Những nguy cơ đến từ bếp Trong tất cả các phòng của căn nhà, nguyên nhân khiến trẻ bị thương tích nhiều nhất lại đến từ phòng bếp. Đa số các ca tai nạn xảy ra ở bếp đều khiến trẻ bị bỏng “Tuy nhiên, do không biết sơ cứu ban đầu nên nhiều trường hợp khi đưa đến viện cấp cứu, vết thương đã ăn sâu vào thịt và có nhiều trường hợp còn bị nhiễm trùng” - GS.TS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết. Bỏng lồng ngực vì chiếc khăn trải bàn Mặc dù đã hơn 1 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ lại tai nạn xảy ra với con gái 18 tháng trong nhà bếp của mình, chị Nguyễn Thị Hòa (Hoàng Cầu - Hà Nội) vẫn thấy rùng mình. Theo lời kể của chị, bàn ăn của gia đình chị thường trải khăn phủ bàn. Bình thường, có người giúp việc, chị Hoà đi làm về chỉ việc dắt con đi dạo quanh hồ Hoàng Cầu chờ đến giờ chồng về mới vào phòng bếp ăn cơm. Hôm đó, người giúp việc về quê, một mình chị vừa phải nấu cơm, vừa trông con gái mới được 18 tháng tuổi. Trong lúc đang mải mê xào xào, nấu nấu, chị Hòa bỗng giật bắn mình khi nghe thấy tiếng thét thất thanh của cô con gái ngay phía sau lưng. Quay phắt lại, chị Hoà như rụng rời chân tay khi thấy toàn bộ phần ngực của con gái chị bị bát canh bí hầm xương nóng rẫy dội vào. Nguyên nhân là do ở góc khăn trải bàn có vẽ bông hoa to nên cháu bé thích và đưa tay với. Vô tình, chiếc khăn trải bàn trượt dần, trượt dần kéo theo bát canh nóng bỏng chị Hòa vừa nấu xong. Suýt mất ngón tay vì nồi cơm điện Đang nấu cơm trong bếp, chị Nguyễn Hải Thanh giật mình khi nghe tiếng kêu thất thanh của con gái. Vội vàng chạy lại chỗ con, chị Thanh thấy tay trái bé ôm khư khư bàn tay phải với nét mặt hết sức đau dớn. Thì ra trong lúc chờ mẹ nấu nướng, thấy hơi bốc lên từ lỗ thông hơi của nồi cơm điện nên bé đã nhét ngón tay vào trong đó để bịt hơi lại dẫn tới bị bỏng nặng. Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ nhiệm khoa Chữa bỏng trẻ em, Viện Bỏng Quốc gia, có đến 40 - 60% số ca bỏng là ở các cháu dưới 5 tuổi. Nguyên nhân bỏng từ lỗ thông hơi của nồi cơm điện tuy không nhiều nhưng hầu như năm nào cũng có. Trong trường hợp này, vết bỏng không rộng nhưng rất sâu và có nguy cơ bị mất ngón tay. TS Tuấn cũng cho biết, các bệnh nhi vào viện chủ yếu là các ca bỏng nước sôi, hay gặp ở trẻ 1 - 3 tuổi. Bà Nguyễn Thị Mai (tổ 17, phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình) kể về trường hợp đứa cháu suýt mất mạng vì nồi nước sôi trong bếp nhà hàng xóm. Hôm đó, hai chị em bé Ti bế nhau sang nhà hàng xóm chơi, chị mới 9 tuổi còn em chưa đầy 2 tuổi, đang lẫm chẫm biết đi. Vào nhà không thấy có ai, tưởng bà hàng xóm nấu cơm ở trong bếp nên hai chị em bế nhau vào. Không ngờ trong bếp tối om, đứa em loạng choạng thế nào ngã phịch vào nồi nước đun sôi đang mở vung cho nguội đặt cạnh chạn bát. Nghe tiếng bé Ti hét thất thanh, người hàng xóm đang vớt bèo dưới ao chạy vội lên đưa bé Ti ra Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn cấp cứu. Sau khi sơ cứu, các bác sĩ đã khuyên gia đình chuyển bé Ti lên tuyến trên vì cháu bị bỏng quá nặng. Rất may, sau hơn 5 tháng điều trị, bé Ti đã hồi phục nhưng toàn bộ cơ thể chằng chịt sẹo. Sơ cứu sai, hại đời trẻ GS.TS Nguyễn Thu Nhạn cho biết, bỏng ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bội nhiễm. Một vết bỏng diện tích hẹp nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây hoại tử, thậm chí chết do nhiễm trùng. Theo GS Nhạn, sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong và tránh tình trạng bội nhiễm. Nhưng hiện nay vẫn có nhiều gia đình chưa có kiến thức hay nói đúng hơn là hiểu sai về sơ cứu ban đầu khi trẻ bị bỏng khiến vết thương của đứa trẻ càng trở nên trầm trọng hơn. GS Nhạn lấy ví dụ có trường hợp đưa con đến cấp cứu trong tình trạng đứa trẻ oằn mình lên vì xót do cha mẹ lấy nước mắm đổ vào vết bỏng để sát trùng. Hành động này không chỉ khiến trẻ bị đau đớn mà còn có nguy cơ khiến trẻ bị nhiễm trùng nặng hơn. Theo GS Nhạn, cách tốt nhất khi trẻ bị bỏng, các bậc cha mẹ nên ngâm hoặc dội nước sôi để nguội vào vị trí bỏng để hạ nhiệt độ và tránh tình trạng vết bỏng ăn sâu xuống lớp thịt bên dưới. Sau đó đưa ngay đến bệnh viện chuyên khoa để cấp cứu. Nếu trẻ bị bỏng do điện, bị ngừng tim, ngừng thở đột ngột cần tách ngay trẻ ra khỏi nguồn điện, ấn ngực hô hấp nhân tạo đến khi bệnh nhân thở, tim đập lại mới đưa đi cấp cứu. Để phòng sốc cho bệnh nhân, cần phải uống bù dịch càng nhanh càng tốt bằng nước sôi hoặc nước oresol, với trẻ đang bú phải cho bú liên tục. Để trẻ an toàn hơn trong phòng bếp, GS Nhạn khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ tránh xa khu vực nấu nướng vì kiềng bếp lò, ấm đun nước, lò vi sóng đều vẫn còn nóng lâu sau khi tắt. Ngoài ra, những vật dụng sắc bén như dao, kéo, các loại bột giặt, nước tẩy rửa, nước rửa bát cũng cần phải cất vào một ngăn kéo có then cài an toàn. Khi nấu ăn, các bà mẹ nên quay cán xoong, chảo vào phía bên trong đề phòng đứa trẻ có thể với tay lên làm đổ ụp xuống dưới. . Những nguy cơ đến từ bếp Trong tất cả các phòng của căn nhà, nguy n nhân khiến trẻ bị thương tích nhiều nhất lại đến từ phòng bếp. Đa số các ca tai nạn xảy ra ở bếp đều khiến. việc dắt con đi dạo quanh hồ Hoàng Cầu chờ đến giờ chồng về mới vào phòng bếp ăn cơm. Hôm đó, người giúp việc về quê, một mình chị vừa phải nấu cơm, vừa trông con gái mới được 18 tháng tuổi kéo theo bát canh nóng bỏng chị Hòa vừa nấu xong. Suýt mất ngón tay vì nồi cơm điện Đang nấu cơm trong bếp, chị Nguy n Hải Thanh giật mình khi nghe tiếng kêu thất thanh của con gái. Vội vàng