Sông Hương, núi Ngự linh hồn xứ Huế Qua bao năm tháng đổi thay, Huế vẫn tồn tại với sông Hương và núi Ngự, với bao nét đẹp đã đi vào thơ ca, đi vào lòng người. Nếu đem so sánh Huế với nhiều thành phố khác trên thế giới thì quả thật Huế quá nhỏ. Huế được liệt vào một những di sản văn hoá của thế giới chính là vì Huế đẹp, thơ mộng và cổ kính, với những kiến trúc hài hoà được xây dựng hai bên bờ con sông Hương thơ mộng, với những lăng tẩm của các vị vua chúa triều Nguyễn nằm rải rác trên các sườn đồi giữa cánh rừng thông rợp bóng, tĩnh mịch, u trầm soi bóng xuống dòng Hương giang trong vắt. Huế không chỉ là nơi tập trung những đền đài, lăng tẩm, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ nổi danh. Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp. Đến Huế, cảm giác đầu tiên mà ta bắt gặp chính là đang bước vào một nơi tĩnh lặng, hiền hoà. Nơi có cảnh quan rất êm, rất xinh và với một giọng nói cũng rất "ngang". Tất cả đó là cảnh quan Huế mà nổi bật lên trên chính là sông Hương và núi Ngự. Con sông và ngọn núi biểu tượng của Huế. Nếu lấy cái dài, cái rộng, cái hùng vĩ, cái mênh mông mà so thì sông Hương còn thua xa các con sông khác trên đất nước ta. Với sông Hồng, với sông Mã, với Đà Rằng, với Cửu Long thì sông Hương chỉ là một con sông con vừa ngắn, vừa hẹp, vừa cạn lại vừa nhỏ. Nhưng nếu lấy cái êm ả, trong xanh thơ mộng thì quả thật sông Hương vượt xa các anh chị của nó. Dòng Hương có cái lai láng vô biên như lôi cuốn hồn thơ của tao nhân mặc khách, đưa họ vào cõi gió trăng của kho trời vô tận, dẫn họ về những kỷ niệm êm đềm . Sông Hương, một tập hợp của hàng trăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy Trường Sơn hùng vĩ trùng điệp theo nhau về xuôi rồi lại hợp nhau thành hai nhánh chính Tả Trạch và Hữu Trạch, đến Bằng Lãng thì cùng hợp nước uốn lượn quanh co giữa một vùng rừng núi bạt ngàn xanh ngắt rồi dòng sông đổi hướng rẽ về đông lững lờ trôi về xuôi vượt ngang kinh thành Huế rồi cuối cùng nhập vào phá Tam Giang cùng đổ về biển xanh. Bàn về danh xưng của con sông này, không những chỉ có người nước ngoài thắc mắc muốn biết mà cả du khách trong nước cũng muốn tìm hiểu vì sao con sông này lại mang tên là "Hương". Đối với người Việt Nam xưa và cả ngày nay đặt tên cho một địa danh, một thắng tích thì tên đó mang một ý nghĩa, một ước mơ mà mọi người gửi gắm vào. Khi đặt tên sông là Hương chắc người xưa cũng đã gửi gắm vào đó một ý nghĩa, một ước mơ hoặc biểu trưng cho một điều gì đó. Có rất nhiều ý kiến về danh xưng này. Một trong những ý kiến đó cho rằng sở dĩ sông này có tên Hương vì theo truyền thuyết kể lại rằng thì thủ phủ của các chúa như chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đều đóng tại làng Kim Long. Đến khi chúa Nguyễn Phúc Thái (có sách ghi là Nguyễn Phúc Trăn) nối nghiệp, một hôm nằm ngủ thì mơ thấy một bà mụ già đầu tóc bạc phơ bảo với chúa rằng: "Ngài hãy thắp một nén hương bắt đầu từ đồi Hà Khê (tức chùa Thiên Mụ) cầm đi về hạ lưu dọc theo con sông này, đến chỗ nào hương tàn thì đó là nơi đóng đô, và cơ nghiệp đó sẽ muôn đời bền vững". Chúa giật mình thức dậy, cho là điềm lạ, bèn thực hiện lời báo mộng của bà mụ Trời ngay sáng hôm sau. Khi đến ngang nơi này tức là kinh thành thấy địa thế rất đẹp, phía nam có một ngọn núi trông giống như một cái bình phong, hai bên có hai ngọn núi khác thấp hơn đứng đầu, chúa mừng rỡ quyết định dời đô về đây. Nhân việc bà mụ bảo cầm hương đi về hạ lưu con sông nên mới đặt tên là Hương để ghi nhớ việc này. Vào một sáng mát trời, xuống thuyền, buông mái chèo dong thuyền trên sông Hương ngắm cảnh sắc thiên nhiên ta mới thấy được đó là một kho tàng vô tận mà sông Hương đã ban cho. Dòng nước trong xanh tĩnh lặng, thành quách, lầu xá hai bên bờ in bóng xuống dòng sông như là tranh vẽ. Chiếc cầu Trường Tiền màu trắng bạc bắc qua sông Hương, duyên dáng như cô gái Huế trong chiếc áo dài trắng tinh khiết như e ấp ngượng ngùng sau chiếc nón bài thơ xinh xắn. Tiếng hò man mác vang vọng đưa theo gió sớm trên sông để rồi con thuyền tiến lên cầu Bạch Hổ, thuyền bắt đầu đi vào một vùng yên tĩnh, hai bên bờ soi bóng cây xanh ẩn hiện một vài lâu đài cổ kính. Nếu có dịp, bạn nên xuống thuyền lênh đênh trên dòng Hương vào một đêm trăng, bên tiếng sình, tiếng phách, nghe điệu nam bình, nam ai, tứ đại cảnh, tiếng hò Huế nhẹ nhàng thanh thoát trầm trầm vang xa, thoảng hương trầm thơm ngát, nhìn ánh trăng soi bóng lung linh trên dòng Hương mới thấy được con sông Hương nó đẹp và thơ mộng như thế nào. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn, là ngọn núi hình thang, cao 105m, hình dáng giống cái bình phong, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Xem thế thì Ngự Bình là một hòn núi rất quan trọng. Ngày xưa từ chân núi lên đến đỉnh núi các vua chúa cho trồng thông, quanh năm xanh tốt. "Thông reo núi Ngự" chính là vì thế. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho đế thành. Đứng trên đỉnh Ngự lắng nghe tiếng thông reo, phóng tầm mắt ra xa, kinh thành Huế bên dưới ẩn hiện những lâu đài thành quách giữa một màu xanh của cây cối, sông Hương như giải lụa uốn lượn quanh co, và xa hơn nữa là những đồi cát trắng tận mãi biển Thuận An. Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không phải là về mặt phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự chính là chỗ nó gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đài, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng như mình đang ở vào một thế giới nào đó. . Sông Hương, núi Ngự linh hồn xứ Huế Qua bao năm tháng đổi thay, Huế vẫn tồn tại với sông Hương và núi Ngự, với bao nét đẹp đã đi vào thơ ca, đi vào lòng người. Nếu đem so sánh Huế với. cảnh quan Huế mà nổi bật lên trên chính là sông Hương và núi Ngự. Con sông và ngọn núi biểu tượng của Huế. Nếu lấy cái dài, cái rộng, cái hùng vĩ, cái mênh mông mà so thì sông Hương. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn, là ngọn núi hình