Mẹ ơi con đã yêu pptx

10 363 1
Mẹ ơi con đã yêu pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mẹ ơi con đã yêu “Trò đừng nói như thế mà. Trò bít là tớ chỉ để ý một mình trò thôi mà. Tớ iu trò nhiều lắm”. Chị Hoàng Thu Ngân, 35 tuổi, nhân viên bán hàng của một thương hiệu mỹ phẩm, giật mình khi tìm được mẩu giấy học sinh nhăn nhúm nằm trong túi quần con trai mình trong lúc giặt đồ. Khổ nỗi, con trai chị đang học lớp 2. Tre em biet yeu som Chuyện bé xé ra to Lập tức, chị Ngân thấy trong người như lửa đốt. Đúng ngồi không yên, thêm phần người nhà cứ nói ra nói vào: nào là con nít chúng nó giờ ranh lắm, mới tí tuổi đầu mà đã ti toe biết hết nhé, đừng coi thường. Rồi họ hàng trong nhà còn… đua nhau người thì mở báo mạng, người thì giở tạp chí, ra sức tư vấn cho chị Ngân và thuyết phục chị Ngân “phòng cháy còn hơn chữa cháy”. Tre em yeu som Chỉ tội nghiệp cậu nhóc 7 tuổi. Vừa bước về nhà đã gặp cả… hội đồng xét xử ngồi quanh phòng khách, cả nhà còn quyết định hủy luôn cả giờ tập võ và học tiếng Anh buổi tối của cậu để “tra khảo” và “làm cho ra lẽ” lý do nào khiến cậu bé lơ là chuyện học hành. Cậu bé đang lúng túng chẳng biết phải trả lời thế nào, thì bỗng nhiên điện thoại ở nhà reng lên. Cả nhà im bặt (để nghe lén điện thoại). Xui xẻo thay, đầu dây bên kia là cô bé được cho là “hung thủ” gây ra vụ án chép tay trong túi quần. Chị Ngân liền nổi giận đùng đùng và cắt ngang điện thoại, không cho cô bé được gặp con mình. Cậu nhóc bị “thập diện mai phục” chỉ biết đứng khóc tu tu, và bỏ chạy lên lầu, đóng cửa phòng lại. Đến giờ cơm cũng chẳng muốn ăn. Khi chỉ còn hai mẹ con, chị Ngân áy náy mới lên ngồi cạnh và dỗ ngọt cậu nhóc. Hóa ra hai đứa được cô xếp ngồi cùng nhau thành đôi bạn học tập. Con trai và cô bé ấy còn đi học thêm chung, và cùng nằm trong đội kịch của trường, nên cả hai là một đôi bạn rất thân thiết. “Nhỏ đó học giỏi và hay giúp con làm bài nữa. Mà con gái thì hay nhõng nhẽo lắm, nên con thường phải nịnh bạn. Con là con trai mà!”. Nghe tới đó, chị Ngân vừa buồn cười, vừa thấy xấu hổ với con. Chuyện đâu đến nỗi Khi con… “thất tình” “Con trai mình thường ngày rất hay “tự khẳng định mình”, không những trước bạn gái mà còn với các bạn trong lớp, bằng những trò chọc phá, hiếu động để gây sự chú ý. Vậy mà một ngày nọ bé về nhà với mặt lạnh, ít nói. Hóa ra là đang giận dỗi một cô bé, cả hai đứa nghỉ chơi nhau đến mấy ngày” – chị Nguyễn Tường Vân, 43 tuổi, nội trợ, ở Bình Thạnh tâm sự. Con trai chị Vân hiện đang học tại một trường tiểu học dân lập quốc tế, nên hầu hết bạn học của con đều tiếp cận rất sớm với nhiều phương tiện truyền thông và nền văn hóa khác nhau. Thậm chí cả những series phim truyền hình của kênh Disney dành cho tuổi mới lớn, mà các bé cũng mê mẩn, thuộc làu bài hát và thường xuyên theo dõi chuyện yêu đương của những cô bé, cậu bé thần tượng teen. Bé Nguyễn Quân Hoàng, 8 tuổi, học ở một trường quốc tế còn mua hoa vào, đem cả đàn guitar để hát tặng bạn gái một bài hát nữa. Cậu bé ấy nghiễm nhiên trở thành “hot boy” trường tiểu học vì quá ga-lăng và dễ thương. “Trẻ con có cách biểu hiện tình cảm thật là… không hiểu nổi!” – chị Tường Vân tiếp tục. “Mình không cấm cản gì con có tình cảm đặc biệt với bạn khác giới đâu. Vì mình biết ở độ tuổi mấy cháu thì chưa có nhận thức rõ ràng, đa phần chỉ là bạn bè quá thân thiết thôi”. Phụ huynh của bé gái thì sao? Bé gái tự nhiên quan tâm và chú ý đến một bạn nam cùng lớp một cách kỳ lạ. Bản thân người làm mẹ cũng lo lắng và e dè. Nhưng ở trường hợp của chị Hồng Yến, 45 tuổi, nhân viên phân phối nhà ở Bình Thạnh thì lại khác. Biểu hiện của con gái lại làm chị yên tâm hơn. Con gái nhắc đến cậu bạn đó suốt cả ngày, rồi còn cố gắng học thêm để học giỏi vượt qua mặt bạn ấy, để bạn ấy chú ý đến mình. Chị Yến thừa nhận: “Con nít bây giờ khôn hơn thời của mình nhiều lắm. Tình cảm bạn bè trong sáng của tụi nó cứ làm mình nghĩ sâu xa, này nọ, tội cho chúng nó!”. Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ không hiểu tâm lý bé. Không những ra sức cấm cản, mắng nhiếc, mà còn dùng mọi cách để cắt liên lạc của “đôi trẻ”, từ điện thoại, cho đến đưa đón, mạng internet. Vô hình trung, các “điệp viên tài ba” lại gây ác cảm cho con trẻ, chúng sẽ không hiểu lý do gì lại ép buộc chúng không được chơi với bạn X, bạn Y ấy, và dễ gây bất mãn. Hay phải chăng ba mẹ “quên mất tiêu” rằng, mình đã có những kỷ niệm thật đẹp từ thời học sinh, với những trò đùa dễ thương, hay những mẩu thư chép tay giấu trong cặp sách dạo nào? Cô giáo Phạm Tuyết Nhung, giáo viên anh văn trường tiểu học Phú Lâm (Q.6), bày tỏ: Tre yeu som - Tôi khá vui vẻ, dễ gần nên các em thường tâm sự, trò chuyện với tôi. Từ ngày đi dạy đến giờ, tôi thường được nghe và được biết về một số trường hợp như vậy. Nghe tâm sự của các bé, tôi rất bất ngờ vì ở lứa tuổi nhỏ mà đã có những tình cảm bột phát như vậy. Tôi lấy lại bình tĩnh và cho bé lời khuyên, chẳng hạn “Con có muốn được điểm 10 không? Ước mơ của con là gì? Nếu con thích quá mức một bạn nào đó, đầu óc không tập trung và lúc nào cũng mơ mộng, thì con có học tập tốt không? Vì tuổi của con là vui chơi và học tập mà?”. “Các con hãy quý mến nhau ở mức độ tình bạn thật chân thành nhé!” Có nhiều em thấy bạn giỏi quá thì ngưỡng mộ, đó là tín hiệu đáng mừng. Các bé còn quyết tâm: “Con không có “yêu” đâu cô, con sẽ cố gắng học thật giỏi, đạt nhiều điểm 10 cho bạn ấy biết tay”. Lứa tuổi này các em còn trong sáng lắm, đừng nên phủ nhận hoàn toàn, la mắng hay tỏ thái độ bất bình, mà hãy định hướng và khuyên nhủ bé nhẹ nhàng. Bạn cứ thử đi, hãy là người bạn thân thiết và hiểu bé! . nhõng nhẽo lắm, nên con thường phải nịnh bạn. Con là con trai mà!”. Nghe tới đó, chị Ngân vừa buồn cười, vừa thấy xấu hổ với con. Chuyện đâu đến nỗi Khi con “thất tình” Con trai mình thường. Mẹ ơi con đã yêu “Trò đừng nói như thế mà. Trò bít là tớ chỉ để ý một mình trò thôi mà. Tớ iu trò nhiều. gây ác cảm cho con trẻ, chúng sẽ không hiểu lý do gì lại ép buộc chúng không được chơi với bạn X, bạn Y ấy, và dễ gây bất mãn. Hay phải chăng ba mẹ “quên mất tiêu” rằng, mình đã có những kỷ

Ngày đăng: 01/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan