Phao cứu sinh của Coca-Cola Khi hoạt động kinh doanh ở các thị trường phát triển đã bão hòa, để phát triển, Coca-Cola chỉ còn biết bám vào châu Phi. Tình cảnh của Coca-Cola hiện nay giống như Alexander Đại đế thế kỷ thứ IV trước Công nguyên: không còn vùng đất nào để chinh phục. Tập đoàn này phải dựa vào các quốc gia nghèo để duy trì mức tăng trưởng 7- 9%/năm như đã cam kết với các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, châu Phi trở thành một cứu cánh. Có mặt tại châu Phi từ năm 1929, đến nay, Coca-Cola là công ty tuyển dụng nhiều nhất với hơn 65.000 nhân viên làm việc trong 160 nhà máy. Thị phần của Coca-Cola tại châu Phi và Trung Đông là 29% với mức tăng trưởng 9,1 tỉ lít nước ngọt mỗi năm. Xác định châu Phi là thị trường chiến lược nên vừa qua, Coca- Coca-Cola đã tuyên bố tăng gấp đôi mức đầu tư vào đây v ới 12 tỉ USD trong 10 năm tới. Cola đã tuyên bố tăng gấp đôi mức đầu tư vào đây với 12 tỉ USD trong 10 năm tới. Để hiện thực hóa tham vọng của mình, Coca-Cola từng bước áp dụng bài học kinh nghiệm ở Mỹ Latinh, nơi mà sức mạnh của các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đã làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola tính trên đầu người tại Mexico lên mức cao nhất thế giới. Nhìn lại đế chế của Coca-Cola, quả thật chỉ còn châu Phi là hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu tại Bắc Mỹ của Tập đoàn năm 1989 là 2,6 tỉ USD. Hai mươi năm sau, con số chỉ tăng lên chút đỉnh, đạt 2,9 tỉ USD. Lượng tiêu thụ tính trên đầu người của Coca-Cola tại 2 quốc gia đang phát triển và đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ cũng rất èo uột. Thị trường Trung Quốc thì do công ty nước giải khát nội địa Wahaha chiếm lĩnh. Trong khi đó, dù thích Coca-Cola nhưng người Ấn cũng chuộng cả Pepsi. Trái lại, tại châu Phi, Coca-Cola là thương hiệu số một của tầng lớp trung lưu mới nổi. Năm 2000, lục địa đen có 59 triệu hộ gia đình thu nhập hơn 5.000 USD/năm, mức đủ để sẵn sàng chi 50% thu nhập cho những nhu cầu khác ngoài ăn no - mặc ấm, theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn McKinsey (Mỹ). Nghiên cứu cũng tại châu Phi, Coca-Cola là thương hiệu số một của tầng lớp trung lưu mới nổi cho biết số hộ gia đình như thế sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2014, đạt hơn 106 triệu hộ. Do đó, phần quan trọng trong kế hoạch nâng trị giá 12 tỉ USD của Coca-Cola là mở rộng hệ thống nhà máy chế biến nước từ cam, xoài và các loại trái cây nhiệt đới khác để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp này. Bên cạnh đó, loại chai nhựa 2 lít sẽ được phân phối nhiều hơn tại các hiệu tạp hóa nhỏ, nơi người Phi vẫn quen uống Coca-Cola tại chỗ hoặc đặt cọc trước cả két và thanh toán sau khi trả lại vỏ. Chiến lược giá thấp cũng là ưu tiên của Coca-Cola. Việc một vỏ chai thủy tinh có thể tái sử dụng đến 70 lần giúp hạ giá sản phẩm bởi người tiêu dùng chỉ phải trả tiền cho phần nước ngọt. Bên cạnh đó, quy tắc “lạnh và gần” được tận dụng triệt để. Ở Alexandra, khu vực đông dân cư của Johannesburg (Nam Phi), Coca-Cola bao phủ các cửa hiệu tạp hóa bằng bảng hiệu và tủ lạnh đậm sắc đỏ. Để tủ lạnh lúc nào cũng đầy ắp các sản phẩm của mình, Coca-Cola mở rộng, gia hạn các hình thức bán gối đầu cho chủ cửa hiệu. Kết quả thử nghiệm cho thấy doanh số đã tăng vọt từ 5.000 lên 14.000 két chỉ trong 6 tháng đầu năm nay. “Châu Phi là câu chuyện chưa kể hết và có thể trở thành hiện tượng trong thập niên tới. Lục địa này có dân số trẻ và năng động với lượng thu nhập khả dụng lớn. Ngày trước, người ta dạy tôi tăng trưởng dân số dẫn đến đói nghèo nhưng thời đại nay đã khác, một quốc gia luôn cần dân số trẻ để tồn tại”, Muhtar Kent, Giám đốc Điều hành Coca-Cola, nhận xé . Phao cứu sinh của Coca-Cola Khi hoạt động kinh doanh ở các thị trường phát triển đã bão hòa, để phát triển, Coca-Cola chỉ còn biết bám vào châu Phi. Tình cảnh của Coca-Cola hiện. cầu khác ngoài ăn no - mặc ấm, theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn McKinsey (Mỹ). Nghiên cứu cũng tại châu Phi, Coca-Cola là thương hiệu số một của tầng lớp trung lưu mới nổi cho biết. thực hóa tham vọng của mình, Coca-Cola từng bước áp dụng bài học kinh nghiệm ở Mỹ Latinh, nơi mà sức mạnh của các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đã làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola tính trên