Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 1 Bước đầu tiên, để nhận biết tài năng tiềm ẩm của bạn và trở thành người học tập tốt hơn là nhận thức được vai trò quan trọng của sự chuẩn bị. Tôi không định đề cập tới các chi tiết thực tế của việc chuẩn bị tài liệu cho một bài kiểm tra, tôi muốn nói đến sự chuẩn bị chung bạn cần có trước khi mở sách để học hay vào giảng đường. Đây có thể là một khái niệm mới mẻ đối với bạn. Hầu hết mọi người “chỉ ngồi xuống và làm thế”, nhưng vì thế mà hầu hết mọi người chỉ nhận được một phần nhỏ thành công trong việc học thứ mà họ có khả năng. Ví dụ, một sinh viên cố gắng học nhưng lại ngồi trong nhà bếp với sách giáo khoa và bài ghi chép của 3 môn học chất đống trước mặt. Đài bật tin tưc, quảng cáo và âm nhạc ồn ã. Bạn bè cùng phòng hoặc các thành viên trong gia đình tạt qua bếp để trò chuyện, lấy một thứ gì đó ở tủ lạnh hoặc chuẩn bị bữa ăn. SV đó rút cuốn đầu tiên ra khỏi chồng sách, mở ra đọc chương đã đánh dấu và chăm chú nhìn vào trang đầu tiên. Nhưng chỉ có một ít lọt vào đầu. Trong lớp học này, mọi thứ không diễn ra tốt đẹp và áp lực từ các mặt ập đến rất nhanh khi cô suy nghĩ về môn học. Thêm vào đó là áp lực từ những kì vọng và đòi hỏi của người khác. Nếu cô không qua được lần kiểm tra tới, cô sẽ bị bố mẹ quở trách. Thậm chí còn áp lực hơn nữa khi cô lại có một bài kiểm tra giữa kì khác vào ngày hôm sau, trong khi sách học của môn đó lại ở dưới cùng của chồng sách và thậm chí cô vẫn chưa bắt đầu học môn đó. Tất cả có vẻ như là bất khả thi. Cô gái này không thể nhớ những gì mình đã đọc 15 giây trước. Có lẽ cô quá ngốc nghếch. Có lẽ cô nên bỏ cuộc và xem tivi. Bạn có thấy quen không? Bạn có biết ai từng rơi vào tình huống tương tự vậy không? Có thể người gặp phải chuyện tương tự đó rất gần gũi với bạn? Có thể người đó lúc này đang cùng đọc cuốn sách này với bạn? Cô SV trong ví dụ trên đang phải đấu tranh với những kẻ thù không đội trời chung để có thể học tốt. Đó là: • nỗi lo sợ; • áp lực; • những việc gây sao nhãng; • lòng tự trọng thấp; • cảm giác bị lấn át; • không có kế hoạch bắt tay vào công việc; • khả năng tập trung kém; • sức mạnh ý chí thấp; • không có chí tiến thủ. Bạn có thể đương đầu với những kẻ thù này nếu có sự chuẩn bị tốt trước khi bắt đầu học tập. Những chiến lược trong chương này giúp bạn bắt đầu khâu chuẩn bị đó. Thực hiện theo các chỉ dẫn đó, bạn sẽ nhanh chóng thu được những kết quả tốt. Phần thưởng thật sự sẽ đến khi bạn kiên trì thực hiện những công việc này. 2. Bạn chuẩn bị để cố gắng đạt được điều gì? Bạn đã biết rằng mình thật sự sở hữu sức mạnh trí não để học hỏi bất cứ điều gì và rõ ràng sự thiếu hụt trí thông minh KHÔNG PHẢI là lí do khiến hầu hết mọi người gặp phải khó khăn trong học tập. Mục đích của bạn trong giai đoạn chuẩn bị là tạo nên trạng thái tư duy thuận lợi nhất để học tập. Bạn muốn trở nên tự tin, hăng hái, thoải mái, bình tĩnh, tập trung và tỉnh táo. Đây là những thứ rất cần thiết cho việc học cấp tốc và được gọi là “trạng thái tư duy dồi dào”. Bạn cảm thấy sự độc đáo của trạng thái tỉnh táo thư giãn cho phép bạn sử dụng sức mạnh đáng kinh ngạc của sự tập trung thư thái có được từ việc kích hoạt sóng não Alpha mà chúng ta đã nói trong chương 3. Có 5 yếu tố cơ bản trong quá trình này: • chuẩn bị môi trường học tập; • thư giãn để điền khiển sự lo lắng và căng thẳng; • nâng cao lòng tự trọng; • mài sắc khả năng tập trung; • kích hoạt não cho môn học đầu tiên. (còn tiếp) . Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 1 Bước đầu tiên, để nhận biết tài năng tiềm ẩm của bạn và trở thành người học tập tốt hơn là nhận thức. khó khăn trong học tập. Mục đích của bạn trong giai đoạn chuẩn bị là tạo nên trạng thái tư duy thuận lợi nhất để học tập. Bạn muốn trở nên tự tin, hăng hái, thoải mái, bình tĩnh, tập trung và. của sự chuẩn bị. Tôi không định đề cập tới các chi tiết thực tế của việc chuẩn bị tài liệu cho một bài kiểm tra, tôi muốn nói đến sự chuẩn bị chung bạn cần có trước khi mở sách để học hay