1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Coi chừng trẻ bị… tâm thần! pps

5 269 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 120,06 KB

Nội dung

Coi chừng trẻ bị… tâm thần! Nghịch ngợm, quậy phá ở trường, học hành kém tập trung đó không phải là chuyện thường tình ở học sinh như nhiều người vẫn nghĩ mà có thể là rối loạn tâm thần. Theo khảo sát mới nhất của bệnh viện Tâm thần TP.HCM, tỷ lệ trẻ bị rối loạn này là 4,25%! Trẻ nam bị gấp 4,5 lần nữ Tháng qua, T.V.N, 10 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM, được cha mẹ đưa đến bệnh viện Tâm thần TP.HCM vì rất khó bảo, đứng ngồi không yên, trong trường gây hấn với bạn bè và học hành sa sút. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán em bị chứng rối loạn tăng động kém tập trung (ADHD: Attention deficit hyperactivity disorder). Theo các bác sĩ tâm thần, đây là trường hợp nhẹ, nặng hơn trẻ còn hung hăng với người thân, phá hoại đồ đạc người khác, thô bạo với người thân hay tham gia ẩu đả. Bác sĩ Lê Quốc Nam, chuyên khoa tâm thần, cho biết ADHD là tình trạng bệnh lý thần kinh biểu hiện ở trẻ có mức độ chú ý và hoạt động, xung động không phù hợp với lứa tuổi cũng như mức độ phát triển của trẻ. Những trẻ này không có khả năng tự chủ, do đó không thể tự lập kế hoạch, tổ chức và không hoàn thành được những việc phức tạp. Khi khảo sát các trẻ bị ADHD đến khám, các bác sĩ bệnh viện Tâm thần nhận thấy rối loạn này chiếm đến 12,1% trong số các bệnh lý tâm thần trẻ em, nam gấp 4,5 lần nữ, 14,3% trong độ tuổi đi học nhưng bị nhà trường từ chối do khả năng học tập hạn chế hoặc thường xuyên vi phạm kỷ luật, 78,7% trẻ có những bất thường đầu tiên trước 6 tuổi (chủ yếu từ 3 – 6 tuổi). Nhận diện trẻ bị ADHD đôi khi không dễ vì có thể nhầm lẫn với trẻ nghịch ngợm. Từ sơ sinh đến 1 tuổi, trẻ bị ADHD hay khóc và khóc lâu, khó ăn, hiếu động và ngủ ít, dễ có cơn thịnh nộ, hay tấn công người khác; lớn hơn 1 tuổi, trẻ giống như đứng trên lò xo, nhảy nhót leo trèo khắp nơi, không thể ngồi yên một chỗ, xoay trở liên tục trên ghế như muốn xoắn người lại, trẻ nói nhiều và nói rất to khi được hỏi, thường trả lời ngay khi chưa hết câu trả lời. Về triệu chứng giảm chú ý, trẻ này có biểu hiện như không nghe thấy khi người khác hỏi, không ngoan, bị phân tâm với những tiếng động nhỏ nhất, khi học tập hay quên làm bài, mất đồ dùng học tập. Gia đình đổ vỡ, trẻ dễ mắc bệnh Theo bác sĩ Đặng Ngọc Thạch, khoa tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, trẻ ADHD có khuynh hướng gia tăng trong thời gian gần đây, có thể do cuộc sống vật chất khá hơn nên con người quan tâm hơn đến cuộc sống tinh thần, nhưng cũng có thể do môi trường gia đình có nhiều thay đổi. Thật vậy, theo khảo sát của bệnh viện Tâm thần TP.HCM, 90,2% trẻ ADHD có vị trí đặc biệt trong gia đình như là con duy nhất, con đầu lòng hoặc con út, 14,7% trẻ sống trong môi trường bố mẹ xung đột hoặc ly dị, 52,5% được cha mẹ quan tâm quá mức, 4,9% trẻ có mẹ khi mang thai bị bệnh hoặc có sử dụng thuốc, 13,1% trẻ có tiền căn sanh thiếu tháng, 3,7% có sang chấn sản khoa, 21,3% trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 2.500g. Khi phân loại trẻ ADHD, người ta thấy 80,3% trẻ vừa giảm chú ý vừa tăng động, 14,8% giảm chú ý đơn thuần và 4,9% tăng động đơn thuần. Đáng chú ý là 73,8% trẻ ADHD có chỉ số thông minh (IQ) từ trung bình đến rất cao, trong đó 21,4% ở giới hạn rất cao. Người ta ghi nhận những trẻ này có trí tuệ lanh lợi, nhạy bén đặc biệt, năng lực sáng tạo và trí tưởng tượng vượt trội so với bình thường, nhưng oái oăm thay trẻ lại học tập sa sút vì kém tập trung, vô kỷ luật. Theo bác sĩ Lê Quốc Nam, điều trị ADHD đòi hỏi nhiều biện pháp phối hợp, từ dùng thuốc, phục hồi hành vi tâm thần – vận động, thay đổi môi trường, điều trị hỗ trợ nếu có biến chứng hoặc bệnh đi kèm. Do các nguyên nhân của rối loạn này chưa được xác định chắc chắn và hiểu rõ, nên việc phòng ngừa khá khó khăn. Tuy nhiên, những khuyến cáo sau đây được cho là có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, đó là tránh các chấn thương đầu cho trẻ, khi có thai phụ nữ không được hút thuốc, không uống rượu, không sử dụng ma tuý, tránh tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… . Coi chừng trẻ bị… tâm thần! Nghịch ngợm, quậy phá ở trường, học hành kém tập trung đó không phải là chuyện thường tình ở học sinh như nhiều người vẫn nghĩ mà có thể là rối loạn tâm thần bệnh viện Tâm thần TP.HCM, tỷ lệ trẻ bị rối loạn này là 4,25%! Trẻ nam bị gấp 4,5 lần nữ Tháng qua, T.V.N, 10 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM, được cha mẹ đưa đến bệnh viện Tâm thần TP.HCM. những việc phức tạp. Khi khảo sát các trẻ bị ADHD đến khám, các bác sĩ bệnh viện Tâm thần nhận thấy rối loạn này chiếm đến 12,1% trong số các bệnh lý tâm thần trẻ em, nam gấp 4,5 lần nữ, 14,3%

Ngày đăng: 01/08/2014, 17:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w