1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁCH SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ SỔ NHAU THƯỜNG QUY ppsx

18 1,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 410,48 KB

Nội dung

SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁCH SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ SỔ NHAU THƯỜNG QUY TÓM TẮT Mục tiêu: Sổ nhau tích cực gồm dùng thuốc tăng gò tử cung, kẹp rốn sớm, kéo dây rốn có kiểm sóat nhằm giảm mất máu sau sanh. Phương pháp: từ 07/2005 – 07/2006, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có n hóm chứng trên 340 phụ nữ sanh thường chia 2 nhóm : 170 sổ nhau theo cách thông thường, 170 sổ nhau tích cực tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Kết quả: tỷ lệ mất máu sau sanh trung bình ở nhóm sổ nhau tích cực ít hơn có ý nghĩa so nhóm sổ nhau thông thường (190,92 ± 114,39ml so 283,72 ± 103,98ml); thời gian trung bình giai đoạn 3 chuyển dạ nhóm can thiệp ngắn hơn 50% so nhóm sổ nhau thông thường ((7,24 ± 4,82 phút so 13,64 ± 4,84 phút). Kiểm soát tử cung sau sanh ít hơn 50% o83 nhóm can thiệp so nhóm chứng. Kết luận: sổ nhau tích cực trong nghiên cứu cho thấy là phương pháp đơn giản, hiệu quả, an tòan ABSTRACT Objectives: Active delivery of the placenta contain of prophylactic uterotonic agent, early clamping and division of the umbilical cord and controlled cord traction to decrease blood loss after delivery. Methods:During the period July 2005through July 2006, 340 women pregnant were admitted to a randomized clinical trial study at the General hospital of Can Tho city. Results:Average of blood loss in the third stage of delivery at trial group versus control group (190,92 ± 114,39ml vs283,72 ± 103,98ml); average time of delivery of the placenta at trial group versus control group (7,24 ± 4,82 minute vs. 13,64 ± 4,84 minute). Manual removal of the placenta in the trial group decreased 50% less than control group. Conclusions: Active delivery of the placentahas found this methods to be safe, effective and acceptable. ĐẶT VẤN ĐỀ Băng huyết sau sanh (BHSS) hiện vẫn là tai biến sản khoa thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong mẹ hàng đầu trên thế giới và ở Việt Nam. Báo cáo về tử vong bà mẹ (2001) ở bảy tỉnh do Bộ Y tế thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và Hội đồng Dân số ước tính tỷ lệ chết của mẹ trung bình trên toàn quốc là 165 sản phụ trên 100000 trẻ sanh ra sống (6) Theo UNICEF (1999) (8) tỷ lệ tử vong của sản phụ xảy ra trong 24 giờ đầu sau sanh chiếm 50% trường hợp, hàng năm có khoảng 14 triệu trường hợp BHSS và trong số này ít nhất 128000 trừơng hợp tử vong trong vòng 4 giờ đầu sau sanh và chủ yếu xảy ra trong giai đoạn sổ nhau. Ở các nước phát triển, tỷ lệ can thiệp trong giai đoạn sổ nhau rất cao so với các nước đang phát triển nhằm mục đích làm giảm tỷ lệ BHSS cũng như hạ thấp trường hợp tử vong do nguyên nhân này chúng tôi thực hiện nghiên cứu “So sánh hiệu quả cách sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy”. Mục tiêu nghiên cứu gồm: 1. Đánh giá lượng máu mất giữa sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy với các yếu tố liên quan. 2. So sánh thời gian sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy với các yếu tố liên quan. 3. Đánh giá sự liên quan của can thiệp sổ nhau tích cực và một số tai biến. BHSS được định nghĩa (1) là chảy máu từ bất cứ nơi nào ở đường sinh dục từ 500g trở lên trong vòng 24 giờ đầu sau khi sổ thai và có ảnh hưởng lên tổng trạng sản phụ. BHSS là nguyên nhân chính của tử vong bà mẹ: khoảng 14 triệu trường hợp mỗi năm (4) và chiếm gần 25% số chết mẹ trên toàn cầu (4) . BHSS có thể do nhiều nguyên nhân như đờ tử cung, tổn thương đường sinh dục, sót nhau, nhau cài răng lược, vỡ tử cung, lộn tử cung, rối loạn đông máu trong đó đờ tử cung là nguyên nhân hàng đầu. Ở người, sự giải phóng oxytocin theo từng đợt theo chu kỳ, cứ 10 phút có 3 lần giải phóng oxytocin và thay đổi trong quá trình chuyển dạ. Giai đoạn 1 nồng độ trong huyết thanh (pg/ml) 40,3 ± 9,8, lần lượt ở giai đoạn 2, 3 là : 123,9 ± 23,6 và 64,5 ± 13,1. Như vậy nồng độ oxytocin tăng dần cùng tuổi thai cho đến khi chuyển dạ sanh, đạt cao nhất vào thời kỳ rặn sanh sau đó giảm xuống ở thời kỳ bong nhau. Một câu hỏi đặt ra là nếu bổ sung oxytocin thì sự thay đổi nồng độ oxytocin sẽ như thế nào, có lợi ích gì cho giai đoạn 3 của chuyển dạ không? Năm 1988, Thornton và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi nồng độ oxytocin trong huyết thanh ở nhóm sản phụ có và không sử dụng oxytocin trong giai đoạn 3 của chuyển dạ. Kết quả là nhóm có sử dụng oxytocin trong giai đoạn 3 nồng độ oxytocin huyết thanh sau sanh tăng gấp 3 lần, còn ở nhóm không sử dụng oxytocin trong giai đoạn 3 nồng độ oxytocin sau sanh giảm xuống 30%. Cochrane ghi nhận bảy thử nghiệm trên 3000 sản phụ thấy rằng việc sử dụng oxytocin dự phòng giảm bớt 50% nguy cơ BHSS và làm giảm 50% nhu cầu điều trị bằng các thuốc tăng gò ( ergometrine). Prendicille và cộng sự qua 5 nghiên cứu về xử trí tích cực giai đoạn ba chuyển dạ được xem xét lại đã đưa đến kết luận xử trí tích cực giai đoạn ba chuyển dạ làm giảm đáng kể sự mất máu của người mẹ và rút ngắn giai đoạn ba của chuyển dạ. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng có đối chứng (2) .Dân số nghiên cứu : sản phụ sanh thường tại khoa sản bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, không có nguy cơ. Cỡ mẫu chọn theo hướng so sánh tỷ lệ băng huyết sau sinh giữa nhóm nghiên cứu và nhóm quan sát với độ sai biệt là 10% (│p 1 – p 2 │= 0,1). = 0,05, P 2 : tỷ lệ sản phụ BHSS hiện khoảng 3– 8% (1) tổng số sanh sau khi loại bỏ những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao gây ra BHSS, tỷ lệ này ước lượng khoảng 2%. Cỡ mẫu tính ra : n = 167. Cần cho mỗi nhóm nghiên cứu là 167 sản phụ để làm tròn mỗi nhóm lấy 170 sản phụ. v Tiêu chuẩn nhận : Sản phụ không mắc bệnh cấp tính và mãn tính, thai 38- 41 tuần (tính theo ngày đầu chu kỳ kinh cuối), cn so và con rạ ≤ 3 lần (sanh lần 3), một thai, ngôi chỏm, sanh thường (cắt may hoặc không cắt may tầng sinh môn). Không dùng thuốc tăng co trong giai đoạn 1 và 2 chuyển dạ. v Tiêu chuẩn loại :Máu chảy > 5 phút, máu đông > 12 phút, mắc các bệnh cấp tính và mãn tính, bất thường sản khoa : nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, thiểu ối, đa ối, đa thai, ngôi bất thường, dị dạng tử cung, sẹo mổ tử cung (mổ lấy thai, bóc nhân xơ), sau sanh thủ thuật, tổn thương đường sinh dục và rách tầng sinh môn sâu phức tạp. Lấy mẫu tuần tự, sản phụ có số nhập viện số chẵn xếp vào nhóm nghiên cứu và số lẻ xếp vào nhóm chứng. Nhóm nghiên cứu: áp dụng sổ nhau tích cực. Nhóm chứng: sổ nhau tự nhiên Kỹ thuật sổ nhau tích cực (6) Tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin ngay sau sổ thai và kẹp dây rốn. Chờ tử cung gò, căng dây rốn nhẹ nhàng có kiểm soát bằng một tay đặt trên xương vệ và đẩy ngược lại với sự kéo của dây rốn (giúp ngăn ngừa lộn tử cung), không kéo quá 30 giây, nếu nhau chưa bong chờ cơn co sau. Khi nhau bong, giữ nhau trong hai bàn tay và xoắn nhẹ cho đến khi màng nhau đã sổ. Kiểm tra nhau và màng nhau cẩn thận Ngay sau khi sổ thai, thay toàn bộ khăn vãi trước đó bằng 1 tấm nilông (vô khuẩn, kích thước 60x60 cm) lót mông sản phụ để máu có thể chảy vào ca chứa được đặt phía dưới bàn sanh. Sau khi nhau sổ, toàn bộ dụng cụ chứa máu và tấm nilông đều được đem cân. Sau khi cân, tính lượng máu mất bằng cách trừ đi cân nặng của dụng cụ chứa đựng máu. Vấn đề y đức Nghiên cứu chỉ tiến hành khi đã giải thích và có sự đồng ý của bệnh nhân. Nghiên cứu nhằm mong đem lợi ích cho bệnh nhân. Được sự đồng ý của: Bộ môn Phụ Sãn ĐHYD tpHCM, Sở Y tế và Hội đồng Khoa học Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thành phố Cần Thơ. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Yếu tố N % N % Tuổi < 20 8 4,7 12 7,1 20- 24 48 28,2 51 30 25- 29 59 34,7 63 37,1 30- 34 46 27,1 27 15,9 ≥ 35 9 5,3 17 10 0,07 Ngh ề : CNV 13 7,6 25 14,7 Công nhân 9 5,3 9 5,3 Nội trợ 46 27,1 45 26,5 0,351 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Yếu tố N % N % Nghề nông 70 41,2 62 36,5 Tự do 32 18,8 29 17,1 Dân tộc :Kinh 136 80 137 80,6 Hoa 12 7,1 9 5,3 Khme 22 12,9 24 14,1 0,77 Văn hoá :Mù ch ữ 5 2,9 6 3,5 Cấp I 69 40,6 92 54,1 Cấp II 65 38,2 52 30,6 0,05 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Yếu tố N % N % Cấp III 26 15,3 13 7,6 Đại học 5 2,9 7 4,1 Só lần sanh 1 133 78,2 132 77,6 2 30 17,6 29 17,1 3 7 4,1 9 5,3 0,873 Tuổi thai 38 tuần 40 23,5 46 27,1 39 105 61,8 99 58,2 40 14 8,2 10 5,9 0,598 Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Yếu tố N % N % 41 11 6,5 15 8,8 Bảng 2. Trị số huyết sắc tố trung bình Nhóm Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Giá trị p g/dl 11,25 ± 1,04 11,33 ± 1,12 0,48 Bảng 3.Thời gian trung bình (phút) giai đoạn 3 Thời gian Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng Giá trị p Trung bình 7,24 ± 4,82 13,64 ± 4,84 0,001 Bảng 4. Lượng máu mất trong giai đoạn 3 [...]... pháp sổ nhau tích cực giai đoạn 3 cho thấy giảm nguy cơ BHSS kể cả các sản phụ có nguy cơ thấp và gợi ý rằng nên áp dụng phương pháp này như là một cách dự phòng thường quy và có thể giảm 2- 3 lần nguy cơ băng huyết (4) Khi khảo sát về tỷ lệ kiểm so t tử cung cho thấy giữa phương pháp sổ nhau tích cực và phương pháp sổ nhau thường quy thì tỷ lệ kiểm so t tử cung trong nhóm nghiên cứu thấp hơn so với... đoạn sổ nhau ở nhóm nghiên cứu 190,92 ± 114,39ml so với nhóm chứng 283,72 ± 103,98ml Lượng máu mất trong giai đoạn 3 liên hệ tuyến tính với thời gian giai đoạn sổ nhau 2 Thời gian sổ nhau trung bình trong nhóm nghiên cứu là 7,24 ± 4,82 phút (giảm 50% so với nhóm chứng) 3 Không có các tai biến khi sổ nhau tích cực như: lộn tử cung, đứt dây rốn, nhau cầm tù và tỷ lệ KSTC trong nhóm nghiên cứu chỉ 50% so. .. máu mất < 300 ml ở nhóm nghiên cứu và 63,5% trong nhóm chứng Lượng máu mất hơn 300ml ở nhóm nghiên cứu chiếm 15,3% và ở nhóm chứng chiếm 36,5% với p = 0,001 Theo chúng tôi sự khác biệt lượng máu mất giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có thể do kiểu sổ nhau vì trong nhóm nghiên cứu không có trường hợp nào sổ nhau kiểu Duncan Như vậy, việc sổ nhau tích cực đem lại hiệu quả nhất định Điều này cũng phù hợp... phải kiểm so t tử cung (8,8%), trong đó 13 trường hợp chỉ định kiểm so t tử cung do chảy máu nhiều, so với nhóm chứng có 29 trường hợp phải kiểm so t tử cung (17,1%), trong đó 22 trường hợp chỉ định kiểm so t tử cung do chảy máu nhiều Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,024 Như vậy, khi tiến hành áp dụng phương pháp sổ nhau tích cực đưa đến giảm lượng máu mất trong giai đoạn 3 và điều này... 4,86 giờ và nhóm chứng là 11,44 ± 3,93 giờ với p > 0,05; thời gian trung bình ở giai đoạn sổ nhau trong nhóm nghiên cứu là 7,24 ± 4,82 phút và trong nhóm chứng là 13,64 ± 4,84, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P = 0,001 Như vậy, thời gian sổ nhau trong nhóm nghiên cứu rất ngắn so với nhóm chứng Điều này được lý giải vì khi sản phụ vào chuyển dạ, các thụ quan nhạy cảm với oxytocin tăng dần và đạt... quan nhạy cảm với oxytocin tăng dần và đạt tối đa vào thời kỳ sản phụ rặn tống thai ra ngoài, nên khi tiêm oxytocin, thuốc có tác dụng làm co cơ tử cung và hiệu quả là nhau bong và sổ ra ngoài nhanh hơn Ngược lại ở nhóm chứng phải chờ đủ lượng oxytocin nội sinh nên thời gian của nhóm chứng tương đối dài hơn nên có thể lượng máu mất nhiều hơn Bảng 6 So sánh thời gian giai đoạn 3 với các tác giả khác Tên... 114,39 (n=170) (Không can thiệp) (oxytocin TB) So với nghiên cứu của Poeschmann (1991), De Groot (1996) và Bùi Thị Phương (2001) chúng tôi nhận thấy lượng máu mất trong giai đoạn 3 của chuyển dạ trong nhóm nghiên cứu của các tác giả đều mất máu ít hơn so với nhóm chứng Tuy nhiên lượng máu mất trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với Poeschmann và De Groot, điều này có thể giải thích do mẫu... tiếp dẫn đến giảm tỷ lệ kiểm so t tử cung Trong suốt quá trình nghiên cứu không có trường hợp tai biến nào xảy ra như: đứt cuống rốn, lộn tử cung, nhau cầm tù, điều này có thể do chúng tôi chỉ tiến hành kéo dây rốn có kiểm so t khi có cơn co tử cung Tuy nhiên để kết luận những vấn đề này cần phải có những quan sát rộng trên nhiều đối tượng hơn KẾT LUẬN Qua 340 trường hợp sanh thường, nghiên cứu rút ra... can thiệp) (n=170) (oxytocin TB) 13,64 ± 4,84 (n=170) (Không can thiệp) Lượng máu mất trung bình giai đoạn 3 trong nhóm nghiên cứu 190,92 ± 114,39 ml so nhóm chứng là 283,72 ± 103,98 ml Sự khác biệt khác nhau có ý nghĩa thống kê với p= 0,001 Bảng 7: So sánh lượng máu mất giai đoạn 3 với tác giả khác Tên tác giả Lượng máu mất (ml) Nhóm Nhóm nghiên cứu Poeschmann, 1991(7) 374 chứng ± 279 548 ± 376 (n=28)... 3,5 8 4,7 Tổng 170 100 170 100 0,001 500 Bảng 5 Tỷ lệ kiểm so t tử cung (KSTC) giữa 2 nhóm nghiên cứu KSTC Nhóm nghiên Nhóm chứng cứu trị p N Có % N % 15 8,8 29 17,1 KSTC 0,024 Không KSTC Giá 155 91,2 141 82,9 Tổng 170 100 170 100 Biểu đồ 1 Liên quan giữa thời gian và lượng máu mất giai đoạn 3 (nhóm nghiên cứu) Biểu đồ 2 Liên quan giữa thời gian và lượng máu mất giai đoạn 3 (nhóm chứng) BÀN LUẬN Nghiên . và sổ nhau thường quy . Mục tiêu nghiên cứu gồm: 1. Đánh giá lượng máu mất giữa sổ nhau tích cực và sổ nhau thường quy với các yếu tố liên quan. 2. So sánh thời gian sổ nhau tích cực và sổ. SO SÁNH HIỆU QUẢ CÁCH SỔ NHAU TÍCH CỰC VÀ SỔ NHAU THƯỜNG QUY TÓM TẮT Mục tiêu: Sổ nhau tích cực gồm dùng thuốc tăng gò tử cung, kẹp rốn sớm,. nữ sanh thường chia 2 nhóm : 170 sổ nhau theo cách thông thường, 170 sổ nhau tích cực tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ. Kết quả: tỷ lệ mất máu sau sanh trung bình ở nhóm sổ nhau tích cực ít hơn

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN