 1-2 : 1/2Sd/2 6d/7 (cạo nữa vòng thân, 2 ngày cạo một lần, 6 ngày cạo trong tuần 7 ngày). + Năm cạo thứ 3-5 : 1/2Sd/2 6d/7.ET2,5%Pa2/y (cạo nữa vòng thân, 2 ngày cạo một lần, 6ngày cạo trong tuần 7 ngày, sử dụng thuốc kích thích Ethephon 2,5%, một năm bôi 2 lần). + Năm cạo thứ 6-10: 1/2Sd/2 6d/7.ET2,5%Pa3/y (nh trên, nhng chỉ thêm 1 lần bôi thuốc Ethephon). Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 20 sẽ áp dụng cả 2 miệng cạo ngữa và cạo úp có kiểm soát từ độ cao 1,3m-2m. Vì vậy, phải tuân thủ độ cao mở miệng cạo ngữa 1,3m của các năm cạo năm thứ 1 đến năm thứ 10. Chú ý: Sử dụng thuốc kích thích mủ Ethephon 2,5% bôi trên vỏ tái sinh 2-3 lần/ năm vào các tháng 8,10,12 cho vờn cao su cạo mủ năm thứ 3 trở đi là tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng sản lợng mủ. Vờn cao su đợc bôi thuốc kích thích phải cạo đúng chế độ, chăm sóc, bón phân đầy đủ theo quy trình kỹ thuật. 2 2- Thiết kế, mở miệng cạo. a- Chia phần cây cạo: Căn cứ vào diện tích cao su khai thác của từng hộ; căn cứ vào năm cạo, chế độ cạo d/2 hoặc d/3, mật độ cây cạo/ha và độ dốc để phân chia phần cây cạo theo tiêu chuẩn sau đây: Địa hình, Năm cạo Năm 1-10 Năm 11-14 Năm 15-17 Năm 18-20 Đất bằng 400-500 350-400 250-350 200-300 Đất dốc, mật độ tha 350-450 300-350 200-300 150-250 Ghi chú: Số cây cạo trong một phần cạo tơng ứng với năm cạo. b- Trang bị vật t cho cây cạo: Mỗi cây cạo phải đợc chủ vờn trang bị đầy đủ kiềng, chén, máng và máng che ma. - Kiềng buộc cách miệng tiền 35 cm. Không đợc đóng kiềng vào thân cây cao su. Chỉ đợc buộc kiềng bằng dây nilon mềm hoặc bằng dây lò xo thép 0,8mmm. - Máng đóng dới miệng tiền 10 cm, sâu vào gỗ 2 mm; độ dốc so trục ngang là 30 độ. - Chén hứng mủ tốt nhất dùng chén đất nung có tráng lớp men hoặc bằng chén nhựa có mặt trong láng. Chén có dung tích từ 500 ml-1000 ml . - Mùa ma nên trang bị máng che ma cho cây cao su. Máng che ma có tác dụng tăng thêm lát cạo khi trời có ma nhỏ và hạn chế bệnh loét sọc mặt cạo. Qua thực tế áp dụng, máng che ma làm tăng sản lợng mủ trung bình lên 20%. c- Thiết kế miệng cạo: - Chiều cao miệng cạo: + Cây mới mở miệng cạo có miệng tiền cách mặt đất 1,3m. cạo miệng ngửa liên tục 6 năm ở mặt cạo nguyên sinh BO-1. Sau đó chuyển mặt cạo sang vỏ nguyên sinh BO-2, cùng độ cao cách mặt đất 1,3m. + Cạo úp có kiểm soát khi vị trí miệng tiền nằm trong khoảng 1,3m-2,0m cách mặt đất. + Từ độ cao >2m đợc gọi là độ cao ngoài tầm kiểm soát. - Độ dốc miệng cạo: + Đối với miệng cạo ngửa: Quy định độ dốc miệng cạo từ 30-34 so với trục ngang tuỳ nhóm cây khai thác Cây nhóm 1 : 34 0 Cây nhóm 2 : 32 0 Cây nhóm 3 : 30 0 + Đối với miệng cạo úp: Quy định độ dốc miệng cạo là 45 0 . - Dụng cụ để thiết kế miệng cạo gồm: 3 + Thớc cây bằng gỗ dài 150cm có đánh dấu vị trí miệng tiên, vị trí cắm máng, vị trí treo kiềng. + Dây 3 gút (100cm) dùng để chia thân cây làm 2 phần bằng nhau. + Rập có cán để bảo đảm độ dốc. + Móc rạch. - Cách thiết kế miệng cạo ngửa: + Miệng tiền đợc mở đồng loạt cùng một phía trong lô và hớng ra giữa hàng để dễ quan sát, kiểm tra, quản lý. + Đặt thớc cây để rạch ranh tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền (1,3m), vị trí cắm máng hứng mủ (1,2m) và vị trí treo kiềng (0,95m). + Dùng dây 3 gút để chia thân cây làm 2 phần bằng nhau. Xác định ranh hậu bằng một đ- ờng rạch dọc thân cây từ miệng hậu xuống đến chân voi. + Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đờng rạch chuẩn hao dăm hàng quý. Dùng thớc đánh dấu hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở ranh tiền và ranh hậu. + Dùng dao cạo khơi mơng tiền dài 10-11cm, sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi đuôi chuột), mơng tiền thẳng góc so với mặt đất. Sau khi thiết kế xong thì tiến hành trang bị vật t cho cây cạo. Chú ý: Sau 2 năm cạo, sang đầu năm cạo thứ 3 mở cạo tất cả các cây có vòng thân 40 cm tại độ cao 1 m cách mặt đất. Miệng cạo cây mở sau đợc mở cùng độ cao của miệng cạo hiện tại của vờn cây. Tập trung thiết kế cho toàn bộ số cây đủ tiêu chuẩn cạo. Thiết kế xong mới cạo xả miệng cho tất cả số cây đợc thiết kế, cạo xả xong mới cạo lấy mủ. d- Mở miệng cạo và thao tác cạo ngửa (còn gọi là cạo kéo) - Cạo xả miệng: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao: + Nhát 1 : Cạo chuẩn. + Nhát 2 : Cạo vạt nêm. + Nhát 3 : Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu quy định, (cách tợng tầng 1,1-1,3mm) tránh cạo phạm khi mở miệng cạo. Mức độ hao vỏ cạo lúc mở miệng cạo cho phép tôí đa là 2 cm đối với cả miệng cạo ngữa và miệng cạo úp. - Thao tác: có 5 bớc phối hợp cùng một lúc trong khi cạo là: + Bớc 1: Cầm dao và t thế đứng. 4 Tay phải cầm cán dao và cung cấp lực để kéo dao cạo. Điều chỉnh cán dao bằng cách nâng lên hoặc hạ xuống để khống chế độ dày dăm. áp cán dao vào sát thân cây hoặc giang ra khỏi thân cây để điều chỉnh độ sâu miệng cạo. Tay trái cầm sống dao để giử thăng bằng. T thế đứng: Đứng cân bằng, trọng lực phân bố đều 2 chân, hai bàn chân hơi dang ra một góc khoảng 90 0 . + Bớc 2: Lấy vuông hậu. Đặt dao lên dấu miệng cạo , cách ranh hậu khoảng 2-3cm rồi đâỷ ngợc dao lên phía trên đến ranh hậu. Tay phải hạ cán dao xuống để lấy vuông hậu. + Bớc 3: Lát cạo chuẩn. Sau khi lấy vuông hậu xong, cạo một lát chuẩn dài 4-5 cm để vị trí dao đúng độ hao dăm và đúng độ sâu miệng cạo. + Bớc 4: Di chuyển cạo. Phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân, khi cạo cần kéo dao dứt khoát để cắt ngọt lớp dăm trên mặt cạo, tránh xơ dập ống mủ. áp má dao sát vào thân cây để tạo lòng máng trên miệng cạo. Hai chân đứng cân bằng ở vị trí miệng hậu, chân trái phía trớc. Khi kéo dao, chuyển dần thân ngời về chân phải, chân trái b- ớc lui vòng trong chân phải, lúc này trọng tâm toàn thân dồn về chân trái, chân phải bớc trở về t thế ban đầu. Liên tục lặp lại các vị trí trên, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân cho đến khi cạo hết miệng cạo. + Bớc 5: Thu dao. Khi cạo tới miệng tiền, tay trái hơi đè sâu vào sống dao, tay phải vừa áp cán dao vào thân cây, vừa nâng ngợc dao lên để tạo thành mang cá làm vuông tiền. 3-Kỹ thuật cạo: Kỹ thuật cạo là yếu tố tăng năng suất mủ. Cạo đúng kỹ thuật vừa cho năng suất mủ cao, vừa tăng tuổi thọ vờn cây. Kỹ thuật cạo mủ phải bảo đảm tốt các yêu cầu sau đây: a- Cạo đúng độ sâu đều trên toàn miệng cạo Độ sâu đều trên toàn miệng cạo quy định cách tợng tầng từ 1mm-1,3 mm là tốt nhất cho cả cạo ngữa và cạo úp. - Nếu chỉ cách tợng tầng <1mm gọi là cạo sát. - Nếu chỉ cách tợng tầng 1,5mm-1,8mm là cạn nhẹ. - Nếu chỉ cách tợng tầng >1,8mm là cạn nặng. - Nếu chạm đến gỗ là cạo phạm. Cạo phạm có 2 mức: + Phạm nhẹ : vết phạm dài 5 mm, rộng 3 mm; + Phạm nặng: vết phạm dài > 5 mm, rộng >3 mm. 5 Cạo đúng độ sâu sẽ cắt hết ống mủ trong lớp da lụa, mủ chảy nhiều và bảo vệ đợc tợng tầng. Cạo cạn sẽ không cắt hết ống mủ, mủ chảy ít và mau đông. Cạo sát, cạo phạm sẽ cắt hết ống mủ, mủ chảy nhiều, nhng sẽ giảm dần và tổn thơng tợng tầng, làm thâm đen, dẫn đến tợng tầng bị thối, phá huỷ toàn bộ hệ thống ống mủ trong phần vỏ cây. Bệnh nặng, cây bị chết. b- Bảo đảm hao dăm đúng quy định: - Miệng cạo ngửa: quy định hao dăm từ 1,1mm- 1,5mm/lần cạo. - Miệng cạo úp : quy định hao dăm từ 1,5mm- 2,0mm/lần cạo. Nếu dày dăm nhẹ từ 1,6mm-2,0mm; dày dăm nặng >2,0mmm, sẽ mau hết lớp vỏ, rút ngắn số năm cạo, phá vỡ quy hoạch mặt cạo. Cạo đúng độ hao dăm với chế độ cạo 1/2Sd/2 hao dăm tối đa 20cm/năm; Nếu cạo theo chế độ 1/2Sd/3 hao dăm tối đa 16cm/năm. Hàng tháng dùng móc rạch và rập để đánh dấu mức hao vỏ cạo từng tháng, từng quý để điều chỉnh độ dày dăm và kết hợp khống chế độ dốc của miệng cạo. c- Tiêu chuẩn đờng cạo: Đờng cạo phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật: - Vuông tiền, vuông hậu: Nhằm cắt hết các ống mủ ở 2 đầu miệng cạo. Đây là 2 tuyến mủ có sức đẩy mủ ra nhiều nhất và có diện tích mặt cạo lớn nhất. Nếu miệng cạo không vuông tiền, vuông hậu thì làm thất thu 20% lợng mủ. - Cạo đúng độ dốc, không lợn sóng, miệng cạo có lòng máng làm cho mủ chảy thông thoát, không bị nghẽn, không chảy leo ra ngoài, mất mủ. - Láng mặt cạo giúp tợng tầng tái sinh lớp vỏ mới trong thời gian ngắn và đồng đều, không bị u lồi. d- Trang bị và chăm sóc cây cạo: - Cây cạo phải trang bị đủ vật t : kiềng, chén, máng, máng che ma đúng quy cách. Dao cạo sắc bén cắt ống mủ không bị xơ, dập, làm cho mủ chảy nhanh. Bọc giẽ ngay sau khi mài, chỉ mở giẽ khi cạo, cạo xong bọc giẻ nga, tránh tai nạn. - Ngời cạo mủ phải có đầy đủ các dụng cụ sau: 6 + Dao cạo mủ luôn luôn sắc bén cắt ống mủ không bị xơ, dập, làm cho mủ chảy nhanh. Mỗi hộ nên có 2 dao thay đổi nhau. + Đá mài dao 2 viên (1 viên đá xả, 1 viên đá bùn). + Thùng trút mủ 15 lít, 2 thùng chứa mủ 25-30 lít. + 1 vét mủ bằng cao su ( thờng cắt từ yếm xe ô tô). + 1 nạo vỏ để nạo vỏ cứng trớc khi cạo. + 1 ống thuốc mỡ bôi vết cạo phạm. - Trớc khi cạo mủ, phải bóc mủ miệng, mủ dây, mủ chén. Sửa lại kiềng, máng. Sau khi trút mủ xong, đặt chén vào vị trí củ để hứng mủ chén. Lau, rửa sạch sẽ chén, máng hứng mủ, thùng đựng mủ trớc khi cạo mủ; khi trút mủ dùng vét để vét sạch mủ trong chén. Làm tốt việc trên nhằm tận thu mủ, mủ có độ sạch cao. - Bôi mỡ Vazơline cho vết cạo phạm, bôi thuốc phòng bệnh mặt cạo định kỳ 7 ngày/lần trong mùa ma, 15 ngày/lần trong mùa khô. - Cạo đúng giờ quy định. Mùa hè cạo sớm từ 4h30-5h, mùa đông cạo trễ hơn. Cây cạo tr- ớc trút mủ trớc, cây cạo sau trút mủ sau. III- Biện pháp chăm sóc, quản lý, bảo vệ vờn cao su khai thác và an toàn lao động trong khi cạo mủ. 1-Chăm sóc: Phát dọn thông thoáng vờn cao su thờng xuyên. Tận diệt cỏ tranh, cây lùm bụi giữa 2 hàng cao su và xung quanh bìa lô. Bón phân 2 lần/năm cho vờn cao su vào tháng 3-4 và tháng 8-9 hàng năm. Loại phân N.P.K16- 16-8 0,5 kg/cây, trộn với 500-600 kg phân trâu, bò, phân lợn cho một lần bón. 2- Chống cháy, bảo vệ vờn cao su: - Khi cây rụng lá vào tháng 2-3 hàng năm rất dễ xẩy ra cháy vờn cao su; nếu bị cháy không thể khôi phục đợc, phải huỷ, trồng lại. Vì vậy, chống cháy có ý nghĩa sống còn của vờn cao su khai thác. Phải thờng xuyên quét lá rụng vào chính giữa 2 hàng cao su. Tốt nhất đào hố 0,6m x 0,6m x 0,6m cách 10m/hố giữa 2 hàng cây để lấp lá kết hợp bón phân là biện pháp thâm canh vờn cao su. - Tuyệt đối không đợc đốt lá trong vờn cao su hoặc bìa lô. Phát ranh cản lửa trong mùa nắng rộng 4-6 m để bảo vệ an toàn cho vờn cây. - Tuyệt đối không cho trâu bò vào vờn cao su khai thác. Trâu, bò đẩm đạp làm đứt rễ, húc đổ, làm xây xát vỏ cao su. 3- Phòng trị bệnh loét sọc mặt cạo cho cao su khai thác: Bệnh loét sọc mặt cạo tơng đối phổ biến, gây hại cho vờn cao su khai thác. Đặc biệt, tình hình thờ tiết khí hậu trong mùa ma rất thích 7 hợp cho bệnh phát sinh, gây hại. Vì vậy, cần phát hiện và chửa trị kịp thời, hạn chế tác hại của bệnh gây ra. - Tác hại bệnh loét sọc mặt cạo: Sau khi có các vết sọc đen nh sợi chỉ thẳng đứng dọc thân trên mặt cạo tái sinh, mặt cạo bị thối dần và lan rộng, tiếp sau đó bệnh gây xì mủ trên miệng cạo. Khi bệnh nặng, vỏ bị thối nhũn, nứt ra từng mảng và bong ra khỏi thân, phía trong giữa lớp vỏ và lớp gỗ sẽ có các đệm mủ, mùi rất hôi thối. Cây bị bệnh nặng sẽ h toàn bộ lớp vỏ và bị chết, bệnh nhẹ sẽ bị khô mủ. - Nguyên nhân gây bệnh: Do không định kỳ bôi thuốc phòng bệnh mặt cạo (thuốc Ridomin 2%-3%) vào các tháng mùa ma. Đặc biệt, do cạo phạm, cạo sát, làm tổn thơng tợng tầng, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập, gây hại. - Cách phòng trị bệnh: + Phòng bệnh: Cạo đúng độ sâu quy định từ 1,1 mm-1,3mm. Không cạo sát, cạo phạm. Không cạo khi cây còn ớt. Kkông mở miệng cạo khi trời ma dầm. Vờn cây thông thoáng, sạch cỏ dại. + Trị bệnh: Cây bị bệnh phải nghỉ cạo. Bôi thuốc Ridomin 2%-3% định kỳ 7 ngày/lần vào các tháng 10-11-12 và 15 ngày/lần vào các tháng mùa khô sau khi thu mủ. 4- Bảo đảm an toàn lao động trong khi cạo mủ: Vờn cao su đợc trồng trên đất có độ dốc, nên việc phòng tránh tai nạn lao động phải đợc quan tâm. Ngời lao động phải thờng trực ý thức tự bảo vệ, tự mua sắm trang bị phòng hộ nh : áo quần bảo hộ lao động, giày vải cao cổ chống trơn trợt, khăn che mặt chống muổi; dao cạo phải bọc giẻ ngay sau khi cạo, không cầm dao theo khi đi trút mủ. Khi sử dụng các loại thuốc phòng trừ bệnh, thuốc kích thích mủ, phải thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn vệ sinh lao động. 8 . kỹ thuật cạo mủ cao su I.Quy định chung về khai thác mủ cao su: 1- Tiêu chuẩn vờn cao su khai thác mủ: - Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi đo ở độ cao. tiền. 3-Kỹ thuật cạo: Kỹ thuật cạo là yếu tố tăng năng su t mủ. Cạo đúng kỹ thuật vừa cho năng su t mủ cao, vừa tăng tuổi thọ vờn cây. Kỹ thuật cạo mủ phải