Vĩnh Phúc – miền đất giàu tiềm năng Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy, Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc ôm trọn cả 3 vùng sinh thái: miền núi, trung du và đồng bằng với các con sông Hồng, sông Lô,… tạo nên các vùng trũng, đầm hồ đan xen, hình thành một miền sinh thái rất phong phú và đa dạng của một nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề thủ công theo từng vùng thế mạnh tài nguyên, thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển và tạo điều kiện tốt cho phát triển công nghiệp. Vĩnh Phúc có hai dãy núi quan trọng là Tam Đảo và Sáng Sơn, có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và du lịch. Hệ thống giao thông của Vĩnh Phúc đa dạng, là đầu mối các tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không quốc gia, quốc tế, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch… Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc Khu công nghiệp Bình Xuyên Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, tỉnh Vĩnh Phúc luôn tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp đến năm 2020 với 23 Khu, diện tích 8 nghìn héc ta; ưu tiên đến phát triển công nghiệp cơ khí ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu nhẹ; công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; đồng thời, phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đất cổ của nước Việt Nam nên có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời. Với tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, nơi đây có nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà Cách trung tâm Thành phố Vĩnh Yên 25km, điểm du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo “linh khí núi sông đất Việt”, án ngữ phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ, chạy dài 50km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên địa giới 3 tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Đường đi đến Tam Đảo khá thuận tiện, gần sân bay quốc tế Nội Bài, trên đường du lịch theo tuyến quốc lộ 2 đến Đền Hùng và lên Việt Bắc. Từ rất xa đã có thể nhận ra dãy núi Tam Đảo với 3 đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa, như ba hòn đảo nổi giữa biển mây. Điểm du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, có khí hậu mát mẻ quanh năm. Tam Đảo trong mây Với những ai yêu thích thiên nhiên, thích khám phá những điều bí ẩn từ thiên nhiên, ưa sự mạo hiểm thì đi rừng là một cơ hội để thoả mãn. Vườn Quốc gia Tam Đảo vừa là nơi tham quan ngắm cảnh, vừa có giá trị nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi. Cách điểm khu nghỉ mát Tam Đảo khoảng trên 10 km theo đường chim bay và 25km đường bộ, là khu danh thắng Tây Thiên - một quần thể kiến trúc cổ nằm hoà với cảnh thiên nhiên của núi rừng Tam Đảo. Tây Thiên nằm ở phương chính Tây của Kinh đô Nam Việt xưa, thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu thời Vua Hùng. Thắng cảnh Tây Thiên là sự kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và sức sáng tạo của con người. Thác Bạc đổ xuống trắng xoá như rót bạc, rồi đầm Sen, ao Dứa, núi Rùng Rình Sườn núi có chùa Tây Thiên trúc xanh, thông biếc. Trên đỉnh núi có chùa Đồng cổ. Từ phía tả khe Giải Oan lên núi đến Hồ Sen, có nhiều hòn đá với hình dáng kỳ lạ và Sen hồng nở bốn mùa. Suối từ chùa Đá toả ra bên tả là suối Bạc, bên hữu là suối Vàng. Chùa Đá có tường và nóc bằng đá. Suối Bạc và suối Vàng hợp nhau ở Hồ Sen rồi quanh co chảy xuống hợp với khe Giải Oan. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có phong cảnh đẹp, sơn thuỷ hữu tình, giàu tiềm năng văn hoá và du lịch, thu hút khá đông khách thập phương đến thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên và sự tài hoa của con người. Thiền Viện Trúc Lâm ở Tây Thiên có vẻ đẹp bề thế mà vẫn hài hoà với thiên nhiên, tọa lạc trên sườn núi cao, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt ra xa để thấy bao la rừng núi với đồng bằng. Hồ Đại Lải nằm ngay chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 40km, từ sân bay Quốc tế Nội Bài rẽ sang quốc lộ 2A qua Xuân Hoà tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20km. Đại Lải như một viên ngọc quý con người tạo ra. Giữa trập trùng những đồi núi, rừng cây là hồ nước mênh mông xanh biếc, quanh năm soi bóng mây trời. Bao quanh ven hồ là những khách sạn, nhà nghỉ với kiến trúc nhẹ nhàng thơ mộng, bãi tắm rộng thoai thoải và những dịch vụ vui chơi giải trí. Xa xa một đảo nổi mang tên đảo Chim, bóng những nhà nghỉ thấp thoáng dưới tán cây thưa, chỉ sau nửa giờ đi thuyền du khách sẽ tới đảo. Đến với Đại Lại là đi vào một thế giới riêng thơ mộng, êm đềm. Ở đây du khách có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng… hoặc có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, thưởng thức các món ăn dân tộc, hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong các cánh rừng thông bạt ngàn. Mê Linh là một huyện cổ – một vùng đất dất “địa linh nhân kiệt”. Để tưởng nhớ công đức của Hai Bà Trưng, nhân dân Vĩnh Phúc đã lập đền thờ tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, hàng năm tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh vào ngày mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch), là ngày Hai Bà tế cờ khởi nghĩa. Đền thờ Hai Bà tọa lạc trên một khu đất cao thoáng đãng. Cũng ở huyện Mê Linh này, du khách có thể đi thăm những cánh đồng hoa bạt ngàn do người dân nơi đây trồng. Ở đây có đủ loại hoa như: hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ… Làng hoa Mê Linh cung cấp hoa chủ yếu cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hơn thế, hoa của Mê Linh còn xuất khẩu ra cả nước ngoài. Từ tháng 8/2008 huyện Mê Linh đã được chuyển thành một huyện thuộc thành phố Hà Nội mở rộng. Vĩnh Phúc còn nhiều lắm những danh lam thắng cảnh làm đắm say lòng người, những di tích lịch sử, văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là niềm tự hào của người dân nơi đây về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hóa rực rỡ. Và hôm nay, Vĩnh Phúc lại tự hào là một vùng đất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế mọi mặt. Hồ Đại Lải soi bóng mây trời Cánh đồng hoa Mê Linh . Vĩnh Phúc – miền đất giàu tiềm năng Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh. hiện đại, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đất cổ của nước Việt Nam nên có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời. Với tiềm năng lớn về tài. kinh tế, du lịch… Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc Khu công nghiệp Bình Xuyên Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều là công dân Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp