Đánh tưa dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi BV Bạch Mai khuyến cáo, các bà mẹ không nên ngày nào cũng dùng gạc, khăn xô đánh tưa lưỡi cho trẻ bởi có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi trẻ. Niêm mạc miệng, lưỡi của em bé vốn rất mỏng (mỏng hơn cả da bé), nếu dùng gạc trà sát có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi, khiến bé khó chịu, đau, ăn uống khó khăn hơn. Nhưng cơ bản, việc đánh tưa lưỡi không có nhiều tác dụng làm sạch miệng như nhiều người vẫn nghĩ. Miệng của trẻ em vốn có cơ chế làm sạch tự nhiên, sau khi bú, trẻ tự tiết nước bọt làm sạch miệng. Đặc biệt ở những em bé bú mẹ, miệng lại càng sạch hơn những bé bú sữa ngoài. Với trẻ dùng sữa ngoài nên cho trẻ uống 1, 2 thìa nước cũng có tác dụng làm sạch. Hơn nữa, việc đánh tưa lưỡi này có thể đưa thêm vi khuẩn vào miệng bé nếu dụng cụ đánh tưa không được sạch sẽ. Khi đó, rõ ràng là lợi bất cập hại. Đáng nói là đa phần các bà mẹ đều rất chăm chỉ đánh tưa lưỡi cho con mỗi ngày, không chỉ nghĩ có tác dụng làm sạch miệng mà còn phòng được cả tưa cho trẻ. Thực ra không phải vậy. Quan niệm đánh tưa lưỡi để phòng tưa, hoàn toàn sai lầm. Đánh tưa lưỡi không phòng được tưa. Khi nào trẻ có tưa, rất nhiều loại thuốc thích hợp chữa nhanh khỏi, thậm chí chỉ bôi vài lần. Thế nhưng, nhiều người lại quan niệm để khi nào tưa “già” sẽ tự dụng nên không đưa trẻ đi chữa, khiến trẻ rất đau đớn, ăn uống kém. Tốt nhất, để giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, với trẻ đang còn bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không nhất thiết phải dùng nước lọc tráng miệng. Còn trẻ ăn thêm sữa ngoài, ăn dặm, nên cho trẻ uống 1, 2 thìa nước ấm sau ăn để làm sạch miệng. Còn trẻ lứa tuổi mới mọc răng, cằng phải chăm sóc răng miệng kỹ càng. Răng mới nhú, không nên dùng khăn nhúng nước lau rửa, vì mọi sự tác động vào răng lúc này có thể gây lệch lạch răng. Với trẻ đến tuổi đánh răng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách, đánh dọc răng, đánh sau bữa ăn. Tuyệt đối không đánh răng bằng cách kéo ngang bàn chải dọc theo hàm vì vừa không lấy được mảng bám ở các kẽ răng, mà còn gây xước, tổn thương không tốt cho răng mà mắt thường khó nhìn thấy được. . cho trẻ bởi có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi trẻ. Niêm mạc miệng, lưỡi của em bé vốn rất mỏng (mỏng hơn cả da bé), nếu dùng gạc trà sát có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi, khiến bé khó. Đánh tưa dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi BV Bạch Mai khuyến cáo, các bà mẹ không nên ngày nào cũng dùng gạc, khăn xô đánh tưa lưỡi cho. lưỡi cho con mỗi ngày, không chỉ nghĩ có tác dụng làm sạch miệng mà còn phòng được cả tưa cho trẻ. Thực ra không phải vậy. Quan niệm đánh tưa lưỡi để phòng tưa, hoàn toàn sai lầm. Đánh tưa