Ti vi: Lợi hay hại? Cùng với việc hệ số dân cư ngày càng tăng ở các khu vực đô thị, điều tất yếu kéo theo là trẻ em ngày càng bị hạn hẹp về phạm vi vui chơi. Biện pháp đơn giản nhất cho các ông bố bà mẹ tối ngày đầu tắt mặt tối ở cơ quan công sở là chia nhiệm vụ nuôi dạy con thành ba phần chính: dạy con cho nhà trường; chăm con cho ôsin và giải trí cho con thì đã có cái ti vi (TV.) Song, liệu các bậc phụ huynh có lường hết được những tác hại và ảnh hưởng của TV đối với con mình hay không? Theo một số nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ thì trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem bất cứ một loại hình giải trí nào trên màn hình (TV, băng đĩa ghi hình, trò chơi vi tính ). Chặng đường từ sơ sinh đến hai tuổi là chặng đường phát triển trí não quan trọng của trẻ nên việc xem các chương trình phát sóng trên TV sẽ can thiệp "thô bạo" đến năng lực vận động, tìm hiểu, khám phá của trẻ đồng thời giảm đi các cơ hội tương tác, chơi đùa cùng bố mẹ, người thân để có thể phát triển được các kỹ năng cơ bản của thể chất và nhận thức, khả năng tiếp xúc xã hội đồng thời làm phong phú thêm khả năng biểu lộ tình cảm của trẻ. Theo thống kê, có đến 70% gia đình phụ thuộc vào TV và thời gian ngồi trước màn hình của trẻ em trong những gia đình này ngang bằng với thời gian học. 1. Ảnh hưởng về mặt bạo lực: Về mặt tâm lý, thì trẻ từng xem những cảnh phim có liên quan đến bạo lực như bắt cóc, xâm hại sẽ luôn tồn tại một mối sợ hãi thường trực về thế giới xung quanh. Điều nguy hại của các chương trình trên TV thường coi là các ý đồ bạo lực như một cách để giải quyết vấn đề, để đạt được điều mình muốn. Theo đó, hành động bạo lực dễ được chấp nhận hơn, rồi dần dần sẽ ngấm sâu vào nhận thức của trẻ, trẻ sẽ dần cư xử kiểu bạo lực đối với những người xung quanh mà không ý thức được điều mình đang làm. Các cảnh tượng bạo lực hay thiên tai gây chết chóc, có các nạn nhân trực tiếp là trẻ em sẽ để lại dấu ấn tâm lý tiêu cực cho trẻ ở độ tuổi 8 - 12. Đâu là giải pháp? Các bậc phụ huynh nên đặt ra giới hạn về thời lượng xem TV (không quá 4 tiếng/ngày) đ ể trẻ có thời gian thực hiện các hoạt động khác như vui chơi cùng bạn bè, chơi các trò chơi vận động thể lực và đọc sách. Đồng thời cần chọn lọc các chương trình và kênh phù hợp cho trẻ. Ghi băng lại các chương trình bổ ích không mang tính thương mại để cho 2. Ảnh hưởng đến tâm lý ứng xử: Với vỏ bọc là sành điệu, vui nhộn một số chương trình trên TV tạo ra những suy nghĩ lệch lạc cho trẻ về các vấn đề tình dục, thuốc lá và các vấn đề xã hội khác. Một số trẻ xem nhiều các cảnh có yếu tố tình dục sẽ có động cơ thực hiện những hành vi này sớm và nhiều hơn các trẻ khác. Đối với thuốc lá và rượu thì dẫu là cấm quảng cáo nhưng có khá nhiều nhân vật truyền hình nổi tiếng mà trẻ có thể thần tượng vẫn xuất hiện với điếu thuốc phì phèo trên môi, mặc nhiên tạo một sự gần gũi giữa trẻ và hành vi này. 3. Bệnh béo phì và trì độn: Hội khoa học và y tế học đường Mỹ nghiên cứu và cho thấy rằng những trẻ xem TV quá bốn tiếng một ngày sẽ có nguy cơ béo trẻ xem lại hoặc có thể mua các băng đĩa phim ảnh thích hợp với độ tuổi và mục đích để cho trẻ xem. phì cao hơn các trẻ khác. Khi ngồi trước màn hình trẻ thường không thực hiện bất kỳ hoạt động nào và có thói quen ăn vặt. Tai hại hơn là các quảng cáo trên màn hình lại là những gương mặt vui nhộn và sành điệu nhấm nháp khoai tây chiên hay uống các loại nước ngọt có gaz. Có thể cần phải xét đến tính tích cực của những chương trình TV có định hướng giáo dục nhưng nếu bỏ ra một khoảng thời lượng quá lớn trong ngày (>4 tiếng) để ngồi trước màn hình cũng đồng nghĩa với việc trẻ thiếu vận động với môi trường tự nhiên. 4. TV thương mại hóa suy nghĩ của trẻ? Với hàng ngàn các mẫu quảng cáo được phát đi cùng với các chương trình truyền hình thì mặc nhiên suy nghĩ của trẻ sẽ dần bị thương mại hóa. Và thường trẻ ở độ tuổi từ 2 - 12 tuổi không phân biệt được đâu là chất lượng thật và đâu là mỹ từ dùng trong quảng cáo thương mại. Phần đông trẻ mặc định rằng những gì phát ngôn trên quảng cáo truyền hình là tốt chứ không nghĩ rằng mục đích quảng cáo là để bán hàng. . Ti vi: Lợi hay hại? Cùng với việc hệ số dân cư ngày càng tăng ở các khu vực đô thị, điều tất yếu kéo. cho con thì đã có cái ti vi (TV.) Song, liệu các bậc phụ huynh có lường hết được những tác hại và ảnh hưởng của TV đối với con mình hay không? Theo một số nghiên cứu được ti n hành tại Mỹ thì. thức được điều mình đang làm. Các cảnh tượng bạo lực hay thiên tai gây chết chóc, có các nạn nhân trực ti p là trẻ em sẽ để lại dấu ấn tâm lý ti u cực cho trẻ ở độ tuổi 8 - 12. Đâu là giải pháp?