Uống rượu nhiều coi chừng viêm gan, loạn thần pps

6 207 0
Uống rượu nhiều coi chừng viêm gan, loạn thần pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Uống rượu nhiều coi chừng viêm gan, loạn thần Rượu bia chừng mực trong ngày tết vừa thể hiện văn hóa, vừa giữ gìn sức khỏe. Tất niên, họp mặt, hội hè… cuối năm thường là dịp để các “chiến hữu” cụng ly thử đô nhau. Tuy nhiên, đằng sau ly bia, rượu là còn cả một câu chuyện dài tập trong… bệnh viện và nhiều vi phạm pháp luật như giết người, cưỡng dâm, quậy phá. Xơ gan vì nghiện nhậu Chưa có số liệu thống kê chính xác số người bị viêm gan do rượu là bao nhiêu nhưng theo các bác sĩ, viêm gan do rượu đứng thứ hai sau viêm gan do siêu vi B, C. Tìm đến khoa Nhiễm A, BV Bệnh nhiệt đới, bác sĩ Trưởng khoa Lê Mạnh Hùng dẫn chúng tôi đi gặp hai bệnh nhân được cho là “con Ngọc Hoàng” nổi tiếng tại đây. Bệnh nhân thứ nhất là TBT (39 tuổi, quận 8). Anh T. làm nghề sửa chữa mắt kính, suốt ngày cứ ngồi một mình nên… buồn, hễ buồn là… nhậu. Theo lời kể của anh T., cách đây chừng bốn năm, đô của anh tăng vọt, từ vài ly tăng thành vài xị một bữa nhậu. Anh T. không nhậu la cà, lè nhè suốt ngày mà có “kỷ luật” hẳn hoi. “Sáng mình tôi uống nửa lít, trưa nửa lít, chiều tối nửa lít, uống cũng chẳng cần mồi” - anh T. tự hào về quá khứ “huy hoàng” của mình. Cách đây chừng ba năm, do bụng đau dữ dội nên anh đến BV Chợ Rẫy kiểm tra. Bác sĩ cho biết anh viêm gan và cho thuốc về uống nhưng thấy bệnh đỡ đỡ thì anh bỏ thuốc và uống rượu lại. Cách đây 10 ngày, anh nhập BV Bệnh nhiệt đới khi bụng căng tròn, vú to như bà bầu, bụng nổi gân xanh, còn mắt thì vàng như nghệ… Các bác sĩ chẩn đoán gan của anh đã chuyển qua giai đoạn xơ. “Tôi không dám thề nhưng đợt này ra viện sẽ cố bỏ rượu, sợ quá rồi!” - anh T. nói. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân NTTr (38 tuổi, Bình Chánh). Anh Tr. uống rượu từ hồi học cấp hai, anh kể lúc đó hay trốn học đi… nhậu. Một ngày đẹp trời, lúc đó mới 26-27 tuổi, anh đang uống rượu thì bị… hôn mê gan (tình trạng gan bị suy, không chuyển hóa được chất, tri giác lơ mơ). Đến nay, tình trạng này vẫn tái đi tái lại. Ngoài xơ gan, anh Tr. đang được các bác sĩ theo dõi nhiễm trùng máu. Theo bác sĩ Lê Mạnh Hùng, 80% bệnh nhân viêm gan không có biểu hiện bất thường bên ngoài, 20% bị vàng da, khó chịu. Bia, rượu sẽ làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan dẫn đến tình trạng không bào hóa làm cho gan bị xơ. Người uống bia, rượu mà không ăn thức ăn cũng thúc đẩy gan thoái hóa nhanh (gan nhiễm mỡ) và làm cho xơ gan. “Có nhiều bệnh nhân than phiền rằng mặc dù biết mình bệnh nhưng khi làm ăn, gặp đối tác mời bia, rượu thì không thể từ chối được. Tôi nói: Khi các anh nhậu thì bia, rượu là thuốc độc của gan, còn lá gan của mình chính là mồi nhậu” - bác sĩ Hùng kể. Bác sĩ Hùng khuyến cáo, mọi người khi vui xuân nhớ ăn uống vừa phải. Những ai phải gặp gỡ, khách khứa nhiều thì nên kiểm tra lá gan trước khi tết đến để biết mà phòng bệnh. Các bệnh viêm gan do siêu vi B, C là chuyện xui rủi, còn viêm gan do rượu là tự mình tạo ra và có thể phòng ngừa được. Nhậu dễ bị loạn thần Trong dân gian có câu: “Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm, tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị”. Bệnh tật có thể đến từ từ, còn tác hại trước mắt, dễ nhận biết của bia rượu là người nhậu nhiều rất dễ bị loạn thần, không làm chủ được hành vi, cảm xúc và dẫn đến vi phạm pháp luật. Thạc sĩ-bác sĩ Huỳnh Tấn Sơn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Giám định tâm thần TP.HCM, cho biết ông đã giám định loạn thần do rượu cho rất nhiều người từ lao động phổ thông đến kỹ sư, bác sĩ, công an, tội phạm… Mức độ loạn thần khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là rất nghiện rượu. Theo bác sĩ Sơn, triệu chứng dễ thấy nhất ở người uống rượu là rối loạn tâm thần ngắn. Tình trạng này chỉ xảy ra trong lúc say rượu, nồng độ rượu trong máu giảm xuống thì tình trạng rối loạn cũng hết. Tuy nhiên, những người mắc chứng này sẽ bị rối loạn hành vi (quậy phá, cưỡng dâm, thích tình dục, giết người), rối loạn tư duy (nói nhảm), rối loạn cảm xúc (khóc, cười, buồn, vui, trầm cảm…). Những người nghiện rượu sẽ bị rối loạn tâm thần mạn tính kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Ngoài ra, người uống rượu nhiều còn mắc các rối loạn hệ thần kinh thực vật như run tay, đổ mồ hôi nhiều, nói chuyện lắp bắp, giảm trí nhớ và không đủ năng lực để làm việc. Đặc biệt, đối với đàn ông, nếu uống rượu thường xuyên và bị nghiện rượu thì sẽ suy giảm khả năng tình dục trầm trọng. Do đó, nếu uống rượu thì chỉ nên uống một ly nhỏ 10-20 ml để làm tăng nhịp tim, kích thích tuần hoàn tốt hơn. Loại rượu 40 độ không nên uống quá một xị, bởi chỉ cần có từ 50 mg cồn/100 ml máu thì con người sẽ có những rối loạn như trên. “Một điều đáng lưu ý là nếu dùng trúng rượu giả (rượu không làm bằng cồn thực phẩm mà pha cồn công nghiệp), người uống ít sẽ bị đau đầu, chóng mặt; uống nhiều thì bị ngộ độc, xuất huyết não, vỡ mạch máu và chết” - bác sĩ Sơn khuyến cáo. . Uống rượu nhiều coi chừng viêm gan, loạn thần Rượu bia chừng mực trong ngày tết vừa thể hiện văn hóa, vừa giữ gìn sức khỏe chứng dễ thấy nhất ở người uống rượu là rối loạn tâm thần ngắn. Tình trạng này chỉ xảy ra trong lúc say rượu, nồng độ rượu trong máu giảm xuống thì tình trạng rối loạn cũng hết. Tuy nhiên, những. đã giám định loạn thần do rượu cho rất nhiều người từ lao động phổ thông đến kỹ sư, bác sĩ, công an, tội phạm… Mức độ loạn thần khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là rất nghiện rượu. Theo

Ngày đăng: 11/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan